Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 0 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lý thuyết: Ứng phó với các tình huống nguy hiểm SVIP
Nội dung này do giáo viên tự biên soạn.
1. Nhận biết các tình huống nguy hiểm và hậu quả của nó
a. Nhận biết các tình huống nguy hiểm:
- Tình huống nguy hiểm là những sự việc bất ngờ xảy ra, có nguy cơ đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng, gây ra thiệt hại về tài sản, môi trường cho bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội.
- Có 2 loại tình huống nguy hiểm:
+ Tình huống nguy hiểm từ tự nhiên: là những hiện tượng tự nhiên có thể gây tổn hại đến tính mạng, tài sản của con người và xã hội.
Ví dụ: Mưa bão, lũ quét, sạt lở đất,...
+ Tình huống nguy hiểm từ con người: là những mối nguy hiểm bất ngờ, xuất phát từ hành vi cố ý hoặc vô tình từ con người gây tổn thất cho con người và xã hội.
Ví dụ: Bắt cóc trẻ em, hỏa hoạn, điện giật, đuối nước,...
b. Hậu quả:
- Thiệt hại tài sản của con người và xã hội.
- Gây tổn hại đến tính mạng, tinh thần của các cá nhân.
- Gây tổn thất về người, tài sản, môi trường và làm gián đoạn các hoạt động kinh tế, xã hội.
2. Cách ứng phó trước những tình huống nguy hiểm
a. Ứng phó khi bị bắt cóc:
- Không đi một mình nơi vắng người, không tiếp xúc với người lạ.
- Luôn có thói quen đi đâu xin phép bố mẹ.
- Trang bị các kỹ năng tự vệ nhằm bảo vệ bản thân khỏi kẻ xấu.
- Khi gặp tình huống nguy hiểm hãy la hét thật to để mọi người phát hiện và tới giúp.
Ví dụ: Nếu rơi vào trường hợp gặp người lạ có ý đồ xấu, trẻ cần la hét to và có phản ứng mãnh liệt nhằm chống lại kẻ xấu.
b. Ứng phó khi có hỏa hoạn:
- Giữ bình tĩnh, thông báo cho mọi người xung quanh.
- Bình tĩnh quan sát lối thoát hiểm an toàn nhất như: hành lang, cầu thang bộ,…
- Gọi điện thông báo tới số 114 (cơ quan phòng cháy).
- Trang bị đầy đủ kiến thức về phòng cháy chữa cháy và các thiết bị phòng cháy: mặt nạ bảo hộ, thang dây,...
c. Ứng phó khi bị đuối nước:
- Cần trang bị kỹ năng bơi lội và kỹ năng sơ cứu khi gặp trường hợp đuối nước.
- Khi bản thân bị đuối nước:
+ Bình tĩnh, cố gắng nín thở càng lâu càng tốt, thả lỏng người.
+ Dùng tay hoặc chân làm mái chèo, quạt nước đẩy đầu nhô khỏi mặt nước.
+ Khi chuyển động lên xuống, há miệng to hít vào nhanh và sâu khi ở trên mặt nước, ngậm miệng thở ra từ từ bằng mũi hoặc bằng miệng khi ở dưới mặt nước.
- Khi gặp người bị đuối nước: kêu cứu thật to, nhanh chóng tìm sự giúp đỡ từ những người xung quanh.
d. Ứng phó khi gặp mưa dông, lũ quét, sạt lở đất:
- Thường xuyên xem dự báo thời tiết.
- Ở trong nhà khi trời mưa dông, lốc, lũ quét,...
- Chủ động chuẩn bị đồ phòng chống.
- Không nên ra ngoài, tìm nơi cao ráo để trú ngụ.
- Gọi 112 yêu cầu cứu nạn…
- Chúng ta nên bảo vệ rừng, tránh khai thác bừa bãi…
Ví dụ:
+ Khi gặp mưa dông, lốc, sét, ta không nên trú vào gốc cây,nên chạy về nhà càng sớm càng tốt.
+ Khi có lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, ta nên chạy ra khỏi nơi đó và chạy đến nơi xa khu vực đó nhất có thể.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây