Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lý thuyết Bài 9. Khí áp và gió (phần 2) SVIP
II. Gió
- Khái niệm: Là sự chuyển động của không khí từ nơi khí áp cao đến nơi khí áp thấp.
- Gió được đặc trưng bởi tốc độ gió và hướng gió.
1. Các loại gió chính trên Trái Đất
a. Gió Đông cực
- Thời gian và phạm vi hoạt động: thổi quanh năm từ áp cao cực về áp thấp ôn đới.
- Đặc điểm:
+ Do ảnh hưởng của lực Cô-ri-ô-lít (Coriolis), gió thổi theo hướng đông bắc ở bán cầu Bắc, hướng đông nam ở bán cầu Nam.
+ Mang tính chất lạnh và khô, thường gây ra những đợt sóng lạnh ở khu vực ôn đới vào mùa đông.
b. Gió Tây ôn đới
- Thời gian và phạm vi hoạt động: thổi quanh năm từ áp cao cận chí tuyến về áp thấp ôn đới.
- Đặc điểm:
+ Gió thổi theo hướng tây nam ở bán cầu Bắc và hướng tây bắc ở bán cầu Nam.
+ Gió mang độ ẩm cao, thường gây mưa phùn và mưa nhỏ.
c. Gió Mậu dịch (Tín phong)
- Thời gian và phạm vi hoạt động: thổi đều đặn quanh năm từ áp cao cận chí tuyến về áp thấp xích đạo.
- Đặc điểm:
+ Gió thổi theo hướng đông bắc ở bán cầu Bắc và hướng đông nam ở bán cầu Nam.
+ Có tính chất khô.
d. Gió mùa
- Thời gian hoạt động: thổi theo mùa, gồm có gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ.
- Đặc điểm:
+ Hướng gió thổi ở 2 mùa trong năm ngược chiều nhau.
+ Nguyên nhân hình thành: do sự hấp thụ và toả nhiệt không đều giữa lục địa và đại dương theo mùa.
- Phân bố: Gió mùa thường phố biến ở khu vực nhiệt đới và ôn đới.
+ Gió mùa mùa hạ thường có tính chất ẩm và gây mưa lớn.
+ Gió mùa mùa đông thường lạnh và khô.
2. Các loại gió địa phương
a. Gió biển, gió đất
- Phạm vi hoạt động: ở vùng ven biển, thay đổi hướng theo chu kì ngày - đêm.
- Nguyên nhân hình thành: do đất liền và biển hấp thụ, phản xạ nhiệt độ khác nhau, nên hình thành các vùng khí áp thay đổi theo ngày - đêm.
b. Gió phơn
- Khái niệm: là hiện tượng gió khô, nóng thổi từ trên núi xuống.
- Nguyên nhân:
+ Gió thổi tới dãy núi cao bị chắn lại ở sườn núi đón gió, không khí chuyển động lên cao cứ 100m thì nhiệt độ giảm 0,6°C, làm hơi nước ngưng kết và gây mưa.
+ Khi gió vượt qua đỉnh núi sang sườn khuất gió, hơi nước đã giảm nhiều, không khí chuyển động đi xuống cứ 100m thì nhiệt độ tăng 1°C.
=> Sườn núi khuất gió thường có gió khô và nóng.
- Thời gian hoạt động của những đợt gió này từ vài giờ đến vài ngày.
c. Gió thung lũng, gió núi
- Ở vùng đồi núi, ban ngày, gió thối từ thung lũng theo sườn núi đi lên; ban đêm, gió theo sườn núi đi xuống.
- Nguyên nhân: do sự chênh lệch nhiệt độ giữa sườn núi và thung lũng.
- Tốc độ gió mạnh có khi đạt 10m/s hoặc hơn.
- Gió thung lũng thường oi bức (nóng ẩm), gió núi dịu mát hơn.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây