Bài học cùng chủ đề
- Bài 7 ( Phần I) - Bối cảnh lịch sử, chống Pháp giai đoạn 1945 - 1950
- Bài 7 (Phần II) - Chống Pháp giai đoạn 1951 - 1953. Nội dung kế hoạch Na-va.
- Bài 7 (Phần III) - Chiến dịch Đông-Xuân (1953-1954) và chiến dịch Điện Biên Phủ (1954). Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa, bài học của kháng chiến chống Pháp.
- Luyện tập Bài 7_Phần bối cảnh
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 7 ( Phần I) - Bối cảnh lịch sử, chống Pháp giai đoạn 1945 - 1950 SVIP
BÀI 7: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 - 1954)
1. BỐI CẢNH LỊCH SỬ
- Thế giới:
+ Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, phụ thuộc đang phát triển mạnh.
+ Phong trào đấu tranh vì hoà bình, dân chủ phát triển ở các nước tư bản.
+ Sự hình thành Trật tự thế giới hai cực I-an-ta và tình trạng Chiến tranh lạnh cũng tác động đến Việt Nam.
- Trong nước: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà vừa mới ra đời đã bị các nước đế quốc liên kết với các thế lực thù địch chống phá.
2. DIỄN BIẾN CHÍNH
a) Kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược Nam Bộ (1945)
* Bối cảnh lịch sử
- Ngày 2-9-1945, khi nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn mít tinh ăn mừng “Ngày Độc lập”, thực dân Pháp xả súng bắn vào dân chúng làm 47 người chết và nhiều người bị thương.
- Từ ngày 23-9-1945, quân Pháp đánh úp trụ sở Uỷ ban hành chính Nam Bộ và cơ quan tự vệ thành phố Sài Gòn, mở đầu chiến tranh xâm lược Việt Nam lần thứ hai.
* Diễn biến
- Ngày 23-9-1945, Uỷ ban kháng chiến Nam Bộ được thành lập.
- Quân dân Sài Gòn - Chợ Lớn cùng với quân dân Nam Bộ nhất tề đứng lên kháng chiến chống Pháp như tấn công sân bay Tân Sơn Nhất, đốt cháy tàu chiến Pháp, đánh phá kho tàng, phá nhà giam…
+ Nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn thực hiện triệt để chủ trương bất hợp tác với giặc, dựng chướng ngại vật và chiến lũy trên đường phố. Quân Pháp trong thành phố bị bao vây và luôn bị tấn công.
- Trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi nhân dân cả nước ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân miền Nam.
+ Các đoàn quân “Nam Tiến” được thành lập, thu hút hàng vạn người tham gia.
+ Miền Bắc và miền Trung trở thành hậu phương chi viện sức người sức của cho miền Nam.
Hình 1. Quân và dân Nam Bộ với gậy tầm vông đứng lên chiến đấu khi thực dân Pháp xâm lược nước ta lần thứ hai, tháng 9-1945
* Ý nghĩa
- Cuộc chiến đấu ở Nam Bộ đã giáng đòn đầu tiên vào kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh” của Pháp.
- Tạo điều kiện để cả nước chuẩn bị lực lượng cho cuộc kháng chiến lâu dài.
b) Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1950)
* Bối cảnh lịch sử
- Ngày 28-02-1946, Pháp và Chính phủ Trung Hoa Dân quốc kí Hiệp ước Hoa - Pháp.
- Ngày 06-03-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí với Pháp Hiệp định Sơ bộ với nội dung:
+ Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là một quốc gia tự do, có Chính phủ riêng, nghị viện riêng, quân đội riêng, tài chính riêng và là thành viên của Liên bang Đông Dương, nằm trong khối Liên hiệp Pháp.
+ Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đồng ý cho 15 000 quân Pháp ra Bắc thay quân Trung Hoa Dân Quốc làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật, số quân này sẽ đóng tại những địa điểm quy định và rút dần trong 5 năm.
+ Hai bên ngừng mọi xung đột ở phía Nam, giữ nguyên quân đội tại vị trí cũ, tạo không khí thuận lợi cho cuộc đàm phán chính thức.
Hình 2. Chủ tịch Hồ Chí Minh và đại diện nước Pháp ký Hiệp định Sơ bộ 6-3-1946
- Ngày 18-12-1946, Pháp gửi tối hậu thư đòi Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, giao quyền kiểm soát thủ đô cho quân Pháp.
- Trước tình hình đó, ngày 19-12-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Nội dung của đường lối kháng chiến là toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
Hình 3. Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 19-12-1946
* Diễn biến chính
Diễn biến | Kết quả | Ý nghĩa | |
---|---|---|---|
Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía bắc vĩ tuyến 16 |
- Diễn ra ở các đô thị như: Hà Nội, Nam Định, Vinh,… - Tiêu biểu nhất: Hà Nội 60 ngày đêm. + Trung đoàn thủ đô: Quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh. + Bắc Bộ phủ, chợ Đồng Xuân, nhà Bưu điện. |
- Giam chân Pháp trong gần 2 tháng, tạo điều kiện để cơ quan đầu não rút lui an toàn khỏi Hà Nội. |
- Bước đầu làm phá sản kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp. - Tạo điều kiện cho ta chuẩn bị cuộc kháng chiến lâu dài. |
Chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947 |
- Tại Bắc Kạn: chợ Đồn, chợ Mới, chợ Rã... - Tại mặt trận phía Đông (trên đường số 4). - Tại mặt trận phía tây, trên sông Lô: Đoan Hùng, Khe Lau. |
- Đại bộ phận quân Pháp phải rút khỏi Việt Bắc. - Cơ quan đầu não kháng chiến được bảo vệ an toàn. - Bộ đội ta thu được nhiều vũ khí và ngày càng trưởng thành. |
- Chiến dịch phản công lớn đầu tiên của ta. - Đánh bại chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp buộc chúng phải chuyển sang đánh lâu dài. |
Chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 |
- Địa điểm: khu biên giới Việt - Trung. - Quân đội Việt Nam tấn công cứ điểm Đông Khê, mai phục, chặn đánh địch ở nhiều nơi trên Đường số 4. |
- Khai thông biên giới Việt - Trung, mở đường liên lạc quốc tế, bảo vệ được căn cứ địa Việt Bắc. - Chọc thủng Hành lang Đông - Tây, làm phá sản Kế hoạch Rơ-ve của Pháp. |
- Chiến dịch tiến công lớn đầu tiên của bộ đội chủ lực Việt Nam. - Quân đội giành quyền chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ. |
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây