Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 0 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lý thuyết Bài 4. Trái Đất, thuyết kiến tạo mảng SVIP
I. Nguồn gốc hình thành vỏ Trái Đất
- Có nhiều giả thuyết về nguồn gốc của Trái Đất, liên quan chặt chẽ đến sự hình thành hệ Mặt Trời.
+ Mặt Trời khi hình thành di chuyển trong dải Ngân Hà, đi qua đám mây bụi và khí. Do lực hấp dẫn của Vũ Trụ mà trước hết là của Mặt Trời, khí và bụi chuyển động quanh Mặt Trời theo quỹ đạo hình elip, dần dần ngưng tụ thành các hành tinh (trong đó có Trái Đất).
+ Vào cuối thời kì vật chất ngưng tụ, khi Trái Đất đã có khối lượng lớn gần như hiện nay, quá trình tăng nhiệt bắt đầu diễn ra và dẫn đến sự nóng chảy của vật chất ở bên trong và sắp xếp thành các lớp.
II. Vỏ Trái Đất và vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất
1. Đặc điểm vỏ Trái Đất
- Trái Đất có cấu trúc gồm 3 lớp: nhân, man-ti và vỏ Trái Đất.
- Vỏ Trái Đất là lớp vật chất cứng ngoài cùng của Trái Đất.
- Độ dày: 5 km (ở đại dương) – 70 km (ở lục địa).
- Có 2 kiểu vỏ Trái Đất: vỏ lục địa và vỏ đại dương => Cấu tạo từ các loại đá khác nhau.
+ Gồm 3 tầng đá: tầng trầm tích, tầng granit và tầng badan.
Hình 1: Sơ đồ cấu tạo vỏ Trái Đất
- Khác nhau giữa vỏ lục địa và vỏ đại dương:
Tiêu chí |
Vỏ lục địa |
Vỏ đại dương |
Độ dày |
Trung bình 35 km. |
Từ 5 – 10 km. |
Các tầng đá cấu tạo |
Trầm tích, granit và badan. |
Đá badan và trầm tích (rất mỏng). |
Thành phần chủ yếu |
Silic và nhôm. |
Silic và magiê. |
2. Vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất
- Vật liệu cấu tạo nên vỏ Trái Đất là khoáng vật và đá.
+ Khoáng vật là những nguyên tố tự nhiên hoặc hợp chất hóa học trong thiên nhiên, xuất hiện do kết quả của quá trình địa chất.
+ Đá là tập hợp của một hay nhiều khoáng vật, là bộ phận chủ yếu cấu tạo nên vỏ Trái Đất gồm:
Đá macma | Đá trầm tích | Đá biến chất | |
Nguồn gốc hình thành | - Hình thành do quá trình ngưng kết (nguội lạnh) của các silicat nóng chảy. | - Hình thành trong các vũng trùng, do sự lắng tụ và nén chặt các vật liệu vụn nhỏ. | - Hình thành đá mắc ma hoặc đá trầm tích bị biến đổi sâu sắc do tác động của nhiệt và áp suất. |
Tính chất | - Bao gồm các tinh thể thô hoặc mịn nằm xen kẽ nhau. | - Bao gồm các lớp vật liệu dày, mỏng với màu sắc khác nhau, nằm song song và xen kẽ với nhau. | - Bao gồm các tinh thể màu sắc khác nhau. |
Ví dụ | - Đá granit, đá badan,.. | - Đá vôi, sa thạch,... | - Đá gơnai, đá hoa, đá phiến,... |
Hình ảnh minh họa |
III. Thuyết kiến tạo mảng
1. Nội dung thuyết kiến tạo mảng
- Thuyết ra đời vào những năm 60 của thế kỷ XX trên cơ sở thuyết "Lục địa trôi".
- Theo thuyết kiến tạo mảng:
+ Vỏ Trái Đất đã bị gãy vỡ, tách ra thành những mảng cứng gọi là "mảng kiến tạo".
+ Toàn bộ bề mặt Trái Đất được chia thành 7 mảng lớn với một số mảng nhỏ.
+ Mỗi mảng kiến tạo đều có vỏ lục địa và vỏ đại dương (mảng Thái Bình Dương chỉ có đại dương).
+ Các mảng kiến tạo nhẹ, nổi trên lớp vật chất quánh dẻo thuộc phần trên của lớp man-ti và dịch chuyển trên lớp này.
+ Các mảng có thể tách rời nhau hoặc xô vào nhau.
2. Nguyên nhân hình thành các vùng núi trẻ, các vành đai động đất, núi lửa
- Các mảng kiến tạo có nhiều cách tiếp xúc khác nhau:
+ Khi 2 mảng tách rời nhau: xảy ra hiện tượng phun trào mắc-ma tạo nên các dãy núi ngầm, kèm theo động đất, núi lửa,...
+ Khi 2 mảng xô vào nhau: Uốn nếp các lớp đá lên khỏi mặt đất, tạo thành các dãy núi cao, các vực biển sinh ra động đất và núi lửa ( dãy Hi-ma-lay-a, vực Ma-ri-a-na,...).
+ Khi mảng đại dương chuyển động tiến sát vào mảng lục địa: bị hút chìm xuống dưới các mảng lục địa, nâng rìa lục địa lên và uốn nếp các lớp trầm tích ở đáy đại dương thành các dãy núi (dãy Cóoc-đi-e, An-đét, Pi-rê-nê,...).
+ Khi hai mảng kiến tạo trượt bằng: tạo nên vết nứt lớn của vỏ Trái Đất dọc theo đường tiếp xúc, điển hình như vết nứt tạo nên vịnh Ca-li-phóoc-ni-a).
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây