Bài học cùng chủ đề
- Lý thuyết Bài 33. Phát triển kinh tế và đảm bảo quốc phòng an ninh ở Biển Đông, các đảo và quần đảo (phần 1)
- Lý thuyết Bài 33. Phát triển kinh tế và đảm bảo quốc phòng an ninh ở Biển Đông và các đảo, quần đảo (phần 2)
- Lý thuyết Bài 33. Phát triển kinh tế và đảm bảo quốc phòng an ninh ở Biển Đông và các đảo, quần đảo (phần 3)
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lý thuyết Bài 33. Phát triển kinh tế và đảm bảo quốc phòng an ninh ở Biển Đông và các đảo, quần đảo (phần 3) SVIP
IV. SỰ CẦN THIẾT PHẢI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN, ĐẢO
- Môi trường biển, đảo là một bộ phận trong môi trường sống của người dân Việt Nam. Các hoạt động kinh tế biển mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần đáng kể vào quy mô GDP của cả nước.
⇒ Vì thế, bảo vệ môi trường biển là bảo vệ không gian, các nguồn lợi để phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
* Sự khác biệt của môi trường biển, đảo so với đất liền:
- Môi trường biển là một thể thống nhất. Vì vậy, nếu một vùng biển bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng đến vùng bờ biển, vùng nước và các đảo xung quanh, ảnh hưởng đến các hệ sinh thái trên biển, cuộc sống của cư dân ven biển và trên các đảo.
- Các đảo trên biển của nước ta thường có diện tích nhỏ, nắm biệt lập với đất liền. Mỗi đảo đều có đặc điểm tự nhiên riêng và dễ bị tác động bởi các hoạt động của con người.
⇒ Bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường trên đảo là giữ được mực nước ngầm và hệ sinh thái trên đảo, đảm bảo cuộc sống cho cư dân sinh sống trên đảo, đồng thời, bảo vệ quốc phòng an ninh cho đất nước.
- Việc khai thác các nguồn lợi trên Biển Đông và khu vực ven biển đã và đang có những tác động xấu đến môi trường biển, môi trường biển đảo ở một số nơi bị ô nhiễm và suy thoái.
⇒ Cần bảo vệ để kịp thời ngăn chặn những tác động xấu đến môi trường biển và cuộc sống của cư dân ven biển.
V. Ý NGHĨA CHIẾN LƯỢC CỦA BIỂN ĐÔNG TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ ĐẢM BẢO QUỐC PHÒNG AN NINH
1. Ý nghĩa của Biển Đông đối với sự phát triển kinh tế và đảm bảo quốc phòng an ninh
Biển Đông có ý nghĩa chiến lược đối với phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh cho đất nước.
- Biển Đông và các đảo, quần đảo của Việt Nam có vị trí, vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và quốc phòng an ninh.
- Mục tiêu của nước ta là xây dựng Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh và an toàn trên cơ sở phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của biển, đảo.
⇒ Cần phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển, đảo.
- Tài nguyên, môi trường biển, đảo là nền tảng và nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế đất nước nên phải được khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững.
⇒ Phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng,...
- Khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển, đảo vừa là quyền lợi, trách nhiệm của mọi cá nhân, tổ chức tham gia các hoạt động trên biển và phải gắn liền với đảm bảo quốc phòng an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, tăng cường đối ngoại và hợp tác quốc tế về biển.
⇒ Góp phần duy trì môi trường hòa bình, ổn định cho sự phát triển.
2. Hướng chung trong giải quyết các tranh chấp vùng biển, đảo
Biển Đông là biển chung giữa Việt Nam và nhiều nước. Vì vậy, việc khai thác các nguồn lợi từ biển cần tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi quốc gia.
* Hướng chung trong giải quyết các tranh chấp vùng biển, đảo:
- Tuân thủ Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
- Chủ động, tích cực tham gia diễn đàn quốc tế và khu vực, phối hợp với các nước thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), thúc đẩy kí Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
- Đẩy mạnh phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển, khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên trên biển, bảo vệ môi trường biển, qua đó đảm bảo an ninh quốc phòng.
- Giải quyết các tranh chấp trên cơ sở hòa bình, hữu nghị, tôn trọng chủ quyền biển, đảo của các quốc gia, xây dựng một khu vực Đông Nam Á ổn định, hòa bình.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây