Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lý thuyết Bài 32. Phát triển các vùng kinh tế trọng điểm (phần 3) SVIP
4. Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long
a. Quá trình hình thành
- Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long được thành lập muộn nhất (năm 2009), bao gồm thành phố Cần Thơ và 3 tỉnh An Giang, Kiên Giang và Cà Mau.
- Đến năm 2021, vùng có diện tích hơn 16 nghìn km², số dân là 6,1 triệu người.
b. Nguồn lực phát triển
- Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long có vị trí địa lí thuận lợi và quan trọng đối với quốc phòng an ninh đất nước.
- Vùng thuộc hạ lưu của hệ thống sông Mê Công, thuận lợi cho việc phát triển lương thực, thực phẩm.
- Tài nguyên khoáng sản có dầu mỏ, khí tự nhiên ở vùng thềm lục địa; đá vôi ở khu vực Hà Tiên, Kiên Lương,...
- Tài nguyên sinh vật biển phong phú, nhiều bãi tắm đẹp, nhiều đảo, thuận lợi cho phát triển nuôi trồng và khai thác thủy sản, du lịch.
- Người dân có kinh nghiệm trồng lúa, nuôi trồng và khai thác thủy sản.
- Vùng có nhiều di tích lịch sử, văn hóa tạo thế mạnh để phát triển du lịch.
- Cơ sở hạ tầng của vùng ngày càng được phát triển và hoàn thiện, với các cảng hàng không (Cần Thơ, Cà Mau, Rạch Giá, Phú Quốc), cảng biển (Kiên Giang, Cà Mau,...).
⇒ Tạo thuận lợi cho các hoạt động sản xuất, thúc đẩy thương mại và du lịch.
c. Thực trạng phát triển
- Mặc dù có tiềm năng lớn nhưng kinh tế của vùng chưa thực sự phát triển.
- Tỉ lệ đóng góp vào GDP cả nước còn khiêm tốn.
- Trong cơ cấu kinh tế của vùng, tỉ trọng của khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản tuy giảm song còn khá cao.
- Năm 2021, vùng thu hút 0,5% tổng số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với 1,7% tổng số vốn đăng kí và đóng góp 1,2% trị giá xuất khẩu của cả nước.
- Các ngành kinh tế nổi bật của vùng:
+ Sản xuất lúa gạo, nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy sản.
+ Công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm.
+ Công nghiệp sản xuất điện.
+ Du lịch.
d. Định hướng phát triển
- Phát triển Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao.
- Trở thành vùng nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ về nông nghiệp quốc gia và các dịch vụ nông nghiệp.
- Phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, cơ khí, hoá chất phục vụ nông nghiệp.
- Phát triển kinh tế biển.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây