Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lý thuyết Bài 30. Sử dụng hợp lí tự nhiên để phát triển kinh tế ở Đồng bằng sông Cửu Long (phần 2) SVIP
III. PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT LƯƠNG THỰC VÀ THỰC PHẨM
1. Vai trò của sản xuất lương thực và thực phẩm
- Sản xuất lương thực, thực phẩm ở Đồng bằng sông Cửu Long có vai trò quan trọng đối với việc đảm bảo an ninh lương thực của vùng và cả nước.
- Vùng là nơi cung cấp các mặt hàng lương thực, thực phẩm xuất khẩu chủ lực cho đất nước, đặc biệt là gạo và thủy sản.
- Góp phần khai thác thế mạnh cả về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và kinh tế - xã hội của vùng.
- Cung cấp nguồn nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của vùng,...
- Giúp giải quyết việc làm cho một lượng lao động đáng kể trong vùng, cải thiện đời sống của nhân dân.
2. Tình hình phát triển
- Nông nghiệp vùng đang phát triển theo hướng sinh thái bền vững với các sản phẩm trọng tâm là thủy sản, lúa gạo và trái cây; phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp xanh và hữu cơ.
a. Sản xuất lương thực
- Sản xuất lương thực là ngành giữ vai trò quan trọng nhất trong nông nghiệp của vùng.
- Năm 2021, vùng chiếm khoảng 50% cả về diện tích gieo trồng và sản lượng lương thực có hạt của cả nước.
- Bình quân lương thực đầu người của vùng đạt 1 405,1 kg, gấp hơn 2,8 lần mức bình quân của cả nước.
- Lúa là cây lương thực chủ đạo, chiếm hơn 99% về diện tích và sản lượng lương thực có hạt của vùng.
- Đồng bằng sông Cửu Long cũng là vùng sản xuất lúa hàng hóa lớn nhất và chiếm hơn 90% sản lượng gạo xuất khẩu của cả nước.
- Việc ứng dụng khoa học - công nghệ trong sản xuất lúa được tăng cường:
+ Năng suất lúa cả năm của vùng tăng lên, năm 2021 đạt 62,4 tạ/ha, cao nhất cả nước.
+ Các giống lúa mới có năng suất và chất lượng cao được đưa vào sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu thị trường.
- Lúa được trồng ở hầu khắp các tỉnh trong vùng, các tỉnh trồng nhiều lúa là Kiên Giang, An Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng và Đồng Tháp.
Ngoài lúa, một số cây lương thực khác như ngô, khoai, sắn,... cũng được trồng trong vùng, song diện tích không đáng kể.
b. Sản xuất thực phẩm
* Chăn nuôi
- Các vật nuôi chính của vùng là lợn, bò thịt, gia cầm,...
- Phát triển theo hướng sạch, quy mô lớn, ứng dụng khoa học - công nghệ, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ.
- Các tỉnh phát triển chăn nuôi mạnh trong vùng là Bến Tre, Tiền Giang, Trà Vinh,...
* Thuỷ sản
- Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm số một về thủy sản, phát triển cả khai thác và nuôi trồng.
- Sản lượng thủy sản toàn vùng lớn và ngày càng tăng, luôn chiếm trên 50% sản lượng thủy sản của cả nước và đứng đầu về giá trị xuất khẩu thuỷ sản.
- Khai thác thuỷ sản:
+ Năm 2021, sản lượng thuỷ sản khai thác chiếm khoảng 30% tổng sản lượng thủy sản cả vùng và chiếm hơn 38% sản lượng khai thác của cả nước.
+ Các tỉnh có sản lượng khai thác lớn nhất là Kiên Giang, Cà Mau, Bến Tre,...
- Nuôi trồng thuỷ sản
+ Nuôi trồng thuỷ sản của Đồng bằng sông Cửu Long là ưu thế và luôn ở vị trí đứng đầu cả nước.
+ Năm 2021, diện tích thu hoạch thủy sản trong vùng đạt hơn 772 nghìn ha, chiếm gần 71% tổng diện tích thu hoạch thủy sản của cả nước.
+ Sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng liên tục, chiếm gần 70% tổng sản lượng thủy sản nuôi trồng của cả nước.
+ Đối tượng thuỷ sản nuôi trồng đa dạng như tôm, cá da trơn, cua,...
+ Nuôi trồng thuỷ sản ở vùng phát triển theo hướng sản xuất công nghiệp, công nghệ cao; các cơ sở chế biến, sản xuất thức ăn thủy sản phát triển mạnh, tạo nên chuỗi giá trị từ nuôi trồng, chế biến và tiêu thụ.
+ Các tỉnh nuôi trồng thuỷ sản lớn là Cà Mau, Kiên Giang, Bạc Liêu, Đồng Tháp, An Giang,...
* Trồng cây ăn quả
- Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất cây ăn quả lớn nhất cả nước. Diện tích cây ăn quả tăng nhanh, năm 2021 đạt hơn 377 nghìn ha (chiếm hơn 33% cả nước).
- Các cây trồng chủ lực là sầu riêng, thanh long, xoài, chôm chôm, nhãn, bưởi, cam,...
- Vùng phát triển theo hướng áp dụng công nghệ cao (công nghệ gen, tự động hóa, nông nghiệp thông minh, công nghệ sinh học) kết hợp với công nghiệp chế biến, theo hướng tạo ra sản phẩm sạch, hữu cơ,...
- Sản phẩm cây ăn quả không chỉ cung cấp cho thị trường trong nước mà còn xuất khẩu đến nhiều nước trên thế giới như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ,...
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây