Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lý thuyết Bài 17. Thương mại và du lịch (phần 1) SVIP
I. Thương mại
1. Nội thương
- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của nước ta tăng nhanh và liên tục. Dự báo trong thời gian tới, mức tăng sẽ tăng nhanh hơn do thị trường trong nước lớn và sức mua tăng lên.
- Thương mại trong nước phát triển với đa dạng các loại hình: chợ truyền thống, chợ đầu mối, cửa hàng tiện ích, siêu thị, trung tâm thương mại,…
- Hệ thống bán buôn, bán lẻ mở rộng và hiện đại hóa, các trung tâm thương mại có vốn đầu tư nước ngoài xuất hiện tại một số đô thị.
- Phương thức buôn bán được mở rộng. Thương mại điện tử tăng trưởng nhanh, trở thành kênh phân phối quan trọng, phát huy hiệu quả chuỗi cung ứng và lưu thông hàng hóa trong nước.
- Sự phát triển các loại hình thương mại hiện đại (sàn giao dịch hàng hóa, trung tâm đấu giá,…) còn hạn chế.
- Hoạt động nội thương khác nhau giữa các vùng, khu vực. Buôn bán trong nước sôi động nhất ở những vùng kinh tế phát triển như: Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng. Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm buôn bán trong nước lớn nhất.
2. Ngoại thương
Trị giá xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng nhanh, năm 2021 đạt 669,0 tỉ USD. Cán cân thương mại có xu hướng cân bằng hơn. Năm 2021, nước ta xuất siêu 3,2 tỉ USD.
Bảng 21.1. Trị giá xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của nước ta giai đoạn 2010 - 2021
(Đơn vị: tỉ USD)
Năm |
2010 |
2012 |
2015 |
2021 |
Xuất khẩu | 72,2 | 114,5 | 162,0 | 336,1 |
Nhập khẩu | 84,8 | 113,7 | 165,7 | 332,9 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2011, 2013, 2016, 2022)
-
Về xuất khẩu:
- Năm 2021, trị giá xuất khẩu chiếm 50,2% trong tổng giá trị xuất nhập khẩu.
- Mặt hàng xuất khẩu đa dạng.
- Một số nhóm hàng có vị trí cao trên thị trường thế giới: nông sản, thủy sản, dệt may, da giày, đồ gỗ và hàng điện tử.
- Cơ cấu hàng hóa chuyển dịch tích cực. Tỉ trọng nhóm hàng sơ chế, nguyên liệu thô giảm, tỉ trọng nhóm hàng chế biến tăng. Xu hướng này tạo điều kiện để hàng hóa Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu.
- Thị trường xuất khẩu ngày càng mở rộng. Nước ta khai thác hiệu quả các hiệp định thương mại tự do để xuất khẩu vào các thị trường lớn: Hoa Kỳ, Trung Quốc, EU,…Các thị trường tiềm năng được đẩy mạnh khai thác: Liên Bang Nga, Đông Âu, Bắc Âu,…
- Về nhập khẩu:
- Năm 2021, trị giá nhập khẩu chiếm 49,8% trong tổng trị giá xuất nhập khẩu.
- Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc, thiết bị hiện đại nhằm nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng và sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam.
- Hàng điện tử, máy tính và linh kiện có trị giá nhập khẩu lớn nhất (năm 2021).
- Thị trường nhập khẩu của nước ta chủ yếu từ các nước có trình độ khoa học – công nghệ tiên tiến: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ,…
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây