Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lý thuyết SVIP
Nhiệm vụ 4: Giữ gìn mối quan hệ với bạn bè, thầy cô.
1. Lựa chọn và thực hành những cách phù hợp với mình để giữ gìn tình bạn, tình thầy cô.
Thường xuyên trò chuyện với bạn bè, thầy cô. | Rủ bạn cùng học tập và tham gia các hoạt động. | Bênh vực và bảo vệ bạn khi bạn bị bắt nạt. |
Tươi cười, chan hòa với mọi người. | Luôn hoàn thành nhiệm vụ học tập thầy cô giao cho. | Thể hiện trách nhiệm với công việc, chung của lớp. |
Thể hiện sự quan tâm tới bạn bè, thầy cô. | Cho bạn bè những lời khuyên tích cực. | Thể hiện sự biết ơn với những gì mình nhận được từ bạn bè, thầy cô. |
2. Bổ sung những cách khác mà em vẫn thường làm để giữ gìn tình bạn, tình thầy cô.
VD: Tặng quà thể hiện tấm lòng với bạn bè, thầy cô.
Giúp đỡ bạn bè, thầy cô khi họ cần trong khả năng của em.
Nhiệm vụ 5: Phát triển kĩ năng tạo thiện cảm trong giao tiếp.
1. Thực hành kĩ năng lắng nghe theo những gợi ý sau:
Nên | Không nên |
- Mắt nhìn về phía người nói trong quá trình trò chuyện. - Sử dụng ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ, nét mặt,... để chuyền tải thông điệp thay cho lời nói. | - Lo lắng, làm việc riêng khi nghe người khác nói. - Nói tranh phần hoặc chen ngang khi người khác đang nói. |
2. Thực hành kĩ năng phản hồi theo những gợi ý sau:
Nên | Không nên |
- Nhắc lại ngắn gọn ý của người nói: Có phải bạn muốn nói...? Có phải ý của bạn là....? - Hỏi lại một vài ý để người nói giải thích rõ hơn: Bạn có thể nhắc lại/ nói thêm về...? - Thể hiện sự đồng cảm: Tớ hiểu! | - Hỏi những câu không liên quan đến câu chuyện. - Nhắc sai ý người nói nhiều lần. |
3. Thực hành kĩ năng đặt câu hỏi gợi mở theo những gợi ý sau:
Nên | Không nên |
- Cậu nghĩ sao, nếu...? - Cậu có cho rằng nếu...? - Giả sử.... thì cậu nghĩ như thế nào? | - Áp đặt suy nghĩ của mình cho người khác. - Nói những câu khẳng định. |
Nhiệm vụ 6: Xác định một số vấn đề thường xảy ra trong mối quan hệ của em ở trường.
1. Em thường gặp vấn đề nào trong vấn đề mối quan hệ bạn bè dưới đây?
Đùa dai | Bị bắt nạt | Ngại giao tiếp |
Không có bạn thân | Thất hứa với bạn | Dễ nổi cáu với bạn |
Hay giận dỗi bạn | Dễ bị tổn thương | Bất đồng ý kiến |
VD: Em thường gặp vấn đề về hay giận dỗi bạn và bất đồng ý kiến.
2. Em còn gặp vấn đè nào khác trong mối quan hệ với bạn bè?
VD: Em còn gặp vấn đề như bị bạn nói xấu, bạn hiểu nhầm mình, muốn giúp nhưng bạn còn nhút nhát chưa muốn mở lòng,...
3. Hãy chọn ba vấn đề thường xảy ra với em để cùng các bạn giải quyết.
VD:
Vấn đề | Cách giải quyết |
Bị bạn nói xấu. | Tìm hiểu nguyên nhân sau đó nói chuyện trực tiếp để giải tỏa mâu thuẫn. |
Bạn hiểu lầm. | Tìm hiểu sự việc, tìm bạn chia sẻ và giải thích. |
Hay giận dỗi bạn. | Luôn nghĩ về điều tích cực ở bạn, kiềm chế cảm xúc của bản thân. |
Nhiệm vụ 7: Giải quyết vấn đề nảy sinh trong mối quan hệ bạn bè.
1. Vận dụng các bước giải quyết vấn đề để giải quyết tình huống sau.
Tình huống 1: Bạn N là người rất vui tính. N thường trêu một bạn nào đó để làm trò cười cho các bạn và em cũng thường cười theo. Một lần, N trêu em và cả lớp cười ồ lên. Em không thích khi mình bị trêu chọc như vậy. Em nên làm gì trong tình huống này?
Bước 1 | Bước 2 | Bước 3 | Bước 4 |
Xác định vấn đề cần giải quyết. Em không thích bị trêu. | Xác định nguyên nhân và hệ quả của vấn đề. - Nguyên nhân: N là người vui tính hay trêu các bạn. - Hệ quả: Em không thích, thấy khó chịu. | Lựa chọn và thực hiện biện pháp cho vấn đề. - Nói chuyện với N về vấn đề này. - Bản thân cũng không cười các bạn nữa. | Đánh giá hiệu quả của biện pháp. Hiệu quả. |
Tình huống 2: Lớp em có một bạn nam thường xuyên ngồi một mình trong giờ ra chơi. Theo em, bạn nam này có cần sự quan tâm, chia sẻ của thầy cô, bạn bè và người thân không? Em sẽ giúp bạn ấy hòa nhập với tập thể lớp như thế nào?
Bước 1 | Bước 2 | Bước 3 | Bước 4 |
Xác định vấn đề cần giải quyết. Bạn nam thường ngồi một mình. | Xác định nguyên nhân và hệ quả của vấn đề. - Nguyên nhân: Bạn nhút nhát, ngại giao tiếp hoặc bạn bị xa lánh,... - Hệ quả: Bạn bị xa cách với lớp. | Lựa chọn và thực hiện biện pháp cho vấn đề. - Tiếp cận bạn trước, nói chuyện để mở lòng. - Rủ bạn tham gia các hoạt động của lớp. | Đánh giá hiệu quả của biện pháp. Hiệu quả. |
Tình huống 3: Một bạn nữ trong lớp nói lại với em rằng bạn M nói những điều chưa đúng về em. Nghe tin như vậy, em có cảm xúc như thế nào và sẽ ứng xử ra sao? Hãy chia sẻ cách giải quyết của em.
Bước 1 | Bước 2 | Bước 3 | Bước 4 |
Xác định vấn đề cần giải quyết. Tin đồn bạn M nói điều không đúng về em. | Xác định nguyên nhân và hệ quả của vấn đề. - Nguyên nhân: Bạn hiểu lầm. - Hệ quả: Em bị nói những điều không đúng. Em cảm thấy buồn, khó chịu. | Lựa chọn và thực hiện biện pháp cho vấn đề. - Tìm hiểu về những điều bạn M nói về em. - Nói chuyện trực tiếp với bạn M về vấn đề này. | Đánh giá hiệu quả của biện pháp. Hiệu quả. |
2. Quan sát tranh và dự đoán những vấn đề có thể xảy ra với các bạn trong bức tranh. Đề xuất cách giải quyết những vấn đề đó.
Bước 1 | Bước 2 | Bước 3 | Bước 4 |
Xác định vấn đề cần giải quyết. Bạn nữ cuối lớp bị xa lánh, nói xấu. | Xác định nguyên nhân và hệ quả của vấn đề. - Nguyên nhân: Hiểu lầm hoặc bạn ngại ngùng khi giao tiếp. - Hệ quả: Bạn bị xa cách với các bạn, bị các bạn hiểu lầm. | Lựa chọn và thực hiện biện pháp cho vấn đề. - Nói chuyện với bạn nữ để giải tỏa vấn đề. - Rủ bạn nữ cùng tham gia các hoạt động của lớp. | Đánh giá hiệu quả của biện pháp. Hiệu quả |
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây