Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lý thuyết SVIP
1. Điều kiện tự nhiên
a. Hy Lạp cổ đại
- Vị trí địa lí: Hy Lạp có lãnh thổ rộng, bao gồm miền lục địa Hy Lạp (nam bán đảo Ban-căng), miền đất ven bờ Tiểu Á và những đảo thuộc biển Ê-giê.
- Điều kiện tự nhiên:
+ Hy Lạp có ít đồng bằng, đất đai không thuận lợi trồng cây lương thực nhưng thích hợp với việc trồng nho và ô-liu.
+ Hy Lạp có nhiều loại khoáng sản như sắt, đồng, vàng...
+ Nơi đây cũng có nhiều vịnh, hải cảng thuận lợi cho sự đi lại và trú ẩn của tàu thuyền.
b. La Mã cổ đại
- Vị trí địa lí: nơi khởi sinh nền văn minh La Mã là bán đảo I-ta-li-a, vươn ra Địa Trung Hải, xung quanh là các đảo lớn.
- Điều kiện tự nhiên:
+ Bán đảo I-ta-li-a có nhiều kim loại như đồng, chì, sắt...
+ Nơi đây có hàng nghìn ki-lô-mét đường biển, có nhiều cảng vịnh thuận lợi cho những hoạt động buôn bán trên biển.
2. Tổ chức nhà nước thành bang
- Thời gian ra đời: khoảng thế kỉ VIII đến thế kỉ VI TCN, các nhà nước thành bang ở Hy Lạp lần lượt ra đời. Trong đó, hai thành bang tiêu biểu nhất là Xpác-ta và A-ten.
- Đặc điểm: các thành bang có đường biên giới lãnh thổ, có chính quyền, quân đội, luật pháp, hệ thống kinh tế, đo lường, tiền tệ và những thần bảo hộ riêng.
- Tổ chức nhà nước: nền chuyên chính của giai cấp chủ nô.
! A-ten là nhà nước thành bang quan trọng nhất và tiêu biểu cho chế độ dân chủ ở Hy Lạp. Để bảo vệ nền dân chủ, nhà nước A-ten thực hiện "chế độ bỏ phiếu bằng vỏ sò".
3. Tổ chức nhà nước đế chế
- Khoảng thế kỉ III TCN, thành bang La Mã lớn mạnh đã xâm chiếm các thành bang xung quanh. Lãnh thổ của đế quốc La Mã mở rộng nhất vào khoảng thế kỉ II.
- Năm 27 TCN, Ốc-ta-viu-xơ trở thành người thống trị duy nhất ở La Mã, nắm trong tay mọi quyền hành và được gọi là Ô-gu-xtu-xơ (đấng cao cả, tối cao).
- Tổ chức nhà nước: dưới thời Ô-gu-xtu-xơ, vai trò của Viện Nguyên lão được coi trọng.
4. Một số thành tựu văn hóa tiêu biểu của Hy Lạp và La Mã
- Lịch pháp: người Hy Lạp và La Mã đều làm ra dương lịch.
- Chữ viết:
+ Người Hy Lạp đã sáng tạo ra hệ thống chữ cái trên cơ sở mẫu tự cổ. Trên cơ sở đó, người La Mã sáng tạo ra mẫu tự La-tin.
+ Người La Mã dùng chữ để viết số, gọi là số La Mã.
- Văn học: I-li-át và Ô-đi-xê là hai bộ sử thi nổi tiếng của Hy Lạp.
- Sử học: Hy Lạp và La Mã xuất hiện những nhà sử học tiểu biểu như Hê-rô-đốt, Tu-xi-đít, Pô-li-biu-xơ... Sử học Hy Lạp được coi là cội nguồn của sử học phương Tây.
- Khoa học cơ bản: Hy Lạp được coi là quê hương của nhiều lĩnh vực khoa học, với nhiều tên tuổi nổi tiếng như Ta-lét, Pi-ta-go, Ác-si-mét...
- Kiến trúc: người Hy Lạp và La Mã đã tạo nên rất nhiều công trình kiến trúc đồ sộ, nguy nga và các tác phẩm điêu khắc tuyệt mĩ.
1. Điều kiện tự nhiên
- Đất đai ở Hy Lạp cổ đại thích hợp với việc trồng nho và ô-liu; nơi đây có nhiều khoáng sản, các vịnh, hải cảng thuận lợi cho sự đi lại và trú ẩn của tàu thuyền.
- La Mã cổ đại được hình thành ở bán đảo I-ta-li-a, có nhiều kim loại; đường bờ biển dài, có nhiều cảng vịnh thuận lợi cho những hoạt động buôn bán trên biển.
2. Tổ chức nhà nước thành bang
Các nhà nước thành bang ở Hi Lạp ra đời từ khoảng thế kỉ VIII đến thế kỉ VI TCN, trong đó có hai thành bang tiêu biểu nhất là Xpác-ta và A-ten.
3. Tổ chức nhà nước đế chế
Nhà nước đế chế ở La Mã đứng đầu là Ô-gu-xtu-xơ, dưới đó là Viện Nguyên lão còn Đại hội nhân dân tồn tại chỉ là hình thức.
4. Một số thành tựu văn hóa tiêu biểu của Hy Lạp và La Mã
Người Hy Lạp và La Mã cổ đại đạt nhiều thành tựu rực rỡ trên các lĩnh vực như lịch pháp, chữ viết, văn học, sử học, khoa học, kiến trúc... Đặc biệt nhiều thành tựu đã được truyền bá và sử dụng rộng rãi trên thế giới sau này.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây