Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Vi khuẩn SVIP
I. Đa dạng vi khuẩn
- Vi khuẩn là những sinh vật có kích thước nhỏ, chỉ có thể quan sát được bằng kính hiển vi.
- Vi khuẩn có mặt ở khắp mọi nơi: trong không khí, trong nước, trong đất, trong cơ thể chúng ta và các sinh vật sống khác.
II. Cấu tạo của vi khuẩn
Cấu tạo một vi khuẩn
- Vi khuẩn có cấu tạo đơn bào, hầu hết có thành tế bào bao ngoài màng tế bào.
- Vật chất di truyền: gồm vùng nhân và plasmid ở ngoài tế bào chất.
- Tế bào chất: chứa các hạt ribôxôm.
- Thành tế bào: quy định hình dạng của tế bào.
- Roi: có ở nhiều loài vi khuẩn, làm nhiệm vụ di chuyển.
- Lông: giúp vi khuẩn bám vào vật chủ.
III. Vai trò của vi khuẩn
Phần lớn vi khuẩn có lợi, chúng có vai trò rất quan trọng không chỉ với con người mà còn đối với toàn bộ sự sống trên Trái Đất.
Vai trò của vi khuẩn trong cơ thể người
Vi khuẩn lactic giúp ức chế các vi khuẩn có hại khác. |
Vi khuẩn bảo vệ da khỏi các tác nhân khói bụi, hóa chất hay các vi khuẩn khác. |
Vi khuẩn tăng cường hệ miễn dịch. |
Vi khuẩn hỗ trợ hệ tiêu hóa. |
Vai trò của vi khuẩn trong đời sống
Làm sữa chua |
Muối dưa |
Sản xuất thuốc kháng sinh |
Vi khuẩn phân hủy nhựa |
IV. Một số bệnh do vi khuẩn gây ra
Vi khuẩn gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho con người, một số bệnh như: lao, viêm phổi, uốn ván, giang mai, phong (hủi), tả,...
Bệnh tả do vi khuẩn tả gây nên. Người mắc bệnh có các biểu hiện: tiêu chảy mất nhiều nước, nôn, sốt cao (đặc biệt thường gặp ở trẻ em). Bệnh dễ lây truyền qua đường ăn, uống. |
Nhiễm khuẩn da do vi khuẩn tụ cầu vàng gây nên. Vi khuẩn xâm nhiễm vào các vùng da tổn thương, gây sưng đỏ. Bệnh lây truyền khi tiếp xúc với các vật dụng chứa tác nhân gây bệnh. |
Bệnh lao phổi do vi khuẩn lao xâm nhiễm vào phổi gây nên. Người nhiễm có các biểu hiện: ho kéo dài, sốt, mệt mỏi... Bệnh lây qua đường hô hấp khi tiếp xúc gần với người bệnh. |
Hiện nay, có rất nhiều thuốc kháng sinh được sử dụng để điều trị các bệnh do vi khuẩn gây ra. Tuy nhiên, việc sử dụng tùy tiện thuốc kháng sinh không theo chỉ định của bác sĩ gây ra hiện tượng kháng thuốc dẫn đến khó khăn trong việc điều trị.
Vi khuẩn gây nhiều bệnh trên thực vật và động vật như: héo xanh cà chua, khoai tây; thối nhũn cải bắp; bệnh tụ huyết trùng ở gia cầm, gia súc; bệnh đóng dấu ở lợn,... gây thiệt hại về kinh tế.
Bệnh héo xanh cà chua |
Bệnh thối nhũn bắp cải |
Bệnh đóng dấu ở lợn |
Bệnh tụ huyết trùng ở gia cầm |
Vi khuẩn gây hư hỏng thức ăn, đồ uống
Thức ăn bị ôi thiu ảnh hưởng đến sức khỏe con người
❗ Quá trình tạo ra dưa muối, sữa chua hay pho mát đều sử dụng vi khuẩn lên men lactic. Trong điều kiện không có oxygen, vi khuẩn này sẽ phân giải các chất trong nguyên liệu, sinh ra acid lactic tạo ra hương thơm và vị chua đặc trưng cho món ăn.
❗ Thực hành tạo dấu vân tay vi khuẩn
Hình bên cạnh là hình bàn tay được tạo ra từ sự phát triển của các vi khuẩn trên bàn tay của em bé, còn được gọi là "dấu vân tay vi khuẩn". Chúng ta có thể tạo ra "dấu vân tay vi khuẩn" của chính mình theo hướng dẫn dưới đây. |
Chuẩn bị
Khay nuôi/ Đĩa petri |
Muối |
Nước thịt |
Bột rau câu |
Nước lọc |
Bếp |
Xoong |
Đũa |
Cách làm
Bước 1: Chuẩn bị khay nuôi vi khuẩn.
- Tiệt trùng khay đựng và nắp bằng cáu đun sôi trong nước 15 phút.
- Đổ vào xoong 100 mL nước lọc; 100 mL nước thịt hầm (hoặc nước đậu nành), 4 gam bột rau câu (khoảng 1 thìa canh), 1 gam muối khuấy cho tan.
- Đặt xoong lên bếp, đun lửa vừa, để sôi trong 15 phút rồi tắt lửa.
- Đổ hỗn hợp vừa đun vào khay đựng để tạo thành lớp thạch dày khoảng 4 mm.
- Chờ thạch đông lại rồi đậy nắp lên cho vào tủ lạnh.
Bước 2: Mở nắp khay, nhanh chóng ấn nhẹ các ngón tay lên bề mặt thạch rau câu rồi đóng nắp lại (có thể đặt cả bàn tay vào nếu khay đủ to).
Bước 3: Đặt khay ở nơi ổn định, nhiệt độ khoảng 30 - 37 oC. Sau 2 ngày, lấy khay nuôi ra và quan sát vi khuẩn mọc trên khay theo hình bàn tay.
1. Vi khuẩn là những cơ thể đơn bào, nhân sơ, có kích thước nhỏ bé, chỉ có thể quan sát bằng kính hiển vi.
2. Đa số vi khuẩn có lợi và được ứng dụng trong đời sống, y tế,... Một số vi khuẩn có hại gây bệnh cho người, vật nuôi, cây trồng; làm hỏng đồ dùng, thực phẩm,...
3. Để phòng bệnh do vi khuẩn gây ra cần thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống và vệ sinh môi trường.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây