Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lý thuyết SVIP
BÀI 25. SƠ KẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM (1858 – 1918)
1. Nước Việt Nam giữa thế kỷ XIX - trước cuộc xâm lược của tư bản Pháp
- Giữa thế kỷ XIX, chế độ phong kiến Việt Nam bị khủng hoảng. Kinh tế nông nghiệp lạc hậu, mâu thuẫn xã hội bùng phát.
- Đến giữa thế kỉ XIX, thông qua hoạt động truyền giáo và nhiều thủ đoạn khác, tư bản Pháp đã thiết lập được những cơ sở chính trị, xã hội đầu tiên trên đất nước ta, dọn đường cho cuộc chiến tranh xâm lược sắp tới.
2. Thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam và cuộc kháng chiến của nhân dân ta
- Giữa thế kỉ XIX, Pháp mới có đủ điều kiện để tập trung lực lượng, chính thức xâm lược nước ta. Ngày 1 - 9 - 1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược.
- Do những sai lầm của nhà Nguyễn trong đường lối chỉ đạo kháng chiến, đánh giá quá cao kẻ thù, cuối cùng Việt Nam đã rơi vào tay Pháp, được đánh dấu bằng việc triều đình Nguyễn kí với Pháp Hiệp ước Patonot (6-6-1884).
- Trái ngược với thái độ thỏa hiệp của triều đình Nguyễn, nhân dân ta ngay từ đầu đã quyết tâm chống giặc, gây cho Pháp nhiều tổn thất nặng nề.
- Trong những năm cuối thế kỉ XIX, cuộc đấu tranh vũ trang của nhân dân ta vẫn diễn ra sôi nổi, tiêu biểu là Phong trào Cần vương, khởi nghĩa nông dân Yên thế. Đó là biểu hiện rõ ràng nhất về tinh thần đấu tranh anh dũng của nhân dân ta.
- Mặc dù cuối cùng các phong trào này đều thất bại do thiếu lực lượng xã hội tiên tiến, đủ sức lãnh đạo,....nhưng phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX đã đánh dấu mốc son chói lọi trong lịch sử chống giặc ngoại xâm và để lại nhiều bài học kinh nghiệm đáng giá.
*Nhận xét chung về phong trào chống Pháp ở nửa cuối thế kỷ XIX:
+ Quy mô: khắp miền Trung kỳ và Bắc kỳ, thành phần tham gia bao gồm các sĩ phu, văn thân yêu nước và đông đảo nông dân, rất quyết liệt, tiêu biểu là ba cuộc khởi nghĩa lớn : Ba Đình, Bãi Sậy và Hương Khê
+ Hình thức và phương pháp đấu tranh: khởi nghĩa vũ trang (phù hợp với truyền thống đấu tranh của dân tộc).
+Tính chất: là cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
+ Ý nghĩa: chứng tỏ ý chí đấu tranh giành lại độc lập dân tộc của nhân dân ta rất mãnh liệt, không gì tiêu diệt được.
3. Những biến đổi trong đời sống kinh tế - xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX
- Nguyên nhân sự chuyển biến: tác động của cuộc khai thác của thực dân Pháp ở Việt Nam và những luồng tư tưởng tiến bộ trên thế giới dội vào; tấm gương tự cường của Nhật.
- Việt Nam dần trở thành một nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến và biến thành nơi cung cấp sức người, sức của rẻ mạt cho Pháp.
- Tác động của cuộc khai thác thuộc địa:
+ Về kinh tế: ở Việt Nam đã xuất hiện thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa, dù còn non yếu, thành thị mọc lên, một số cơ sở công nghiệp ra đời.
+ Về xã hội: cơ cấu xã hội có sự biến động, xuất hiện một số tầng lớp mới, ngoài ra, sự chuyển biến trong tư tưởng của một bộ phận sĩ phu đã khiến cho phong trào yêu nước của nhân dân ta đầu thế kỉ XX mang màu sắc mới - dân chủ tư sản.
4. Phong trào yêu nước và cách mạng
- Cuối thế kỉ XIX, con đường cứu nước theo khuynh hướng phong kiến đã trở nên lỗi thời, khi đó trào lưu dân chủ tư sản bắt đầu dội vào nước ta.
- Các sĩ phu yêu nước đã hồ hởi đón nhận trào lưu tư tưởng mới đó và mở cuộc vận động trên nhiều lĩnh vực.
- Mặc dù vậy, do tầm nhìn hạn chế, và nhiều trở ngại không thể vượt qua, các cuộc vận động yêu nước của sĩ phu đầu thế kỉ XX đều thất bại.
- Ngoài cuộc vận động yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản như phong trào Đông du, Đông Kinh nghĩa thục, Duy tân,...phong trào đấu tranh của nông dân, điển hình là khởi nghĩa Yên Thế cũng cuộc nổi dậy của đồng bào dân tộc thiểu số cũng gây nhiều khó khăn cho Pháp.
- Trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào cách mạng Việt Nam lâm vào khủng hoảng và bế tắc về đường lối và giai cấp lãnh đạo, giữa lúc đó, Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường cứu nước mới - con đường cách mạng vô sản - con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây