Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lý thuyết SVIP
I. Thực dân Pháp đánh Bắc Kì lần thứ nhất. Cuộc kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì
1. Tình hình Việt Nam trước khi Pháp đánh chiếm Bắc Kì
- Pháp xây dựng bộ máy cai trị, đẩy mạnh chính sách bóc lột bằng tô thuế, cướp đoạt ruộng đất, vơ vét lúa gạo để xuất khẩu, mở trường đào tạo tay sai, xuất bản báo chí.
- Kinh tế sa sút, tài chính thiếu hụt, binh lực suy yếu, khởi nghĩa nông dân nổ ra khắp nơi.
2. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873)
- Cuối năm 1872, thực dân Pháp sai lái buôn Đuy-puy gây rối ở Hà Nội. Lấy cớ giải quyết việc này, Gác-ni-ê chỉ huy 20 vạn quân Pháp kéo ra Bắc.
- Ngày 20/11/1873, quân Pháp đánh thành Hà Nội. Quân ta do Nguyễn Tri Phương chỉ huy cố gắng cản giặc nhưng thất bại. Đến trưa cùng ngày thành mất, Nguyễn Tri Phương bị thương và hi sinh.
- Pháp nhanh chóng chiếm được một số tỉnh Bắc Kì.
3. Kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì (1873 - 1874)
- Nhân dân ta đã anh dũng đứng lên kháng chiến: quấy rối địch, đánh địch, kháng cự Pháp…
- Ngày 21/12/1873, lợi dụng tình hình địch ở Hà Nội tương đối yếu, quân ta đã phản công Pháp, đánh ra Cầu Giấy. Chiến thắng Cầu Giấy khiến quân Pháp hoang mang, còn quân dân ta thì phấn khởi hăng hái đánh giặc.
- Giữa lúc đó, triều đình Huế lại kí hiệp ước Giáp Tuất (15/3/1874). Theo đó Pháp sẽ rút quân khỏi Bắc Kì, còn triều đình thì chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp.
=> Hiệp ước Giáp Tuất đã làm mất một phần quan trọng chủ quyền lãnh thổ, ngoại giao và thương mại của Việt Nam.
II. Thực dân Pháp đánh Bắc Kì lần thứ hai. Nhân dân Bắc Kì tiếp tục kháng chiến trong những năm 1882 - 1884
1. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai (1882)
a. Hoàn cảnh
- Sau điều ước 1874, nhân dân phản đối mạnh mẽ.
- Kinh tế kiệt quệ, triều đình khước từ mọi cải cách, đất nước rơi vào tình trạng rối loạn.
- Trong khi đó, tư bản Pháp đang phát triển mạnh, chúng cần nguồn tài nguyên khoáng sản ở Bắc Kì nên càng quyết tâm chiếm nước.
- Lấy cớ triều đình Nguyễn vi phạm Hiệp ước 1874 và giao thiệp với nhà Thanh, quân Pháp tấn công ra Bắc Kì lần thứ hai
b. Diến biến
- Lấy cớ triều đình Huế vi phạm Hiệp ước 1874, năm 1882 Ri-vi-e dẫn đầu quân Pháp đổ bộ lên Hà Nội.
- Ngày 25/4/1882, Ri-vi-e gửi tối hậu thư buộc Hoàng Diệu nộp thành.
- Hoàng Diệu đã lãnh đạo nhân dân chống trả nhưng thất bại.
- Triều đình cầu cứu nhà Thanh và thương thuyết với Pháp. Trong khi đó, Pháp đã nhanh chóng chiếm Hòn Gai, Nam Định và các tỉnh khác ở Bắc Kì.
2. Nhân dân Bắc Kì tiếp tục kháng Pháp
- Ở Hà Nội: nhân dân tự tay đốt nhà, tạo thành bức tường lửa chặn giặc. Hàng nghìn người, gương giáo chỉnh tề tụ tập tại đình Quảng Văn chuẩn bị kéo vào thành nhưng chưa kịp đi thì thành mất. Cuộc chiến đấu diễn ra trong long địch sau đó diễn ra vô cùng quả cảm. Nhân dân Hà Nội phối hợp với nhân dân các vùng xung quanh đào hào, đắp lũy, lập các đọi dân dũng.
- Tại các địa phương: nhân dân đắp đập, cắm kè trên song làm hầm chông, cạm bẫy,… chống Pháp. Khi Ri-vi-e đánh Nam Định, quân ta từ Sơn Tây và Bắc Ninh kéo về áp sát thành Hà Nội, ngày đêm tập kích, phục kích, đốt phá kho tàng doanh trại của địch. Ri-vi-e phải trở về Hà Nội đối phó.
- Chiến thắng Cầu Giấy năm 1883: ngày 19/5/1883, hơn 500 tên địch kéo ra Cầu Giấy, lọt vào trận địa phục kích của quân ta. Quân Cờ đen phối hợp với quân Hoàng Tá Viên, đổ ra đánh. Nhiều sĩ quan và binh lính Pháp bị giết trong đó có Ri-vi-e.
=> Ý nghĩa: chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai càng làm cho quân Pháp hoang mang dao động. Chúng đã toan bỏ chạy nhưng triều đình Huế lại chủ trương thương thuyết. Tuy nhiên sau khi có thêm viện binh, nhân cơ hội vua Tự Đức qua đời, nội bộ triều đình Huế lục đục, thực dân Pháp tấn công thẳng vào Thuận An, cửa ngõ kinh thành Huế.
3. Hiệp ước Pa-tơ-nốt. Nhà nước phong kiến Việt Nam sụp đổ (1884)
- Chiều 18/8/1883 Pháp nổ súng tấn công Thuận An. Đến ngày 20/8/1883, Pháp chiếm nơi đây.
- Trước tình thế đó, triều đình Huế hoảng hốt xin đình chiến và kí Hiệp ước Hác-măng (25/8/1883) với Pháp. Theo đó triều đình thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì.
+ Triều đình Huế thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì. Đồng thời, sáp nhập tỉnh Bình Thuận vào Nam Kì - thuộc Pháp.
+ Ba tỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnh sáp nhập vào Bắc Kì. Triều đình chỉ được cai quản Trung Kì và mọi công việc vẫn phải thông qua viên khâm sứ Pháp ở Huế.
+ Mọi việc giao thiệp với nước ngoài đều do Pháp nắm giữ.
- Ngày 6/6/1884, hiệp ước Pa-tơ-nốt được kí, nhà Nguyễn đầu hàng hoàn toàn. Từ đây, chế độ phong kiến độc lập Việt Nam chấm dứt, thay vào là chế độ thuộc địa nửa phong kiến.
- Việc triều đình kí với pháp hiệp ước Hác-măng đã gây nên nỗi phẫn nội trong nhân dân. Phong trào đấu tranh trong nhân dân tiếp tục dâng cao, đặc biệt là cuộc đấu tranh của văn thân và quan lại triều đình.
- Trước tình hình đó, Pháp tiếp tục tổ chức những cuộc tấn công tiêu diệt những trung tâm kháng chiến còn sót lại và kí với triều đình bản hiệp ước Pa-tơ-nốt ngày 6/6/1884 (có sửa đổi đôi chút về ranh giới khu vực Trung Kì) nhằm xoa dịu dư luận và lấy lòng vua quan phong kiến bù nhìn.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây