Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lý thuyết SVIP
1. Khí quyển
- Khái niệm: Là lớp không khí bao quanh Trái Đất luôn chịu ảnh hưởng của Vũ Trụ, trước hết là Mặt Trời.
- Thành phần khí quyển: Khí nitơ, ôxi, hơi nước và các khí khác.
- Vai trò: Bảo vệ Trái Đất, sự tồn tại và phát triển của sinh vật.
a. Cấu trúc của khí quyển
Căn cứ vào các đặc điểm khác nhau của lớp vỏ khí, người ta chia khí quyển thành năm tầng:
- Tầng đối lưu.
- Tầng bình lưu.
- Tầng giữa.
- Tầng ion.
- Tầng ngoài.
b. Các khối khí
- Trong tầng đối lưu có 4 khối khí cơ bản (2 bán cầu):
+ Khối khí cực (rất lạnh): A.
+ Khối khí ôn đới (lạnh): P.
+ Khối khí chí tuyến (rất nóng): T.
+ Khối khí xích đạo (nóng ẩm): E.
- Mỗi khối khí chia ra 2 kiểu: kiểu hải dương (ẩm): m; kiểu lục địa (khô): c (riêng khối khí xích đạo - Em).
- Các khối khí khác nhau về tính chất, luôn luôn chuyển động và bị biến tính.
Lược đồ một số khối khí trên Trái Đất.
c. Frông
- Khái niệm: Là mặt ngăn cách hai khối khí khác biệt nhau về tính chất vật lí.
- Phân loại: Frông địa cực (FA) và Frông ôn đới (FP) ở mỗi bán cầu.
- Ở khu vực xích đạo hình thành dải hội tụ nhiệt đới chung cho cả hai bán cầu.
2. Sự phân bố của nhiệt độ không khí trên Trái Đất
a. Bức xạ và nhiệt độ không khí
- Khái niệm: Là các dòng năng lượng và vật chất của mặt trời tới Trái Đất, được mặt đất hấp thụ 47%, khí quyển hấp thụ 1 phần (19%).
- Đặc điểm:
+ Nhiệt cung cấp chủ yếu cho không khí ở tầng đối lưu là nhiệt của bề mặt Trái Đất được mặt trời đốt nóng.
+ Góc chiếu lớn nhiệt càng nhiều.
b. Sự phân bố nhiệt độ của không khí trên Trái Đất
*Phân bố theo vĩ độ địa lí
- Đặc điểm:
+ Nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ xích đạo đến cực (vĩ độ thấp lên cao).
+ Biên độ nhiệt lại tăng dần (chênh lệch góc chiếu sáng, thời gian chiếu sáng càng lớn.
- Nguyên nhân: Do Trái Đất có dạng hình cầu nên càng lên vĩ độ cao, góc chiếu sáng của Mặt Trời (góc nhập xạ) càng nhỏ dẫn đến lượng nhiệt nhận được giảm.
*Phân bố theo lục địa và đại dương
- Đặc điểm:
+ Nhiệt độ trung bình năm cao nhất và thấp nhất đều ở lục địa.
+ Đại dương có biên độ nhiệt nhỏ, lục địa có biên độ nhiệt lớn.
+ Càng xa đại dương, biên độ nhiệt năm càng tăng.
- Nguyên nhân: Do sự hấp thụ nhiệt của đất, nước khác nhau và càng xa đại dương tính chất lục địa càng tăng dần.
*Phân bố theo địa hình
- Đặc điểm:
+ Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao, trung bình cứ 100m giảm 0,60C.
+ Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ dốc và hướng phơi sườn núi.
- Nguyên nhân: Góc nhập xa khác nhau, tác động của dòng biển nóng, lạnh, lớp phủ thực vật và các hoạt động sản xuất của con người,…
1. Khí quyển là lớp không khí bao quanh Trái Đất. Khí quyển gồm 3 tầng, tầng đối lưu có vai trò quan trọng nhất, ảnh hưởng trực tiếp tới tự nhiên và đời sống con người.
2. Bề mặt đất hấp thụ nhiệt của Mặt Trời rồi phản hồi lại vào không khí thì lúc đó không khí mới nóng lên. Độ nóng, lạnh của không khí được gọi là nhiệt độ không khí.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây