Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lý thuyết SVIP
BÀI 9 – SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ LÂM NGHIỆP, THỦY SẢN
I. LÂM NGHIỆP
1.Tài nguyên rừng
- Trước kia Việt Nam là nước giàu tài nguyên rừng đến nay đã bị cạn kiệt ở nhiều nơi chỉ còn khoảng 11,6 triệu ha, năm 2000 độ che phủ toàn quốc là 35%. Trung bình mỗi năm mất khoảng 19 vạn ha.
Nguyên nhân:
+ Chiến tranh tàn phá
+ Khai thác bừa bãi và quá mức
+ Cháy rừng
+ Tập quán đốt rừng làm rẫy
+ Dân số tăng nhanh
- Gồm 3 loại: rừng phòng hộ, rừng sản xuất và rừng đặc dụng .
+Rừng phòng hộ: phân bố ở đầu nguồn các sông, ven biển và rừng ngập mặn chiếm khoảng 5,4 triệu ha. Chức năng: chống thiên tai, bảo vệ môi trường.
+Rừng sản xuất: rừng tự nhiên và rừng trồng phân bố ở núi thấp và núi trung bình diện tích khoảng hơn 4.7 triệu ha. Chức năng: cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp dân dụng và xuất khẩu.
+Rừng đặc dụng: phân bố ở môi trường tiêu biểu điển hình cho các hệ sinh thái. Diện tích khoảng hơn 1,4 triệu ha. Chức năng: bảo vệ hệ sinh thái, bảo vệ các giống loài quý hiếm.
Ví dụ: Khu bảo tồn thiên nhiên Tràm chim (Đồng Tháp) đăc trưng cho hệ sinh thái đất ngập nước điển hình ở Đồng Tháp Mười. Rừng Bù Gia Mập đặc trưng cho kiểu rừng ĐNB. Vườn quốc gia Cát Tiên đặc trưng cho kiểu sinh thái vùng chuyển tiếp cao nguyên cực NTB xuống ĐB Nam Bộ.
2.Tình hình phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp
- Khai thác khoảng 2.5 triệu m3 gỗ mỗi năm ở vùng rừng sản xuất, chủ yếu ở miền núi và trung du.
- Công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản được phát triển gắn với các vùng nguyên liệu.
- Trồng rừng, bảo vệ rừng chủ yếu theo mô hình nông kết hợp (VACR) đem lại hiệu quả lớn cho khai thác, bảo vệ và cải tạo tài nguyên rừng, nâng cao đời sống nhân dân.
Việc đầu tư trồng rừng theo mô hình VACR góp phần:
+ Bảo vệ môi trường sinh thái, hạn chế gió bão lũ lụt, hạn hán và sa mạc hoá.
+ Góp phần to lớn vào việc hình thành và bảo vệ đất, chống xói mòn, đồng thời bảo vệ nguồn gen quí giá.
+ Cung cấp nhiều lâm sản thoả mãn nhu cầu của sản xuất và đời sống.
3.Một số giải pháp để khôi phục tiềm năng rừng
- Tăng cường bảo vệ các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, rừng phòng hộ.
- Tiến hành định cư cho các dân tộc miền núi.
- Trồng cây gây rừng bằng biện pháp nông lâm kết hợp.
- Tổ chức tốt việc khai thác, chế biến gỗ và lâm sản.
- Giaó dục ý thức bảo vệ rừng đi đôi với việc xử lí nghiêm khắc các trường hợp vi phạm pháp luật bảo vệ rừng.
II. NGƯ NGHIỆP
1.Những điều kiện phát triển ngành thuỷ sản
a) Thuận lợi
* Điều kiện tự nhiên
- Nhiều sông ngòi, ao hồ thuận lợi cho khai thác và nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt.
- Vùng biển rộng hàng triệu km2 với nhiều bãi tôm, bãi cá và 4 ngư trường lớn: ngư trường Cà Mau – Kiên Giang, ngư trường Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu, ngư trường Hải Phòng – Quảng Ninh và ngư trường quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa thuận lợi cho khai thác thuỷ sản nước mặn.
- Bờ biển dài 3260 km, dọc bờ biển có đầm phá, bãi triều, rừng ngập mặn thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản nước lợ.
- Ở nhiều vùng biển ven các đảo, vũng, vịnh có điều kiện thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản nước mặn (nuôi trên biển).
* Điều kiện kinh tế - xã hội
- Nhân dân có truyền thống và kinh nghiệm khai thác nuôi trồng thuỷ sản.
- Cơ sở vật chất kĩ thuật, các dịch vụ phục vụ, cơ sở chế biến thuỷ sản ngày càng phát triển mạnh.
- Thị trường trong và ngoài nước ngày càng mở rộng.
b) Khó khăn
+ Nhiều tai biến thiên nhiên như bão, áp thấp nhiệt đới, lũ lụt phá hoại hoặc làm giảm năng suất đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản.
+ Môi trường bị suy thoái, ô nhiễm, tài nguyên cạn kiệt, suy giảm.
+ Vốn đầu tư còn thiếu, hiệu quả kinh tế thấp, tàu thuyền, phương tiện đánh bắt còn nhỏ be, thô sơ do đó chỉ khai thác ở ven bờ làm cho nguồn hải sản bị cạn kiệt.
+ Do nuôi trồng thiếu quy hoạch nên nhiều nơi đã phá huỷ môi trường sinh thái.
+ Phần lớn ngư dân còn nghèo, không có tiền để đóng tàu công suất lớn…
2. Sự phát triển và phân bố ngành thuỷ sản
- Ngành khai thác và nuôi trồng thuỷ sản phát triển ở tất cả các tỉnh giáp biển nhưng tập trung nhiều nhất ở Duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ .
- Ngành thuỷ sản thu hút khoảng 3.1% lao động cả nước (khoảng 1.1 triệu người - năm 1999 ) .
- Sản lượng cá khai thác và nuôi trồng đều tăng nhanh và liên tục:
+ Sản lượng khai thác tăng khá nhanh chủ yếu là do đầu tư tăng số lượng tàu thuyền và tăng công suất tàu. Các tỉnh trọng điểm nghề cá là Kiên Giang, Cà Mau, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận.
+ Nuôi trồng thuỷ sản gần đây phát triển nhanh. Đặc biệt là nuôi tôm, cá. Các tỉnh có sản lượng thuỷ sản nuôi trồng lớn nhất là Cà Mau, An Giang và Bến Tre.
- Xuất khẩu thuỷ sản đã có bước phát triển vượt bậc, đứng thứ 3 sau dầu khí và may mặc.
- Tuy nhiên còn nhiều hạn chế như sản lượng chưa cao so với các nước trên thế giới, chủ yếu là do phương tiện đánh bắt thô sơ chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường, khí hậu,….
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây