Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lý thuyết SVIP
BÀI 23: VỊ TRÍ, GIỚI HẠN, HÌNH DẠNG LÃNH THỔ VIỆT NAM
1. Vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ
a. Vùng đất
Bảng các điểm cực trên phần đất liền Việt Nam
Điểm cực |
Địa danh hành chính |
Vĩ độ |
Kinh độ |
Bắc |
Xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang |
23o23’B |
105o20’Đ |
Nam |
Xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau |
8o34’B |
104o40’Đ |
Tây |
Xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên |
22o22’B |
102o09’Đ |
Đông |
Xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà |
12o40’B |
109o24’Đ |
b. Vùng biển
- Phần biển nước ta có diện tích khoảng 1 triệu km2.
- Hai quần đảo lớn: Trường Sa và Hoàng Sa
c. Vùng trời
Vùng trời Việt Nam là khoảng không gian bao trùm lên trên lãnh thổ nước ta; trên đất liền được xác định bằng các đường biên giới, trên biển là ranh giới bên ngoài của lãnh hải và không gian các đảo.
d. Đặc điểm của vị trí địa lí Việt Nam về mặt tự nhiên
- Nằm trong vùng nội chí tuyến.
- Trung tâm khu vực Đông Nam Á.
- Cầu nối giữa biển và đất liền, giữa các quốc gia Đông Nam Á lục địa và các quốc gia Đông Nam Á hải đảo.
- Vị trí tiếp xúc của các luồng gió mùa và các luồng sinh vật.
2. Đặc điểm lãnh thổ
a. Phần đất liền
- Phần đất liền từ Bắc → Nam tới 1650 km. Nơi hẹp nhất theo chiều Tây – Đông là Quảng Bình, chưa đầy 50 km.
- Việt Nam có đường bờ biển uốn cong hình chữ S dài 3.260 km, đường biên giới trên đất liền dài 4600km.
b. Phần biển Đông
- Biển nước ta mở rộng về phía đông và đông nam. Trên biển có nhiều đảo, quần đảo, vịnh biển.
- Biển Đông có ý nghĩa chiến lược về an ninh và phát triển kinh tế.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây