Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lý thuyết SVIP
Phần ba. SINH HỌC VI SINH VẬT
**
1. Khái niệm vi sinh vật: Là tập hợp các sinh vật thuộc nhiều giới. Phần lớn vsv là cơ thể đơn bào nhân sơ hoặc nhân thực, một số là tập hợp đơn bào (Vi khuẩn, động vật nguyên sinh, tảo đơn bào, vi nấm). Có chung đặc điểm:
- Có kích thước hiển vi.
- Hấp thụ và chuyển hoá chất dinh dưỡng nhanh, sinh trưởng và sinh sản nhanh
2. Môi trường và các kiểu dinh dưỡng:
- Môi trường:
+ Trong tự nhiên: vsv sống khắp nơi
+ Trong phòng thí nghiệm: (3)
.Môi trường dùng chất tự nhiên (gồm các chất tự nhiên)
.Môi trường tổng hợp (gồm các chất đã biết thành phần hóa học và số lượng
.Môi trường bán tổng hợp (gồm các chất tự nhiên và hóa học)
- Các kiểu dinh dưỡng:
Căn cứ vào nguồn C và nguồn năng lượng, chia ra thành 4 kiểu dinh dưỡng theo bảng sau :
Kiểu dinh dưỡng | Nguồn năng lượng | Nguồn cacbon chủ yếu | Ví dụ |
Quang tự dưỡng | Ánh sáng | CO2 | Tảo, vi khuẩn lam, vi khuẩn lưu huỳnh màu tía, màu lục. |
Hoá tự dưỡng | Chất vô cơ (NH4+,NO2-...) | CO2 | Vi khuẩn nitrat hoá, vi khuẩn ôxi hoá lưu huỳnh, vi khuẩn hidro... |
Quang dị dưỡng | Ánh sáng | Chất hữu cơ | Vi khuẩn tía, vi khuẩn lục không chứa lưu huỳnh |
Hoá dị dưỡng | Chất hữu cơ | Chất hữu cơ | Vi sinh vật lên men, hoại sinh... |
3. Hô hấp và lên men - Hô hấp hiếu khí: Là dạng hô hấp mà oxi phân tử là chất nhận êlectron cuối cùng. - Hô hấp kị khí: Là dạng hô hấp mà chất nhận êlectron cuối cùng là một phân tử vô cơ. (Ví dụ chất nhận electron cuối cùng là NO3- trong hô hấp nitrat...). |
- Lên men: là quá trình chuyển hoá kị khí mà chất cho và chất nhận êlectron đều là các hợp chất hữu cơ. (vd lên men rượu, lên men lactic... )
4. Lên men êtilic và lactic:
- Lên men êtilic: (học sinh nghiên cứu sách giáo khoa và tự tiến hành ở nhà)
- Lên men lactic: học sinh
+ Nghiên cứu cách tiến hành ở sgk
+ Tìm xem 1 vài clip làm sữa chua, muối chua rau quả
+ Trả lời các câu hỏi▼trong bài
+ Tiến hành làm sữa chua hoặc muối chua rau quả theo hướng dẫn sgk – tự kiểm tra sản phẩm – giải thích kết quả
Bài tập:
1/ Đặc điểm nào sau đây không đúng về cấu tạo của vi sinh vật?
A. Cơ thể nhỏ bé, chỉ nhìn thấy rõ dưới kính hiển vi.
B. Tất cả các vi sinh vật đều có nhân sơ.
C. Một số vi sinh vật có cơ thể đa bào.
D. Đa số vi sinh vật có cơ thể là một tế bào.
2/ Môi trường nuôi cấy vi sinh vật mà người nuôi cấy đã biết thành phân hóa học và khối lượng của từng thành phần đó được gọi là
A. môi trường nhân tạo.
B. môi trường dùng chất tự nhiên.
C. môi trường tổng hợp.
D. môi trường bán tổng hợp.
3/ Căn cứ để phân biệt các kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật gồm
A. nguồn năng lượng và khí CO2.
B. nguồn cacbon và nguồn năng lượng.
C. ánh sáng và nhiệt độ.
D. ánh sáng và nguồn cacbon.
4/ Căn cứ vào nguồn dinh dưỡng là cacbon, người ta chia các vi sinh vật quang dưỡng thành 2 loại là
A. quang tự dưỡng và quang dị dưỡng.
B. vi sinh vật quang tự dưỡng và vi sinh vật quang dị dưỡng.
C. quang dưỡng và hóa dưỡng.
D. vi sinh vật quang dưỡng và vi sinh vật hóa dưỡng.
5/ Khi có ánh sáng và giàu CO2, một loại vi sinh vật có thể phát triển trên môi trường với thành phần được tính theo đơn vị g/l như sau:
(NH4)3PO4 (0,2); KH2PO4 (1,0) ; MgSO4(0,2) ; CaCl2(0,1) ; NaCl(0,5).
Môi trường mà vi sinh vật đó sống được gọi là môi trường
A. tự nhiên. B. nhân tạo. C. tổng hợp. D. bán tổng hợp.
6/ Đối với vi khuẩn lactic, nước rau quả khi muối chua là môi trường
A. tự nhiên. B. tổng hợp. C. bán tổng hợp. D. nhân tạo.
7/ Vi khuẩn lam dinh dưỡng theo kiểu
A. quang tự dưỡng. B. quang dị dưỡng.
C. hoá tự dưỡng. D. hoá dị dưỡng.
8/ Trong các nhận định sau, có bao nhiêu nhận định chưa đúng?
1-Vi sinh vật quang tự dưỡng cần nguồn năng lượng và nguồn cacbon chủ yếu từ ánh sáng và CO2.
2-Vi sinh vật quang dị dưỡng cần nguồn năng lượng và nguồn cacbon chủ yếu từ ánh sáng và chất hữu cơ.
3-Vi sinh vật hoá tự dưỡng cần nguồn năng lượng và nguồn cacbon chủ yếu từ chất hữu cơ và CO2.
4- Kiểu dinh dưỡng của động vật nguyên sinh là hoá dị dưỡng.
5-Vi sinh vật sử dụng chất hữu cơ làm nguồn cacbon là vi sinh vật dị dưỡng.
6-Vi sinh vật sử dụng CO2 làm nguồn cacbon là vi sinh vật dị dưỡng.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
9/ Khi có ánh sáng và giàu CO2, một loại vi sinh vật có thể phát triển trên môi trường với thành phần được tính theo đơn vị g/l như sau: (NH4)3PO4, KH2PO4 (1,0) ; MgSO4(0,2) ; CaCl2(0,1) ; NaCl(0,5).
Nguồn cacbon của vi sinh vật này là
A. chất hữu cơ. B. chất vô cơ. C. CO2. D. chất hữu cơ và chất vô cơ.
10/ Khi có ánh sáng và giàu CO2, một loại vi sinh vật có thể phát triển trên môi trường với thành phần được tính theo đơn vị g/l như sau:
(NH4)3PO4, KH2PO4 (1,0) ; MgSO4(0,2) ; CaCl2(0,1) ; NaCl(0,5).
Nguồn N2 của vi sinh vật này từ
A. các hợp chất chứa NH4+. B. ánh sáng.
C. chất hữu cơ. D. chất vô cơ và chất hữu cơ.
11/Trong sơ đồ chuyển hoá
CH3CH2OH + O2 -----> X + H2O + Năng lượng
Chất X là
A. axit lactic. B. rượu etanol. C. axit axetic. D. axit xitric.
12/ Việc làm tương, nước chấm là lợi dụng quá trình
A. lên men rượu. B. lên men lactic. C. phân giải polisacarit. D. phân giải protein.
13/ Sản phẩm của quá trình lên men lactic dị hình là
A. axit lactic; O2. B. axit lactic, etanol, axit axetic, CO2.
C. axit lactic. D. không phải A, B, C.
14/ Việc muối chua rau quả là lợi dụng hoạt động của
A. nấm men rượu. B. vi khuẩn mì chính. C. nấm cúc đen. D. vi khuẩn lactic.
15/ Sản phẩm của quá trình lên men rượu là
A. etanol và O2. B. etanol và CO2.
C. nấm men rượu và CO2. D. nấm men rượu và O2.
16/ Vi khuẩn lactic dinh dưỡng theo kiểu
A. quang tự dưỡng. B. quang dị dưỡng. C. hoá tự dưỡng. D. hoá dị dưỡng.
17/ Nấm và động vật nguyên sinh không thể sinh trưởng trong môi trường thiếu
A. ánh sáng mặt trời. B. chất hữu cơ. C. khí CO2. D. cả A và B.
18/ Nguồn năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của tảo lục đơn bào là
A. khí CO2. B. chất hữu cơ.
C. ánh sáng. D. ánh sáng và chất hữu cơ.
19/ Vi khuẩn nitrat sinh trưởng được trong môi trường thiếu ánh sáng và có nguồn cacbon chủ yếu là CO2. Như vậy, hình thức dinh dưỡng của chúng là
A. quang dị dưỡng. B. hóa dị dưỡng.
C. quang tự dưỡng. D. hóa tự dưỡng.
20/ Trong các vi sinh vật “vi khuẩn lam, vi khuẩn lưu huỳnh màu tía, vi khuẩn lưu huỳnh màu lục, nấm, tảo lục đơn bào”, loài vi sinh vật có kiểu dinh dưỡng khác với các vi sinh vật còn lại là
A. nấm. B. tảo lục đơn bào.
C. vi khuẩn lam. D. Vi khuẩn lưu huỳnh màu tía.
21/ Nhóm vi sinh vật nào sau đây có khả năng sử dụng năng lượng ánh sáng để tổng hợp chất hữu cơ từ các hợp chất vô cơ?
A. Vi sinh vật hóa tự dưỡng. B. Vi sinh vật hóa dị dưỡng.
C. Vi sinh vật quang tự dưỡng. D. Vi sinh vật hóa dưỡng.
22/ Một loại vi sinh vật có thể phát triển trong môi trường có ánh sáng, giàu CO2, giàu một số chất vô cơ khác. Loại sinh vật đó có hình thức dinh dưỡng là
A. quang tự dưỡng. B. quang dị dưỡng
C. hóa dị dưỡng. D. hóa tự dưỡng
23/ Kết luận nào sau đây là sai khi nói về hô hấp ở vi sinh vật?
A. Hô hấp hiếu khí là quá trình oxi hóa các phân tử hữu cơ mà chất nhận electron cuối cùng là oxi phân tử
B. Hô hấp hiếu khí là quá trình oxi hóa các phân tử vô cơ mà chất nhận electron cuối cùng là oxi phân tử
C. Hô hấp kị khí là quá trình phân giải cacbohidrat mà chất nhận electron cuối cùng là một phân tử vô cơ không phải là oxi
D. Hô hấp là một hình thức hóa dị dưỡng cacbohidrat
24/ Ý nào sau đây là đúng khi nói về quá trình lên men?
A. Lên men là quá trình chuyển hóa hiếu khí.
B. Lên men là quá trình chuyển hóa kị khí.
C. Quá trình lên men có chất nhận electron cuối cùng là các phân tử vô cơ.
D. Quá trình lên men có chất nhận electron cuối cùng là NO3-.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây