Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lý thuyết SVIP
I. NỘI DUNG THÍ NGHIỆM VÀ CÁCH TIẾN HÀNH
1. Phản ứng giữa kim loại và dung dịch axit
- Cách tiến hành: Rót vào ống nghiệm khoảng 2 ml dung dịch axit sunfuric loãng rồi cho tiếp vào ống nghiệm một viên kẽm nhỏ.
- Hiện tượng: Viên kẽm tan ra, có khí không màu thoát ra khỏi ống nghiệm.
- Giải thích: Do kẽm đứng trước hidro trong dãy hoạt động hóa học nên phản ứng với dung dịch axit sunfuric theo phản ứng sau:
Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2
- Số oxi hóa của Zn tăng từ 0 lên +2: Zn là chất khử.
- Số oxi hóa của hidro giảm từ +1 xuống 0: H trong H2SO4 là chất oxi hóa.
2. Phản ứng giữa kim loại và dung dịch muối
- Cách tiến hành: Rót vào ống nghiệm khoảng 2 ml dung dịch CuSO4 loãng. Cho vào ống nghiệm 1 đinh sắt đã được làm sạch bề mặt. Để yên ống nghiệm trong khoảng 10 phút.
- Hiện tượng: Đinh sắt bị hòa tan một phần, màu xanh lam của dung dịch bị nhạt dần, có kim loại màu đỏ bám trên bề mặt của đinh sắt.
- Giải thích: Vì Fe hoạt động hóa học mạnh hơn kim loại Cu nên đẩy Cu ra khỏi muối. Dung dịch CuSO4 có màu xanh lam, khi muối FeSO4 được tạo thành, nồng độ CuSO4 trong dung dịch giảm nên dung dịch mất màu. Fe tham gia phản ứng nên đinh sắt tan một phần, kim loại Cu có màu đỏ sinh ra bám trên đinh sắt Fe làm đinh sắt có màu đỏ.
- Phương trình phản ứng:
CuSO4 + Fe → FeSO4 + Cu
- Số oxi hóa của Fe tăng từ 0 lên +2: Fe là chất khử.
- Số oxi hóa của đồng giảm từ +2 xuống 0: Cu trong CuSO4 là chất oxi hóa.
3. Phản ứng oxi hóa khử trong môi trường axit
- Cách tiến hành: Rót vào ống nghiệm 2ml dung dịch FeSO4, thêm vào đó 1 ml dung dịch H2SO4 loãng. Sau đó nhỏ vào ống nghiệm trên từng giọt dung dịch KMnO4, lắc nhẹ ống nghiệm sau mỗi lần thêm dung dịch.
- Hiện tượng: Màu của dung dịch thuốc tím nhạt dần rồi mất màu hoàn toàn.
- Giải thích: Vì trong môi trường axit FeSO4 là chất khử, xảy ra sự oxi hóa Fe2+ → Fe3+; Mn từ Mn7+ → Mn2+.
- Phương trình hóa học:
10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 → 5Fe2(SO4)3 + 2MnSO4 + K2SO4 + 8H2O
- Số oxi hóa của Fe tăng từ +2 lên +3: Fe là chất khử.
- Số oxi hóa của mangan giảm từ +7 xuống +2: Mn trong KMnO4 là chất oxi hóa.
- H2SO4 đóng vai trò là môi trường của phản ứng.
II. TƯỜNG TRÌNH
Phản ứng | Cách tiến hành | Hiện tượng | Giải thích | Phương trình hóa học | |
Phản ứng giữa kim loại và dung dịch axit. | Rót vào ống nghiệm khoảng 2ml dd H2SO4 loãng. Cho tiếp 1 viên kẽm nhỏ vào ống nghiệm. Quan sát hiện tượng | Có bọt khí nổi lên | Vì Zn đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học nên có thể đẩy được H ra khỏi dung dịch axit của nó → có khí H2 thoát ra. |
Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2 Trong phản ứng trên Zn là chất khử, H+ (H2SO4) là chất oxi hóa. | |
Phản ứng giữa kim loại và dung dịch muối. | Rót vào ống nghiệm khoảng 2ml dd CuSO4 loãng. Cho vào ống nghiệm 1 đinh sắt đã làm sạch bề mặt. Để yên 10 phút, quan sát hiện tượng | Đinh sắt có 1 lớp màu đỏ bám vào, màu xanh của dung dịch CuSO4 bị mất đi | Vì Fe đứng trước Cu trong dãy hoạt động hoá học nên có thể đẩy Cu ra khỏi dung dịch muối → lớp Cu màu đỏ bám vào đinh sắt. | Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu Fe là chất khử, Cu2+ (CuSO4) là chất oxi hóa.
| |
Phản ứng oxi hóa – khử trong môi trường axit | Rót vào ống nghiệm khoảng 2ml dd FeSO4, thêm vào ống 1ml dd H2SO4 loãng. Nhỏ từng giọt KMnO4 vào ống nghiệm, lắc nhẹ mỗi lần nhỏ KMnO4. | Màu của dung dịch thuốc tím nhạt dần → mất màu hoàn toàn. | Vì trong môi trường axit FeSO4 là chất khử, xảy ra sự oxi hóa Fe2+ → Fe3+; Mn từ Mn7+ → Mn2+ | 10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 → 5Fe2(SO4)3 + 2MnSO4 + K2SO4 + 8H2O Fe2+ (FeSO4) là chất khử, Mn+7 (KMnO4) là chất oxi hóa. |
Trong quá trình học tập, nếu có bất kỳ thắc mắc nào, các em hãy để lại câu hỏi ở mục hỏi đáp để cùng thảo luận và trả lời nhé. Chúc các em học tốt!
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây