Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lý thuyết SVIP
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố thuộc nhóm oxi là:
A. ns2np2. B. ns2np3. C. ns2np4. D. ns2np6.
Câu 2 : Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm chung của các nguyên tố halogen?
A. Có tính oxi hóa mạnh.
B. Vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.
C. Ở điều kiện thường là chất khí.
D. Có các số oxi hóa là -1, +1, +3, +5, +7 trong hợp chất.
Câu 3: Đơn chất halogen nào sau đây có tính oxi hóa yếu nhất?
A. Flo B. Iot C. Clo D. Brom
Câu 4: Nhóm đơn chất nào sau đây vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử
A. O3, S, Br2 |
C. Na, O2, S |
B. Cl2, S, Br2 |
D. S, F2, Cl2 |
Câu 5: Dung dịch axit nào sau đây không thể chứa trong bình thủy tinh?
A. HCl B. HBr C. HF D. HI
Câu 6: Nước gia-ven là dung dịch chứa các chất nào?
A.NaCl và HCl. B. NaClO và HClO.
C.NaCl và NaClO. D. HCl và HClO.
Câu 7: Trong công nghiệp, khí clo thường được điều chế bằng cách
A. Điện phân nước.
B. Chưng cất phân đoạn không khí lỏng.
C. Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn.
D. Nhiệt phân muối clorua.
Câu 8: Kim loại nào không tác dụng với dung dịch axit HCl hoặc H2SO4 loãng?
A. Fe B.Ca C.Cu D.Mg
Câu 9: Nguyên tắc khi pha loãng axit sunfuric đặc nóng là gì?
A. Đổ nhanh nước vào axit đặc, khuấy đều.
B. Đổ nhanh axit đặc vào nước, khuấy đều.
C. Đổ từ từ nước vào axit đặc, khuấy đều.
D. Đổ từ từ axit đặc vào nước, khuấy đều.
Câu 10: Thuốc thử dùng để phân biệt các dung dịch muối halogenua là:
A. dung dịch NaOH B. dung dịch Na2SO4
C. dung dịch Ba(NO3)2 D. dung dịch AgNO3
Câu 11: Cho sơ đồ phản ứng Zn + HCl → ZnCl2 + H2↑.
Yếu tố nào sau đây không gây ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng trên?
A. Nhiệt độ.
B. Áp suất.
C. Kích thước của Zn.
D. Nồng độ axit HCl.
Câu 12: Người ta nén một lượng hỗn hợp 2 khí NO2 và N2O4 vào một bình thủy tinh kín. Biết rằng luôn tồn tại cân bằng 2NO2 ⇌ N2O4, ∆H< 0.
Khi thay đổi yếu tố nào sau đây thì màu của bình khí nhạt dần?
A.Tăng nhiệt độ của hệ.
B.Tăng áp suất của hệ.
C.Giảm áp suất của hệ.
D.Giảm nhiệt độ của hệ.
PHẦN II: TỰ LUẬN
Câu 1: Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:
a) KClO3 \(\underrightarrow{t^o}\)
b) HCl đặc + MnO2 \(\underrightarrow{t^o}\)
c) SO2 + NaOH → (tạo muối axit)
d) Al + H2SO4 loãng →
e) Fe + H2SO4 đặc, nóng →
Câu 2: Chỉ dùng một thuốc thử duy nhất hãy nhận biết các dung dịch không màu sau: Na2CO3, NaCl, HCl, BaCl2, H2SO4.
Câu 3: Cho 31,84g hỗn hợp NaX và NaY (X, Y là 2 nguyên tố halogen ở 2 chu kì liên tiếp) vào dung dịch AgNO3 dư thì thu được 57,34g kết tủa. Xác định công thức của 2 muối NaX và NaY. Tính % khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu.
Câu 4: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp 2 kim loại Al và Fe trong 200ml dung dịch axit H2SO4 loãng có nồng độ 1M. Kết thúc phản ứng thu được V lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y chỉ chứa các muối sunfat.
a) Tính giá trị của V.
b) Cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch NaOH dư. Lọc lấy phần chất rắn không tan đem đi nung đến khi khối lượng không đổi thì thu được khối lượng là 9,1 gam. Hãy tính giá trị của m.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây