Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lý thuyết SVIP
I. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ
II. CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ
1. OXIT
- Oxit là hợp chất gồm 2 nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi.
Tính chất | OXIT AXIT | OXIT BAZƠ |
Tác dụng với nước | Một số oxit axit tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit. CO2 + H2O → H2CO3 P2O5 + 3H2O → 2H3PO4 | Một số oxit bazơ tác dụng được với nước tạo thành dung dịch bazơ tương ứng (kiềm) Na2O + H2O → 2NaOH |
Tác dụng với axit | Không phản ứng | Oxit bazơ tác dụng với axit tạo thành muối và nước. CaO + H2SO4 → CaSO4 + H2O |
Tác dụng với dung dịch bazơ | Oxit axit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3 + H2O | Không phản ứng |
Tác dụng với oxit axit | Không phản ứng | Một số oxit bazơ tác dụng với oxit axit tạo thành muối CaO + CO2 → CaCO3 |
Tác dụng với oxit bazơ | Oxit axit tác dụng với một số oxit bazơ tạo thành muối SO2 + BaO → BaSO3 | Không phản ứng |
2. AXIT
1. Tác dụng với chất chỉ thị Dung dịch axit làm giấy quỳ tím chuyển sang màu đỏ. | 3. Tác dụng với oxit bazơ Axit tác dụng với oxit bazơ tạo thành muối và nước. CaO + H2SO4 → CaSO4 + H2O |
2. Tác dụng với kim loại Dung dịch axit tác dụng được với một số kim loại tạo thành muối và giải phóng khí hidro. Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag H2SO4 đặc và HNO3 tác dụng với hầu hết các kim loại tạo muối nhưng không giải phóng khí H2. Cu + 2H2SO4đặc → CuSO4 + SO2???? + 2H2O H2SO4 đặc có tính háo nước. | |
4. Tác dụng với bazơ Axit tác dụng với bazơ tạo thành muối và nước. Phản ứng của axit với bazơ được gọi là phản ứng trung hòa. 2Fe(OH)3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 6H2O | |
5. Tác dụng với muối Muối có thể tác dụng với axit tạo thành muối mới và axit mới. H2SO4 + BaCl2 → BaSO4???? + 2HCl 2HCl + Na2CO3 → 2NaCl + H2O + CO2???? |
3. BAZƠ
1. Tác dụng với chất chỉ thị Dung dịch bazơ làm giấy quỳ tím chuyển sang màu xanh, dung dịch phenolphtalein chuyển sang màu đỏ. | 4. Tác dụng với muối Dung dịch muối có thể tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối mới và bazơ mới. CuSO4 + NaOH → Cu(OH)2 + Na2SO4 |
2. Tác dụng với oxit axit Dung dịch bazơ (kiềm) tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước. Ca(OH)2 + SO3 → CaSO4 + H2O | 5. Phản ứng nhiệt phân Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy tạo thành oxit và nước. 2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O |
3. Tác dụng với axit Bazơ tan và bazơ không tan đều tác dụng với axit tạo thành muối và nước. NaOH + HCl → NaCl + H2O |
4. MUỐI
1. Tác dụng với kim loại Dung dịch muối có thể tác dụng với kim loại tạo thành muối mới và kim loại mới. Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag | 3. Tác dụng với bazơ Dung dịch muối có thể tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối mới và bazơ mới. CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2???? + Na2SO4 |
2. Tác dụng với axit Muối có thể tác dụng với axit tạo thành muối mới và axit mới. BaCl2 + H2SO4 → BaSO4???? + 2HCl Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + H2O + CO2???? | 4. Tác dụng với muối Hai dung dịch muối có thể tác dụng với nhau tạo thành hai muối mới. NaCl + AgNO3 → AgCl???? + NaNO3 |
5. Phản ứng nhiệt phân Một số muối bị phân hủy ở nhiệt độ cao 2KClO3 2KCl + 3O2 |
- Phản ứng trao đổi: Là phản ứng hóa học, trong đó hai hợp chất tham gia phản ứng trao đổi với nhau những thành phần cấu tạo của chúng để tạo ra những hợp chất mới.
- Điều kiện để phản ứng trao đổi xảy ra: Phản ứng trao đổi trong dung dịch của các chất chỉ xảy ra nếu sản phẩm tạo thành có chất không tan hoặc chất khí.
5. KIM LOẠI
Tính chất vật lí chung
- Có tính dẻo, dễ dát mỏng và dễ kéo sợi.
- Dẫn điện và dẫn nhiệt tốt. (Ag là kim loại dẫn điện và dẫn nhiệt tốt nhất, tiếp theo là Cu, Al, Fe, …)
- Có ánh kim.
Dãy hoạt động hóa học của kim loại
Ý nghĩa dãy hoạt động hóa học của kim loại:
- Mức độ họat động hóa học của kim loại giảm dần từ trái qua phải.
- Kim loại đứng trước Mg tác dụng với nước ở điều kiện thường tạo thành kiềm và khí hiđro
- Kim loại đứng trước H phản ứng với một số dd axit (HCl, H2SO4 loãng, …) giải phóng khí H2.
- Kim loại đứng trước (trừ Na, K…) đẩy kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối.
Tính chất hóa học
1. Tác dụng với phi kim
2Mg + O2 2MgO
Cu + Cl2 CuCl2 | 3. Tác dụng với nước Một số kim loại (Na, K, ...) + nước → dd kiềm + H2???? 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2 |
2. Tác dụng với dung dịch axit Kim loại đứng trước H (trong dãy HĐHH của kim loại) + dd axit (HCl, H2SO4 loãng) → muối + H2???? 2Al + 3H2SO4loãng → Al2(SO4)3 +3H2???? H2SO4 đặc, nóng và HNO3 tác dụng với hầu hết các kim loại (trừ Pt, Au) tạo thành muối nhưng không giải phóng hidro. | 4. Tác dụng với muối Muối + kim loại → muối mới + kim loại mới Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag |
Trong quá trình học tập, nếu có bất kỳ thắc mắc nào, các em hãy để lại câu hỏi ở mục hỏi đáp để cùng thảo luận và trả lời nhé. Chúc các em học tốt!
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây