Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lý thuyết SVIP
I. Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950
1. Hoàn cảnh lịch sử mới
- Thuận lợi:
+ Ngày 1/10/1949, cách mạng Trung Quốc thành công, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời.
+ Đầu năm 1950, Trung Quốc, Liên xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác lần lượt công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với nước ta.
- Khó khăn:
+ Tháng 5/1949, với sự đồng ý của Mĩ, Pháp đề ra kế hoạch Rơ-ve, tăng cường hệ thống phòng thủ đường số 4, thiết lập “hành lang Đông - Tây”: Hải Phòng - Hà Nội - Hòa Bình - Sơn La chuẩn bị tiến công Việt Bắc lần thứ hai.
2. Quân ta tiến công địch ở biên giới phía Bắc
a. Âm mưu của địch
- Nhờ có sự viện trợ của Mĩ về tài chính và quân sự, Pháp thực hiện kế hoạch Rơ-ve nhằm "khóa cửa biên giới Việt - Trung", ngăn chặn con đường liên lạc của ta với quốc tế bằng cách:
+ Lập hệ thống phòng ngự trên đường số 4, cô lập căn cứ địa Việt Bắc.
+ Lập hành lang Đông - Tây (nối liền các tỉnh Hải Phòng - Hà Nội - Hòa Bình - Sơn La).
=> Trên cơ sở đó, Pháp chuẩn bị cho âm mưu tấn công lần thứ hai lên Việt Bắc.
b. Chủ trương kế hoạch của ta
Chủ động mở chiến dịch Biên Giới nhằm:
- Tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch.
- Khai thông biên giới, khai thông con đường liên lạc giữa ta với quốc tế, Trung Quốc.
- Mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc, tạo điều kiện đẩy mạnh cuộc kháng chiến tiến lên.
c. Diễn biến
- Ngày 18/9/1950 ta tiêu diệt Đông Khê, hệ thống phòng ngự của địch trên đường số 4 bị lung lay.
- Địch buộc rút khỏi Cao Bằng, cho quân từ Thất Khê lên đánh Đông Khê và đón cánh quân từ Cao Bằng xuống, yểm trợ cho cuộc rút lui.
- Ta đoán được ý định đó của địch nên đã bố trí quân mai phục trên đường số 4. Hai cánh quân từ Cao Bằng xuống và từ Thất Khê lên, không gặp được nhau.
- Pháp buộc phải rút quân về Na Sầm, rồi Lạng Sơn, đến ngày 22/10 thì rút khỏi đường số 4.
- Đến 23/10/1950, chiến dịch Biên giới kết thúc hoàn toàn thắng lợi.
d. Kết quả
- Ta giải phóng vùng biên giới Việt Trung từ Cao Bằng đến Đình Lập với chiều dài 750 km.
- Hành lang Đông - Tây bị chọc thủng ở Hòa Bình.
- Kế hoạch Rơ-ve của Pháp bị phá sản.
- Căn cứ Việt Bắc củng cố và mở rộng.
e. Ý nghĩa
- Địch thất bại về quân sự lẫn chính trị, trở nên nên bị động .
- Quân ta giành quyền chủ động trên chiến truờng chính (Bắc Bộ).
II. Âm mưu đẩy mạnh chiến tranh xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp
- Sau thất bại cay đắng trong chiến dịch Biên giới, Pháp quyết tâm thực hiện âm mưu mới nhằm giành lại quyền chủ động chiến lược đã mất. Mĩ nhân cơ hội đó, tăng cường viện trợ cho Pháp, đẩy mạnh cuộc chiến tranh.
- Ngày 23/12/1950, "Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương" được kí kết, theo đó Mĩ viện trợ quân sự, kinh tế - tài chính cho Pháp. Từ đây, Mĩ buộc Pháp lệ thuộc vào mình và từng bước thay chân Pháp ở Đông Dương.
- Với sự viện trợ của Mĩ, Pháp đề ra kế hoạch Đờ Lát đờ Tát-xi-nhi (12/1950) nhằm:
+ Xây dựng lực lượng, bình định vùng tạm chiếm.
+ Kết hợp phản công và tiến công lực lượng cách mạng Việt Nam.
III. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (2/1951)
1. Hoàn cảnh
Cuộc kháng chiến của nhân dân ta đến đầu những năm 50 của thế kỉ XX đã có những thay đổi và bước ngoặt mới, để đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh kháng chiến đi đến thắng lợi, Đảng Cộng sản Đông Dương đã họp Đại hội đại biểu lần thứ II tại Chiêm Hóa - Tuyên Quang, từ ngày 11 đến 19/2/1951.
2. Nội dung cơ bản
- Báo cáo chính trị nêu nhiệm vụ trước mắt của cách mạng Việt Nam là “tiêu diệt thực dân Pháp và đánh bại can thiệp Mĩ, giành thống nhất, độc lập hoàn toàn, bảo vệ hòa bình thế giới".
- Bàn về Cách mạng Việt Nam nêu lên nhiệm vụ chống phong kiến song song với chống đế quốc.
- Đổi tên Đảng là Đảng Lao động Việt Nam.
- Bầu ra Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị của Đảng do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch, Trường Chinh làm Tổng Bí thư.
3. Ý nghĩa lịch sử
- Đánh dấu bước trưởng thành của Đảng.
- Mối quan hệ của Đảng và quần chúng được tăng cường.
- Thúc đẩy kháng chiến giành lên thắng lợi.
IV. Phát triển hậu phương kháng chiến về mọi mặt
1. Về chính trị
- Tháng 3/1951, Việt Minh và Hội Liên Việt hợp nhất thành Mặt trận Liên Việt. Cùng với đó, Liên minh nhân dân Việt - Miên - Lào cũng được thành lập.
- Đại hội Chiến sĩ thi đua và Cán bộ gương mẫu toàn quốc họp (5/1952), bầu chọn được 7 anh hùng (Cù Chính Lan, La Văn Cầu, Nguyễn Quốc Trị, Nguyễn Thị Chiên, Ngô Gia Khảm, Trần Đại Nghĩa, Hoàng Hanh).
2. Kinh tế
- Năm 1952, Chính phủ mở cuộc vận động lao động sản xuất và thực hành tiết kiệm. Năm 1953, vùng tự do sản xuất được 2.757.000 tấn thóc.
- Thủ công nghiệp và công nghiệp về cơ bản đáp ứng được yêu cầu về công cụ sản xuất và những mặt hàng thiết yếu (thuốc men, quân trang, quân dụng…).
- Đầu năm 1953, ta thực hiện triệt để giảm tô và cải cách ruộng đất ở vùng tự do (Thái Nguyên và Thanh Hóa, từ tháng 4/1953 đến tháng 7/1954, ta đã thực hiện 5 đợt giảm tô và 1 đợt cải cách ruộng đất).
3. Văn hóa, giáo dục, y tế
- Tiếp tục tiến hành công cuộc cải cách giáo dục (từ năm 1950), đến năm 1952 đã có trên 1 triệu học sinh phổ thông; khoảng 14 triệu người thoát nạn mù chữ…
- Giới văn nghệ sĩ hăng hái thâm nhập mọi mặt đời sống chiến đấu và sản xuất.
- Các hoạt động y tế được phát triển, công tác vận động vệ sinh phòng bệnh, bài trừ mê tín dị đoan… được thực hiện rộng rãi. Bệnh viện, bệnh xá, phòng y tế… được xây dựng.
V. Giữ vững quyền chủ động đánh địch trên chiến trường (đọc thêm)
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây