Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lý thuyết SVIP
I. Tình hình kinh tế nước Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai
1. Tình hình chung
- Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ không bị thiệt hại nhiều mà thu được nhiều lợi nhất, bởi Mĩ có Đại Tây Dương và Thái Bình Dương che chở. Do đó, đất nước không bị chiến tranh tàn phá, lại được yên ổn sản xuất. Hơn nữa, trong thời chiến tranh, Mĩ còn thu được món lợi khổng lồ do buôn bán vũ khí.
- Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ trở thành nước giàu mạnh nhất trong thế giới tư bản.
2. Tình hình kinh tế
- Trong những năm 1945 - 1950, Mĩ đạt được nhiều thành tựu về kinh tế:
+ Về công nghiệp: chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp thế giới.
+ Về nông nghiệp: sản lượng nông nghiệp của Mĩ gấp hai lần sản lượng nông nghiệp của Anh, Pháp, Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản cộng lại.
+ Về tài chính: Mĩ nắm giữ ¾ dự trữ vàng của thế giới.
+ Về quân sự: Mĩ có lực lượng mạnh nhất, được trang bị các loại vũ khí hiện đại, giữ vững độc quyền về vũ khí hạt nhân.
- Hai thập kỉ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ là trung tâm kinh tế - tài chính giàu mạnh nhất thế giới.
- Nguyên nhân của sự phát triển:
+ Đất nước không bị chiến tranh tàn phá.
+ Tài nguyên phong phú, nhân công dồi dào.
+ Dựa vào thành tựu khoa học - kĩ thuật…
+ Làm giàu từ Chiến tranh thế giới thứ hai (thu 114 tỷ USD trong chiến tranh).
+ Trình độ tập trung sản xuất và tư bản cao.
II. Sự phát triển về khoa học - kĩ thuật (gộp với Bài 12)
III. Chính sách đối nội, đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh
1. Đối nội
- Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa thay nhau cầm quyền thống trị ở Mĩ với những chính sách đối nội thống nhất sau:
- Chính phủ Mĩ đã ban hành một loạt các đạo luật nhằm chống lại phong trào công nhân và phong trào dân chủ ở trong nước như Đạo luật Tây-hác-lây (chống phong trào công đoàn và phong trào đình công), Luật Mác-ca-ran (chống Đảng Cộng sản), Luật Kiểm tra lòng trung thành (loại bỏ những người có tư tưởng tiến bộ ra khỏi bộ máy nhà nước Mĩ)…
2. Đối ngoại
- Đề ra “chiến lược toàn cầu” với mưu đồ thống trị thế giới.
- Đưa ra kế hoạch Mác-san năm 1946 để lôi kéo các nước đồng minh.
- Gây ra các cuộc bạo loạn, lật đổ và tiến hành chiến tranh trực tiếp: Việt Nam, Triều Triên, Trung Quốc...
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây