Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lý thuyết SVIP
CÂN BẰNG CỦA MỘT VẬT CHỊU TÁC DỤNG CỦA HAI LỰC
VÀ BA LỰC KHÔNG SONG SONG
I. Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực
1. Điều kiện cân bằng
Muốn cho một vật chịu tác dụng của hai lực ở trạng thi cân bằng thì hai lực đó phải cùng giá, cùng độ lớn và ngược chiều.
\(\overset{\to }{\mathop{{{F}_{1}}}}\,=-\overset{\to }{\mathop{{{F}_{2}}}}\)
2. Xác định trọng tâm của một vật phẳng, mỏng bằng thực nghiệm
Trọng tâm là điểm đặt của trọng lực. Dựa vào điều kiện cân bằng trên dây, ta có thể xác định trọng tâm của vật phẳng, mỏng bằng cách:
- Dùng dây dọi xác định 2 phương trọng lực (thẳng đứng) từ hai điểm treo khác nhau của thuộc vật.
- Giao điểm của phương 2 dây dọi chính là trọng tâm của vật.
II. Cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực không song song
1. Qui tắc hợp lực hai lực có giá đồng quy
Muốn tổng hợp hai lực có giá đồng quy tác dụng lên một vật rắn ta phải
- Trượt hai véc tơ lực đó trên giá của chúng đến điểm đồng quy.
- Áp dụng quy tắc hình bình hành để tìm hợp lực.
2. Điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực không song song
Muốn cho một vật chịu tác dụng của ba lực không song song ở trạng thái cân bằng thì :
- Ba lực đó phải đồng phẳng và đồng qui.
- Hợp lực của hai lực phải cân bằng với lực thứ ba.
\(\overset{\to }{\mathop{{{F}_{1}}}}\,+\overset{\to }{\mathop{{{F}_{2}}}}\,=-\overset{\to }{\mathop{{{F}_{3}}}}\)
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây