Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài tập vận dụng định luật Ôm và công thức tính điện trở của dây dẫn SVIP
Bài 1
Một dây dẫn bằng nicrom dài 30 m, tiết diện 0,3 mm2 được mắc vào hiệu điện thế 220 V. Tính cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn này.
Tóm tắt bài 1
\(\rho=1,1.10^{-6}\) Ωm
\(l=30\) m
\(S=0,3\) mm2 \(=0,3.10^{-6}\) m2
\(U=220\) V
\(I=?\)
Hướng dẫn giải bài 1
Điện trở của dây dẫn là:
\(R=\dfrac{\rho l}{S}=\dfrac{1,1.10^{-6}.30}{0,3.10^{-6}}=110\) (Ω)
Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn là:
\(I=\dfrac{U}{R}=\dfrac{220}{110}=2\) (A)
Bài 2
Một bóng đèn khi sáng bình thường có điện trở là \(R_1=7,5\) Ω và cường độ dòng điện chạy qua đèn khi đó là \(I=0,6\) A. Bóng đèn này được mắc nối tiếp với một biến trở và chúng được mắc vào hiệu điện thế \(U=12\) V (như sơ đồ hình dưới đây).
a. Phải điều chỉnh biến trở có trị số điện trở \(R_2\) là bao nhiêu để bóng đèn sáng bình thường?
b. Biến trở này có điện trở lớn nhất là \(R_b=30\) Ω với cuộn dây dẫn được làm bằng hợp kim nikêlin có tiết diện \(S=1\) mm2. Tính chiều dài \(l\) của dây dẫn dùng làm biến trở này.
Tóm tắt bài 2
\(R_1=7,5\) Ω
\(I=0,6\) A
\(U=12\) V
a. Để đèn sáng bình thường, \(R_2=?\)
b. \(R_b=30\) Ω
\(\rho=0,4.10^{-6}\) Ωm
\(S=1\) mm2 \(=10^{-6}\) m2
\(l=?\)
Hướng dẫn giải bài 2
Điện trở tương đương của đoạn mạch khi đèn sáng bình thường là:
\(R_{tđ}=\dfrac{U}{I}=\dfrac{12}{0,6}=20\) (Ω)
Trị số điện trở \(R_2\) khi đèn sáng bình thường là:
\(R_2=R_{tđ}-R_1=20-7,5=12,5\) (Ω)
Chiều dài của dây dẫn là:
\(l=\dfrac{R.S}{\rho}=\dfrac{30.10^{-6}}{0,4.10^{-6}}=75\) (Ω)
Bài 3
Một bóng đèn có điện trở \(R_1=600\) Ω được mắc song song với bóng đèn thứ hai có điện trở \(R_2=900\) Ω vào hiệu điện thế \(U_{MN}=220\) V (như sơ đồ hình dưới đây).
Dây nối từ M tới A và từ N tới B là dây đồng, có chiều dài tổng cộng là \(l=200\) m và có tiết diện \(S=0,2\) mm2. Bỏ qua điện trở của dây nối từ hai bóng đèn tới A và B.
a. Tính điện trở của đoạn mạch MN.
b. Tính hiệu điện thế vào hai đầu của mỗi đèn.
Tóm tắt bài 3
\(R_1=600\) Ω
\(R_2=900\) Ω
\(U_{MN}=220\) V
\(\rho=1,7.10^{-8}\) Ωm
\(l=200\) m
\(S=0,2\) mm2 \(=0,2.10^{-6}\) m2
a. \(R_{MN}=?\)
b. \(U_1,U_2=?\)
Hướng dẫn giải bài 3
a. Điện trở tương đương của hai bóng đèn là
\(R_{12}=\dfrac{R_1R_2}{R_1+R_2}=\dfrac{600.900}{600+900}=360\) (Ω)
Điện trở của đoạn dây đồng là:
\(R_d=\dfrac{\rho l}{S}=\dfrac{1,7.10^{-8}.200}{0,2.10^{-6}}=17\) (Ω)
Điện trở tương đương của đoạn mạch MN là:
\(R_{MN}=R_{12}+R_d=360+17=377\) (Ω)
b. Cường độ dòng điện chạy qua mạch chính là:
\(I=\dfrac{U}{R_{MN}}=\dfrac{220}{377}\approx0,583\) (A)
Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn là:
\(U_1=U_2=I.R_{12}=0,583.360=210\) (V)
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây