Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Biến trở - Điện trở sử dụng trong kỹ thuật SVIP
I. Biến trở
1. Tìm hiểu cấu tạo và hoạt động của biến trở
Biến trở là điện trở có trị số có thể thay đổi được.
Có nhiều loại biến trở, chúng có thể khác nhau về chất liệu cấu tạo, hình dáng...
Có nhiều cách phân loại biến trở:
- Theo chất liệu cấu tạo: biến trở dây quấn, biến trở than,...
- Theo bộ phận điều chỉnh: biến trở con chạy, biến trở tay quay,...
Biến trở thường được nối với các bộ phận khác trong mạch điện bằng ba chốt: hai chốt nối với hai đầu biến trở, chốt còn lại nối với con chạy (hoặc tay quay).
Ví dụ, các chốt A, N, B và con chạy C ở hình dưới đây.
Trong các mạch điện, biến trở được thể hiện bằng các kí hiệu.
2. Sử dụng biến trở để điều chỉnh cường độ dòng điện
Mắc biến trở vào mạch điện như sơ đồ hình dưới đây.
Đẩy con chạy C về sát điểm N để biến trở có điện trở lớn nhất.
Đóng công tắc rồi dịch chuyển con chạy C để đèn sáng hơn.
Kết luận: Biến trở có thể được dùng để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch khi thay đổi trị số điện trở của nó.
II. Các điện trở dùng trong kĩ thuật
Trong kĩ thuật, người ta sử dụng điện trở có kích thước nhỏ với các trị số khác nhau, có thể lớn tới vài trăm mêgaôm (1 MΩ= 106 Ω).
Có hai cách ghi trị số các điện trở kĩ thuật:
- Cách 1: Trị số được ghi trên điện trở.
- Cách 2: Trị số được thể hiện bằng cách màu vòng sơn trên điện trở.
Tìm hiểu về quy định các vòng màu tại mục "Có thể em chưa biết"- SGK Vật lí 9, trang 31.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây