Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lý thuyết SVIP
ĐỒ GỐM GIA DỤNG CỦA NGƯỜI VIỆT
- Phan Cẩm Thượng -
I. Đọc - tìm hiểu chung
1. Tác giả
Phan Cẩm Thượng (sinh năm 1957), là họa sĩ, nhà giáo dục, nhà nghiên cứu và phê bình văn hóa nghệ thuật Việt Nam.
2. Tác phẩm
a. Xuất xứ: in trong “Văn minh vật chất của người Việt”, NXB Thế giới, 2018.
b. Thể loại: văn bản thông tin.
c. Đề tài: đồ gốm Việt Nam.
d. Nhan đề: “Đồ gốm gia dụng của người Việt”
- Nêu lên được đề tài của bài viết.
- Thu hút người đọc tìm hiểu nội dung thông tin sẽ được trình bày.
e. Bố cục
II. Đọc - tìm hiểu chi tiết
Phần 1: Sự phát triển của đồ gia dụng gốm sứ nhỏ thông qua một điển hình là bát ăn cơm
Phần 2: Đặc điểm đồ gốm gia dụng thời Lý – Trần
- Ở nông thôn, trung bình mỗi gia đình đều có một chạn bát đĩa thường dụng và một vài rổ bát đĩa được trữ dùng khi có cỗ bàn.
- Đồ gốm gia dụng bình dân thường có: bát ăn cơm, bát chiết yêu, ang, âu, đĩa lòng nông, đũa cả, đũa ăn, muôi bằng gỗ. Những đồ gốm này thường có men trắng đục, trắng xanh, ít hoa văn, mỏng manh, dễ vỡ, cấu tạo đơn sơ, chất lượng đất không tinh, giá rẻ.
- Triều đình sẽ sử dụng những hàng đẹp, hoặc mở những lò làm riêng hay đặt những lô hàng riêng có đề chữ Nội phủ; hoặc sang Trung Hoa đặt mua đồ gốm sứ, ở thành thị cũng ưa chuộng dùng những mặt hàng này.
→ Một thi trường đồ gốm Trung Hoa và Nội phủ rất đa dạng, phong phú về chủng loại:
+ Đĩa to có thể đựng được cả con gà hay cá chép lớn rán giòn.
+ Bát và âu múc canh có thể đựng đến nửa nồi canh riêu cua.
+ Bát ăn cơm, bát nhỏ đựng nước mắm chấm.
+ Đĩa nhỏ đựng chanh ớt, hạt tiêu.
+ Nậm hay lục bình đựng rượu.
+ Chén tống uống rượu và trà.
+ Sử dụng thìa nhỏ, muôi lớn.
+ Ang, liễn, bát quả, tô…
→ Phản ánh những bữa cơm cũng như những thói quen sinh hoạt cầu kì, cao sang.
III. Tổng kết
1. Nội dung
- Tái hiện lịch sử phát triển cũng như những đặc trưng đồ gốm gia dụng của người Việt.
- Bày tỏ sự trân trọng của tác giả đối với những di sản và nét đẹp văn hóa truyền thống.
2. Nghệ thuật
- Các thông tin được chọn lọc tiêu biểu và hấp dẫn.
- Thông tin được sắp xếp theo các trình tự linh hoạt, hợp lí tạo nên một bố cục chặt chẽ, mạch lạc.
- Sử dụng kết hợp nhiều phương thức biểu đạt nhằm tăng sức biểu cảm, thuyết phục, ấn tượng và lôi cuốn người đọc.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây