Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Virus gây bệnh SVIP
Khi người bệnh (do nhiễm virus) hắt hơi, virus thường theo hàng ngàn giọt bắn bay vào trong không khí và có khả năng lây truyền bệnh cho người khác. Ngoài ra, virus còn có thể lây truyền qua nhiều con đường khác nhau. Để hạn chế sự lây truyền virus, chúng ta cần thực hiện những biện pháp gì?
I. Phương thức lây truyền và cách phòng chống bệnh do virus gây ra
1. Các phương thức lây truyền bệnh do virus ở người, động vật và thực vật
a. Phương thức truyền ngang (từ cá thể này sang cá thể khác)
- Đối với người và động vật:
- Virus lây lan qua đường hô hấp: các giọt tiết bắn ra khi hắt hơi, ho hoặc nói to từ cá thể nhiễm virus sang cá thể khác.
- Virus lây lan qua đường tiêu hoá: virus từ phân, nước tiểu, nhiễm vào thức ăn, nước uống.
- Virus lây lan qua tiếp xúc trực tiếp: qua đường tình dục, qua đường máu, như dụng cụ y tế bị nhiễm trùng, vết cắn của chó, mèo, dơi, chuột,..., qua bắt tay, dùng chung các đồ dùng hằng ngày.
- Đối với thực vật: Tế bào thực vật có vách cellulose nên virus không thể lây nhiễm như động vật mà chỉ có thể lây nhiễm qua vết thương.
b. Truyền dọc (từ cơ thể mẹ sang cơ thể con)
- Đối với người và động vật: lây truyền từ mẹ sang con qua nhau thai, nhiễm qua sinh nở hoặc qua sữa mẹ.
- Đối với thực vật: virus có thể lây truyền qua phấn hoa, qua hạt giống, qua nhân giống vô tính để truyền sang cho thế hệ sau.
2. Cách phòng chống bệnh do virus ở người, động vật và thực vật
a. Cách phòng chống bệnh do virus ở người
- Một số biện pháp chung:
- Ngoài ra, cần tìm hiểu biểu hiện bệnh, cơ chế lây truyền của mỗi loại virus để có cách phòng chống khác nhau.
- Đối với virus lây truyền qua đường hô hấp.
Đeo khẩu trang, giữ khoảng cách nơi công cộng |
Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn |
Giữ vệ sinh nhà của |
Khai báo y tế |
- Đối với virus lây truyền qua đường tiêu hoá.
Thực hiện ăn uống hợp vệ sinh |
Không dùng chung bát, đũa, li uống nước |
- Đối với virus lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp qua đường tình dục, máu, dùng chung các đồ vật hằng ngày: sống lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội; tiệt trùng các dụng cụ y tế, không dùng chung bơm, kim tiêm; tránh tiếp xúc với các động vật truyền bệnh; khử trùng các đồ dùng hằng ngày;...
b. Cách phòng chống bệnh do virus ở động vật
- Cần tìm hiểu triệu chứng gây bệnh và cơ chế lây truyền của từng loại virus để kịp thời phát hiện và xử lí.
Dịch tả lợn châu Phi |
Gây sốt cao, bỏ ăn, lười vận động, một số vùng da chuyển sang màu xanh tím, xuất huyết ở tai và bụng, sau một thời gian nhiễm bệnh lợn bị hôn mê và chết. Virus lây lan rất nhanh qua đường hô hấp, tiêu hoá, máu và từ mẹ sang con. |
- Cách li cá thể nhiễm bệnh khỏi đàn gia súc, gia cầm.
- Không sử dụng các động vật đã bị nhiễm virus, cần chôn lấp động vật chết do virus đúng quy trình.
- Vệ sinh chuồng, trại, ao nuôi sạch sẽ; xử lí ao hồ trước khi nuôi thuỷ sản.
- Chủ động tiêm vaccine phòng bệnh cho vật nuôi theo quy định.
- Chọn, tạo con giống khoẻ mạnh để chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ sản.
c. Cách phòng chống bệnh do virus ở thực vật
- Cần tìm hiểu triệu chứng gây bệnh và cơ chế lây truyền trên cây trồng của từng loại virus để kịp thời phát hiện và xử lí.
- Loại bỏ các cá thể nhiễm bệnh khỏi quần thể.
- Phòng tránh, xử lí côn trùng gây hại, hạn chế các vết cắn của côn trùng lên cây.
- Xử lí đồng ruộng trước khi gieo trồng.
- Chọn, tạo giống khoẻ, sạch bệnh để gieo trồng.
3. Các biến thể của virus
- Trong quá trình lây truyền, sau nhiều lần virus nhân lên trong tế bào vật chủ, bộ gene của chúng có thể bị đột biến và thay đổi so với bộ gene ban đầu, tạo ra các cá thể mới. Quần thể virus có kích thước lớn, khả năng nhân lên mạnh, lây nhiễm rộng, do đó xác suất đột biến rất cao và có thể tạo ra rất nhiều biến thể.
- Một số đột biến có thể gây ảnh hưởng đến đặc tính sinh học của virus
Virus lây truyền từ cá thể này sang cá thể khác theo hai phương thức: truyền ngang và truyền dọc. Tuỳ vào từng phương thức và tuỳ vào loại virus gây bệnh mà chúng ta có biện pháp phòng chống hợp lí. Virus có khả năng đột biến với tần số cao nên thường tạo ra nhiều biến thể mới, gây nên các đại dịch nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khoẻ, tính mạng của con người; gây thiệt hại cho ngành chăn nuôi, trồng trọt.
II. Dự án điều tra một số bệnh do virus gây ra tại địa phương
1. Chuẩn bị
- Máy ảnh hoặc điện thoại thông minh (nếu có); máy tính (nếu có); bút màu, giấy A0, A4; tranh, ảnh về bệnh do virus gây ra, phiếu điều tra.
2. Hướng dẫn thực hiện dự án
- Nội dung:
- Mỗi nhóm tiến hành chọn một trong các đề tài sau để tìm hiểu về các bệnh do virus gây ra: (1) Điều tra các bệnh do virus gây ra ở người; (2) Điều tra các bệnh do virus gây ra ở động vật; (3) Điều tra các bệnh do virus gây ra ở thực vật.
- Trong mỗi đề tài, cần điều tra các nội dung sau: Tên bệnh, virus gây bệnh, sự lây lan, hậu quả, biện pháp phòng tránh.
- Lập kế hoạch thực hiện dự án:
- Mỗi nhóm tiến hành lập kế hoạch thực hiện dự án dựa trên kế hoạch của giáo viên và nộp cho giáo viên duyệt trước khi tiến hành.
- Mẫu kế hoạch thực hiện dự án của học sinh:
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN DỰ ÁN Nhóm: ... Lớp: .... Đề tài: ...
|
- Sau mỗi tuần, từng nhóm báo cáo lại cho giáo viên những nội dung đã và chưa thực hiện được. Những nội dung chưa thực hiện được thì nêu rõ lí do và đề xuất phương án giải quyết.
- Có thể tham khảo các bước tiến hành dự án sau:
Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết |
+ Đặt các câu hỏi thắc mắc về virus gây bệnh tại địa phương. + Xác định câu hỏi trọng tâm. + Đề xuất vấn đề cần giải quyết. |
Bước 2: Thiết kế phiếu điều tra |
Dựa vào mục tiêu, nội dung, vấn đề cần giải quyết để thiết kế phiếu điều tra. |
Bước 3: Tiến hành điều tra |
+ Chỉ rõ địa chỉ khu vực điều tra. + Xác định đối tượng cung cấp thông tin. + Tiến hành điều tra trực tiếp hoặc trực tuyến qua google form. |
Bước 4: Xử lí kết quả điều tra |
+ Thống kê kết quả thể hiện qua số lượng, tỉ lệ % của các chỉ báo nội dung. + Có thể biểu diễn bằng bảng, biểu đồ. |
Bước 5: Đề xuất biện pháp tuyên truyền |
+ Xác định nội dung tuyên truyền. + Lựa chọn hình thức tuyên truyền. + Thiết kế sản phẩm. |
- Sản phẩm dự án:
- Mỗi nhóm thực hiện hai sản phẩm học tập: (1) Kết quả điều tra các bệnh do virus gây ra ở địa phương và biện pháp phòng tránh các bệnh do virus gây ra ở địa phương em; (2) Sản phẩm tuyên truyền.
- Bài thuyết trình có thể làm dưới nhiều hình thức khác nhau.
- Mỗi nhóm tự lên ý tưởng cho bài thuyết trình của mình: đóng kịch, làm phim khoa học, buổi toạ đàm, trò chơi truyền hình,...
3. Báo cáo dự án
- Các nhóm báo cáo sản phẩm dự án theo kế hoạch của giáo viên và trong thời gian quy định.
- Sau khi mỗi nhóm báo cáo, cả lớp tiến hành thảo luận, tranh luận về những vấn đề có liên quan đến nội dung bài được đặt ra từ giáo viên hoặc từ các thành viên khác.
- Các nhóm chỉnh sửa, hoàn thiện và nộp bài cáo cáo theo yêu cầu của giáo viên.
4. Đánh giá dự án
- Tự đánh giá.
- Đánh gia đồng đẳng.
- Bảng đánh giá theo tiêu chí.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây