Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Chuyển động biến đổi. Gia tốc SVIP
I. Chuyển động biến đổi
Một ô tô đang đứng yên, bắt đầu chuyển động thì vận tốc tăng dần (chuyển động nhanh dần); khi đang chuyển động muốn dừng lại thì vận tốc giảm dần (chuyển động chậm dần).
Chuyển động có vận tốc thay đổi được gọi là chuyển động biến đổi.
II. Gia tốc của chuyển động biến đổi
Nếu trong thời gian \(\Delta t\), độ biến thiên vận tốc là \(\Delta\text{v}\) thì độ biến thiên của vận tốc trong một đơn vị thời gian là:
\(a=\dfrac{\Delta\text{v}}{\Delta t}=\dfrac{\text{v}_t-\text{v}_0}{t-t_0}\)
Đại lượng \(a\) cho biết sự thay đổi nhanh hay chậm của vận tốc được gọi là gia tốc của chuyển động (gọi tắt là gia tốc).
Nếu \(\Delta\text{v}\) có đơn vị là m/s (m.s-1), \(\Delta t\) có đơn vị là giây (s), thì gia tốc có đơn vị là m/s2 (m.s-2).
Gia tốc xác định bằng công thức \(a=\dfrac{\Delta\text{v}}{\Delta t}\) được gọi là gia tốc trung bình.
Vì \(\Delta\overrightarrow{\text{v}}\) là đại lượng vectơ, nên gia tốc \(\overrightarrow{a}\) cũng là đại lượng vectơ:
\(\overrightarrow{a}=\dfrac{\Delta\overrightarrow{\text{v}}}{\Delta t}\)
1. Gia tốc là đại lượng cho biết sự thay đổi nhanh chậm của sự thay đổi vận tốc: \(\overrightarrow{a}=\dfrac{\Delta\overrightarrow{\text{v}}}{\Delta t}\).
2. Khi \(\overrightarrow{a}\) cùng chiều với \(\overrightarrow{\text{v}}\) (a.v > 0): chuyển động nhanh dần; khi \(\overrightarrow{a}\) ngược chiều với \(\overrightarrow{\text{v}}\) (a.v < 0): chuyển động chậm dần.
3. Đơn vị của gia tốc trong hệ SI là m/s2 (m.s-2).
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây