Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phương pháp và kĩ năng học tập môn Khoa học tự nhiên SVIP
I. Phương pháp tìm hiểu tự nhiên
Phương pháp tìm hiểu tự nhiên là cách thức tìm hiểu các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và đời sống, chứng minh được các vấn đề trong thực tiễn bằng các dẫn chứng khoa học.
Phương pháp này gồm các bước sau:
II. Một số kĩ năng tiến trình học tập môn Khoa học tự nhiên
Kĩ năng tiến trình là các kĩ năng mà các nhà khoa học sử dụng trong quá trình nghiên cứu.
Một số kĩ năng tiến trình cơ bản thường được áp dụng là kĩ năng: quan sát, phân loại, liên kết, đo và dự báo.
1. Kĩ năng quan sát, phân loại
Kĩ năng quan sát là sử dụng một hoặc nhiều giác quan để thu nhận thông tin về đặc điểm, kích thước, hình dạng, kết cấu, vị trí,...của các sự vật và hiện tượng trong tự nhiên.
Học sinh cần sử dụng thêm các dụng cụ như thước đo, kính hiển vi,...để mở rộng phạm vi quan sát và có thông tin, kết quả chính xác hơn.
Kĩ năng phân loại là kĩ năng nhóm các đối tượng, khái niệm hoặc sự kiện thành các danh mục, theo các tính năng hoặc đặc điểm được lựa chọn.
2. Kĩ năng liên kết
Kĩ năng liên kết liên quan đến việc sử dụng các số liệu quan sát, kết quả phân tích số liệu hoặc dựa vào những điều đã biết nhằm xác định các mối quan hệ mới của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên.
Ví dụ: vòng tuần hoàn của nước trên Trái Đất liên quan chặt chẽ đến tính chất các thể của nước, sự vận chuyển và lưu chuyển của nước trong khí quyển,...
3. Kĩ năng đo
Kĩ năng đo đã được hình thành và phát triển ngay từ lớp 6, qua các bài đo chiều dài, đo khối lượng, đo nhiệt độ,...
Việc đo thường được thực hiện theo các bước sau:
- (1) Ước lượng (khối lượng, chiều dài,...của vật) để lựa chọn dụng cụ/thiết bị đo phù hợp.
- (2) Thực hiện phép đo, ghi kết quả đo và xử lí số liệu đo.
- (3) Nhận xét độ chính xác của kết quả đo căn cứ vào loại dụng cụ đo và cách đo.
- (4) Phân tích kết quả và thảo luận về kết quả nghiên cứu thu được.
4. Kĩ năng dự báo
Kĩ năng dự báo là kĩ năng đề xuất điều gì sẽ xảy ra dựa trên các quan sát, kiến thức, sự hiểu biết và suy luận của con người về sự vật và hiện tượng trong tự nhiên.
- Dự báo định tính: dựa vào hiểu biết, đánh giá, suy luận
- Dự báo định lượng: sử dụng mô hình tính toán, số liệu quan sát
III. Sử dụng các dụng cụ đo trong nội dung môn Khoa học tự nhiên 7
1. Cổng quang điện
Cổng quang điện có vai trò như công tác điều khiển đóng/mở đồng hồ đo thời gian hiện số.
Các bộ phận của cổng quang điện:
- D1 : phát tia hồng ngoại
- D2 : thu tia hồng ngoại
- Dây nối vừa cung cấp điện cho cổng quang, vừa gửi tín hiệu từ cổng quang tới đồng hồ
2. Đồng hồ đo thời gian hiện số
Đồng hồ đo thời gian hiện số hoạt động như một đồng hồ bấm giây nhưng được điều khiển bằng cổng quang.
Mặt trước của đồng hồ có các nút:
- (1) THANG ĐO: Có ghi giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của đồng hồ
9,999s - 0,001 s và 99,99 s - 0,01 s
- (2) MODE: Chọn chế độ làm việc của đồng hồ
- (3) RESET: Cho đồng hồ quay về trạng thái ban đầu
Mặt sau của đồng hồ có các nút:
- (4) Công tắc điện
- (5) Ba ổ cắm cổng quang A, B, C
- (6) Ổ cắm điện
IV. Báo cáo thực hành
1. Viết báo cáo thực hành
Mẫu báo cáo thực hành:
2. Viết và trình bày báo cáo, thuyết trình
Để hoạt động thuyết trình thảo luận hiệu quả, cần chú ý:
- Chuẩn bị: Vấn đề thuyết trình, dàn bài của báo cáo, thu thập tư liệu, cách trình bày báo cáo,...
- Hoạt động nhóm: Lập kế hoạch công việc, phân công người phụ trách, tiến trình thực hiện,...
- Báo cáo: Mỗi bài báo cáo có tối thiểu 4 nội dung: Mục đích báo cáo, thuyết trình; chuẩn bị và các bước tiến hành; kết quả và thảo luận; kết luận
1. Năm nước cần thực hiện khi áp dụng phương pháp tìm hiểu khoa học tự nhiên trong quá trình học tập và khám phá tri thức ở các bài học.
2. Kĩ năng cần thiết trong quá trình tìm hiểu khoa học tự nhiên: quan sát, phân loại, liên kết, dự báo,...
3. Cấu tạo và cách sử dụng một số dụng cụ đo mới trong môn KHTN lớp 7: cổng quang điện, đồng hồ đo thời gian hiện số
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây