Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Luyện tập biện pháp tu từ điệp từ, điệp ngữ SVIP
Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống.
Điệp từ, điệp ngữ là biện pháp để nhấn mạnh nội dung được nói đến.
Hôm nay bé hỏi mẹ
Tiếng gì là hay nhất
Tiếng mưa rơi tí tách
Tiếng gió lao xao hè?
Tiếng cạch cửa bố về?
Tiếng đàn ngân nga hát?
Tiếng đũa và tiếng bát?
Tiếng đầm ấm bữa cơm?
(Phạm Thanh Vân)
Từ "tiếng" trong hai khổ thơ trên được nhắc lại mấy lần?
EM YÊU NHÀ EM
Chẳng đâu bằng chính nhà em
Có đàn chim sẻ bên thềm líu lo
Có nàng gà mái hoa mơ
Cục ta cục tác khi vừa đẻ xong
Có bà chuối mật lưng ong
Có ông ngô bắp râu hồng như tơ
Có ao rau muống cá cờ
Em là chị Tấm đợi chờ bống lên
Có đầm ngào ngạt hoa sen
Ếch con nghe nhạc, dế mèn ngâm thơ
Dù đi xa thật là xa
Chẳng đâu vui được như nhà của em.
(Đoàn Thị Lam Luyến)
Điệp từ "có" trong bài thơ trên được nhắc lại mấy lần?
EM YÊU NHÀ EM
Chẳng đâu bằng chính nhà em
Có đàn chim sẻ bên thềm líu lo
Có nàng gà mái hoa mơ
Cục ta cục tác khi vừa đẻ xong
Có bà chuối mật lưng ong
Có ông ngô bắp râu hồng như tơ
Có ao rau muống cá cờ
Em là chị Tấm đợi chờ bống lên
Có đầm ngào ngạt hoa sen
Ếch con nghe nhạc, dế mèn ngâm thơ
Dù đi xa thật là xa
Chẳng đâu vui được như nhà của em.
(Đoàn Thị Lam Luyến)Điệp từ "có" trong bài thơ trên được dùng để liệt kê
EM YÊU NHÀ EM
Chẳng đâu bằng chính nhà em
Có đàn chim sẻ bên thềm líu lo
Có nàng gà mái hoa mơ
Cục ta cục tác khi vừa đẻ xong
Có bà chuối mật lưng ong
Có ông ngô bắp râu hồng như tơ
Có ao rau muống cá cờ
Em là chị Tấm đợi chờ bống lên
Có đầm ngào ngạt hoa sen
Ếch con nghe nhạc, dế mèn ngâm thơ
Dù đi xa thật là xa
Chẳng đâu vui được như nhà của em.
(Đoàn Thị Lam Luyến)
Điệp ngữ "Chẳng đâu" được sử dụng trong bài thơ trên có tác dụng gì?
Em ngôi nhà em
Hàng xoan trước ngõ
Hoa xao xuyến nở
Như mây từng chùm.
Em yêu tiếng chim
Đầu hồi lảnh lót
Mái vàng thơm phức
Rạ đầy sân phơi.
Em yêu ngôi nhà
Gỗ tre mộc mạc
Như yêu đất nước
Bốn mùa chim ca.
(Tô Hà)
Từ ngữ nào được lặp lại nhằm nhấn mạnh tình cảm, cảm xúc của "em"?
Biện pháp tu từ điệp ngữ được thể hiện qua những cụm từ nào?
Vậy mà giờ đây, anh em chúng tôi sắp phải xa nhau. Có thể xa nhau mãi mãi. Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi.
(Khánh Hoài)
Biện pháp tu từ điệp từ, điệp ngữ trong trường hợp sau có tác dụng gì? (Chọn 2 đáp án)
Vậy mà giờ đây, anh em chúng tôi sắp phải xa nhau. Có thể xa nhau mãi mãi. Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi.
(Khánh Hoài)
Biện pháp tu từ điệp từ trong khổ thơ sau được thể hiện qua từ nào?
Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ.
(Xuân Quỳnh)
Biện pháp tu từ điệp ngữ được thể hiện qua từ ngữ nào?
Chợt một tiếng chim kêu
- Chíp chiu chiu! Xuân đến!
Tức thì trăm ngọn suối
Nổi róc rách reo mừng
Tức thì ngàn chim muông
Nổi hát ca vang dậy.
(Võ Quảng)
Biện pháp tu từ điệp từ qua từ "Tức thì" có tác dụng gì?
Chợt một tiếng chim kêu
- Chíp chiu chiu! Xuân đến!
Tức thì trăm ngọn suối
Nổi róc rách reo mừng
Tức thì ngàn chim muông
Nổi hát ca vang dậy.
(Võ Quảng)
Biện pháp tu từ điệp từ trong câu sau nhấn mạnh điều gì ở Bác Hồ?
Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành.
(Hồ Chí Minh)
Điệp từ "dốc" trong câu thơ "Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm" (Quang Dũng) có tác dụng gì?
Nhớ sao lớp học i tờ
Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa...
(Tố Hữu)
Cụm từ "nhớ sao" được nhắc lại ở vị trí nào?
Nhớ sao lớp học i tờ
Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa...
(Tố Hữu)
Nỗi nhớ đối tượng nào không được nhắc đến trong bài thơ trên?
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây