Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Luyện tập SVIP
Trước mắt cô giáo, con đã thiếu lễ độ với mẹ. Bố nhớ cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con! Hãy nghĩ xem, En-ri-cô à! Người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con! Thôi, trong một thời gian con đừng hôn bố.
(Mẹ tôi)
Theo em, nếu bố En-ri-cô chỉ viết mấy câu trên, thì En-ri-cô có thể hiểu điều bố muốn nói chưa?
Trước mắt cô giáo, con đã thiếu lễ độ với mẹ. Bố nhớ cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con! Hãy nghĩ xem, En-ri-cô à! Người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con! Thôi, trong một thời gian con đừng hôn bố.
(Mẹ tôi)
Nếu viết như trong đoạn văn, vì sao En-ri-cô chưa thể hiểu được điều bố muốn nói?
Để đoạn văn có thể hiểu được thì cần phải đảm bảo yêu cầu nào dưới đây?
Thế nào là văn bản có tính liên kết?
Trước mắt cô giáo, con đã thiếu lễ độ với mẹ. Bố nhớ cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con! Hãy nghĩ xem, En-ri-cô à! Người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con! Thôi, trong một thời gian con đừng hôn bố.
(Mẹ tôi)
Đoạn văn trên vì sao chưa có sự liên kết?
Làng quê tôi đã khuất hẳn, nhưng tôi vẫn đăm đắm nhìn theo. Tôi đã đi nhiều nơi, đóng quân nhiều chỗ phong cảnh đẹp hơn nơi đây nhiều, mặc dù sức quyến rũ, nhớ thương vẫn không mãnh liệt, day dứt bằng mảnh đất cọc cằn này.
(Theo Nguyễn Khải, Ngày Tết về thăm quê)
Từ in đậm trong đoạn văn sau chưa phù hợp, em hãy chọn từ ngữ thay thế thích hợp hơn:
Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:
Ngày chưa tắt hẳn, rồi. Mặt trăng tròn, to và đỏ ở chân trời, sau của làng xa. Mấy sợi mây non , mỗi lúc mảnh dần rồi đứt hẳn. Trên quãng đồng ruộng, hiu hiu đưa lại, thoang thoảng những .
(Thạch Lam)
(Kéo thả hoặc click vào để điền)
Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:
Giọng nói của bà tôi đặc biệt trầm bổng, nghe tiếng chuông đồng. Nó khắc sâu trí nhớ tôi dễ dàng như những đóa hoa. Khi bà tôi mỉm cười, hai con ngươi đen sẫm nở ra, long lanh, hiền dịu khó tả. Đôi mắt ánh lên những tia sáng ấm áp, tươi vui không bao giờ tắt. trên đôi má ngăm ngăm đã có nhiều nếp nhăn, khuôn mặt bà tôi hình như vẫn tươi trẻ.
(Go-rơ-ki, Thời thơ ấu)
(Kéo thả hoặc click vào để điền)
Một ngày kia, còn xa lắm, ngày đó con sẽ biết thế nào là không ngủ được. Giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một li sữa, ăn một cái kẹo. Gương mặt thanh thoát của đứa trẻ tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo.
Chỉ ra sự thiếu liên kết của các câu trong đoạn văn trên?
Sắp xếp các dòng sau theo trình tự hợp lí để được đoạn văn hoàn chỉnh:
- Dẫu biết rằng khoảng cách giữa đất liền và Trường Sa xa lắm, nhưng con tin, ở nơi ấy, ba sẽ cảm nhận được tình cảm sâu sắc của cô con gái yêu.
- Con liền cầm bút viết lá thư gửi tới ba, con nhớ ba thật nhiều!
- "Nơi anh đến là biển xa. nơi anh tới ngoài đảo xa. Từ mảnh đất quê ta giữa đại dương mang tình yêu quê nhà..."
- Những câu hát ấy vang lên qua loa phát thanh phường, dù ngắn ngủi nhưng khiến con bồi hồi xúc động vô cùng.
Sắp xếp thứ tự các câu văn sau để tạo thành một đoạn văn có tính liên kết chặt chẽ.
- Nghe lời kêu gọi cảm động, đáp ứng đúng những tình cảm của mình, tất cả học sinh đều đứng dậy, dang tay về phía các thầy, các cô.
- Một quan chức của thành phố đã kết thúc buổi lễ phát thưởng như sau:
- Và ông đưa tay chỉ về phía các thầy giáo, cô giáo ngồi trên các hành lang.
- Các thầy, các cô đều đứng dậy vẫy mũ, vẫy khăn đáp lại, tất cả đều xúc động về sự biểu lộ lòng mến yêu ấy của học sinh.
- "Ra khỏi đây, các con ạ, các con không được quên gửi lời chào và lòng biết ơn đến những người đã vì các con mà không quản bao mệt nhọc, những người đã hiến cả trí thông minh và lòng dũng cảm cho các con, những người sống và chết vì các con, và họ đây này!".
Tôi nhớ đến mẹ tôi "lúc người con sống, tôi lên mười". Mẹ tôi âu yếm dắt tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Sáng nay, lúc cô giáo đến thăm, tôi nói với mẹ nhỡ có thốt ra một lời thiếu lễ độ. Còn chiều nay, mẹ hiền từ của tôi cho tôi đi dạo chơi với anh con trai lớn của bác gác cổng.
Các câu trong đoạn văn trên đã có tính liên kết chưa?
Tôi nhớ đến mẹ tôi "lúc người con sống, tôi lên mười". Mẹ tôi âu yếm dắt tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Sáng nay, lúc cô giáo đến thăm, tôi nói với mẹ nhỡ có thốt ra một lời thiếu lễ độ. Còn chiều nay, mẹ hiền từ của tôi cho tôi đi dạo chơi với anh con trai lớn của bác gác cổng.
Vì sao các câu trong đoạn văn trên trông có vẻ rất liên kết về hình thức nhưng lại chưa hề có tính liên kết?
Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống để tạo tính liên kết cho đoạn văn:
Bà ơi! Cháu thường về đây, ra vườn, đứng dưới gốc na, gốc ổi mong tìm lại hình bóng của
- cháu
- bà
- cháu
- bà
- bà
- cháu
- Cháu
- Bà
- cháu
- bà
- bà
- cháu
- Bà
- Thế là
- Cháu
Hàng trăm thứ cá sinh sôi nảy nở ở đây. Cá đi từng đàn, khi thì tung tăng bơi lội, khi thì lao vun vút như những con thoi. Cá nhảy cả lên thuyền, lướt trên mặt sóng. Cá tràn cả lên bờ lúc mưa to, gió lớn.
Từ ngữ được lặp lại để liên kết câu là gì?
Cà Mau là đất mưa dông. Vào tháng ba, tháng tư, sớm nắng chiều mưa. Đang nắng đó, mưa đổ ngay xuống đó. Mưa hối hả không kịp chạy vào nhà. Mưa rất phũ phàng, một hồi rồi tạnh hẳn.
Từ ngữ được lặp lại để liên kết câu là gì?
"Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Long lanh đáy nước in trời
Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng
Sè sè nấm đất bên đàng
Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh."
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
Vì sao các câu thơ trong đoạn thơ trên chưa có sự liên kết với nhau?
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây