Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Luyện tập SVIP
ÁNH SÁNG CỨU RỖI
1. Trong không đầy nửa tháng mùa khô, hai lần bị bao vây, hai lần liều mạng mở đường máu, đơn vị Kiên tan nát, vụn ra từng tốp, vừa đánh vừa chạy. Kiên cùng ba chiến sĩ nữa trong đại đội hợp thành một nhóm vượt qua sông Pô-cô, rồi lách ngang vùng Đồi Đen bị B52 chần ra bột, nhằm hướng Mặt Trời lặn mà tháo thân.
Ngang qua vùng rừng trũng dưới chân Ngọc Bơ Rẫy, bọn anh gặp một đoàn chừng hai chục cáng thương đang trên đường lánh sang đất Miên, bên kia sông Sa Thầy. Đã gặp thì phải nhập vào với họ chứ thực tình Kiên chẳng muốn chút nào. Lực lượng này đã quá tơi tả. Đạn dược thiếu, lương thực gần nhẵn. Sức cùng lực kiệt. Và mặc dù họ có một giao liên dẫn đường nhưng lại là nữ giao liên, mà gái Bắc chứ không phải gái Thượng.
Tứ bề toàn lính Mỹ, khắp các góc rừng họ đều có thể đụng phải chúng hoặc gặp dấu vết chúng vừa đi ngang. Ở các nguồn nước còn sót lại trong các vạt rừng trơ trụi và xác xơ của mùa khô đều có nguy cơ sa vào ổ phục kích. Bom pháo tơi bời, trực thăng và thám báo hoành hành. Sau những cuộc chạm súng bất ngờ, thương binh đông lên mà tải thương ít dần. Bây giờ cứ phải ba người khiêng hai cáng. Thế mà trầy trật, rồng rắn mãi vẫn chưa nghe thấy tiếng Sa Thầy reo, vẫn cứ quẩn quanh dưới Ngọc Bơ Rẫy. Kiên tỏ ý ngờ là đã lạc lối song Hoà, cô giao liên, một mực quả quyết là không thể đi sai đường được. Không có bản đồ, không rõ địa bàn nên Kiên cũng đành nhắm mắt phó mặc hướng hành trình cho cô gái. Nhưng tới buổi sáng của ngày đường thứ ba thì tình hình trở nên tuyệt vọng, đáng lẽ là bờ đông Sa Thầy thì trước mặt họ trải rộng ra một đầm lầy không thể có cách nào vượt qua.
- Chết rồi! - Hoà buột thốt lên - Hồ Cá Sấu!
Kiên đứng lặng trên bờ cỏ ở mép hồ nhìn làn hơi thối hoắc bốc lên, quánh lại, dập dờn phủ lên các vạt lau lách. Đây đó mấy con cá sấu giương những cặp mắt không mi thao láo trên váng nước xanh lè.
- Hồ Cá Sấu à? Thì ra cái hố hôi thối này là nơi cô muốn đưa chúng tôi đến để vãng cảnh phải không? - Kiên hất hàm nói, giọng khản đặc, hung dữ.
- Em có lỗi! - Hoà cúi mặt xuống, nói nhỏ.
- Không phải lỗi lầm mà là một tội ác! - Kiên tàn nhẫn dằn giọng - Cần phải xử bắn cô. Hiểu chưa! Nhưng vì đạn chẳng còn nhiều...
Hoà ngẩng lên, cặp mắt to rân rấn lệ, mỗi run run nói:
- Tôi sẽ chuộc tội, tôi xin chuộc tội này... Tôi sẽ tìm thấy đường...
- Cô sẽ cho anh em thương binh tắm bùn chứ?
- Không. Hồ Cá Sấu, nghĩa là cũng rất gần bờ sông... Đồng chí cứ để tôi đi lần lại đường. Sẽ tìm thấy ngay thôi... Giờ thì ta tạm lui về ẩn dưới cái khe cạn vừa vượt qua khi nãy. Cho tôi thời gian xác định lại lối ra bờ sông. Rồi đến tối sẽ hành quân tiếp.
L-19 lượn vòng rất thấp trên mái rừng. Đạn pháo như tiếng nấc nghẹn chụp xuống một loạt ở bên kia hồ. Rồi một loạt nữa. Một loạt nữa cấp tập. Mặt đất xóc nảy lên. Sóng nổi làm mặt hồ buồn thảm phù nề nhăn nhúm lại.
- Tôi sẽ chuộc lỗi các đồng chí ạ! - Hoà nhắc lại, nôn nóng - Ngay bây giờ, tôi sẽ... Nhưng ta cần đưa thương binh về náu dưới khe. [...]
Họ đi chếch lên hướng tây bắc và tìm thấy dấu một đường giao liên đã bỏ hoá, luồn dưới đáy những lạch suối đã tắt ngấm mạch nước. Vừa chạm vào đường giao liên đã có thể cảm thấy hơi hướng của dòng sông. Rừng có vẻ xanh tươi hơn. Không khí như có chút hơi mát. Từ đây, Hoà có vẻ chắc chắn là mình không lạc đường nữa. Cô dẫn Kiên di chuyển một cách tự tin qua các vùng ánh sáng và bóng tối, vùng khô chát và ẩm ướt, vùng nồng nặc hơi thở rữa nát của những hố lầy lớn nhỏ và vùng ngào ngạt hương thơm của các trảng cỏ đỏ ối những hoa là hoa. Đường giao liên không rõ nét dưới những thảm cỏ đã hoá mùn, đôi lúc lặn mất tăm. Nhưng dòng trôi trầm trầm của Sa Thầy mỗi lúc một rõ. Hai người đi ngang qua một nương sắn đã bỏ hoang lút cỏ dại và dừng lại trước một con đường dốc có xẻ bậc dẫn xuống một vực sâu màu lục.
- Dòng sông! - Hoà nói, tươi hẳn nét mặt lên nhìn Kiên.
Giữa lòng thung sâu, Sa Thầy hiện lên thấp thoáng dưới mái rừng. Mặt nước sáng bạc lấp lánh ánh nắng phản chiếu không ngừng uốn lượn và gấp khúc. Dòng sông cất giọng thì thầm, trầm và sâu, thấp hơn tiếng cây cối thì thào một âm bậc.
- Không cần phải xuống tận nơi đâu, anh ạ. Đường thế là rõ rồi. Ta về đưa mọi người đi ngay thôi. Về tới khe cạn chắc cũng vừa tối.
- Ừ. Nhưng ngồi nghỉ một lát đã.
- Vâng. Em cũng hết cả hơi rồi.
Họ ngồi xuống cạnh nhau trên đỉnh dốc. Dưới xa dòng sông. Mãi tới lúc này Kiên mới nhìn Hoà. Anh muốn khen ngợi cô, muốn xin lỗi vì đã nặng lời nhưng không biết nên nói thế nào. [...]
- Hoà chiến đấu lâu chưa?
- Em vào B năm 66. Hai năm rồi, nhưng chủ yếu ở dưới cánh trung. Vùng này, em không thạo lắm. Mà cũng chưa bao giờ phải trải qua tình cảnh khó khăn như lần này. Cảnh này có lẽ còn kéo dài, anh nhỉ?
- Khó khăn chung của toàn chiến trường. Có thể chỉ mới bắt đầu.
Xa xa đại bác âm ỉ. Đâu đó phành phành tiếng trực thăng.
- Anh nhớ đường cho chắc nhé! - Hoà bỗng nói.
- Ừ. Nhưng Hoà còn nhớ chắc hơn chứ.
- Vâng. Nhưng mà nhỡ ra em lại mắc lỗi gì, anh tử hình em thì sao?
- A, nhắc gì chuyện đó nữa, Hoà! Nóng giận lên ấy mà. Kể gì.
- Không, em biết tội em chứ. Những lúc sợ lên em hay quên mất lối. Với lại cảnh rừng thường làm em lú lẫn. Vì em quê miền biển, quê Hải Hậu. Thế mà lại làm giao liên đường rừng thì anh bảo... Lúc nãy, lúc cùng anh rời khỏi khe, em hãi lắm, không dám thú nhận là đã quên tiệt đường đi lối lại. May sao mà chạm được cái khối đá hình thằng người là vật chuẩn để nhớ, em mới lại hồn mà định hướng được.
- Hồi đi B, Hoà bao nhiêu tuổi?
- Mười tám. Hai năm rồi, thế mà vẫn chưa sao quen được.
- Ai mà có thể quen nổi, - Kiên thở dài, dụi điếu thuốc xuống đất rồi bảo:
- Bây giờ, Hoà ở lại đây chờ. Mình mình quay lại đón mọi người thôi. Hoà ngồi chờ ở đây, tranh thủ mà nghỉ đi. Đường còn xa, còn vất vả lắm.
- Không. Sao lại thế. Em là giao liên cơ mà. Với lại, ngồi một mình thế này em kinh lắm. Và, em muốn đi với anh, Kiên ạ!
- Thế thì ta đi đi - Kiên nói khẽ và quàng tay ôm lấy vai Hoà. Trìu mến, dịu hiền, Hoà từ từ ngả đầu vào vai anh. Họ ngồi tựa vào nhau như thế một lúc nữa, một lúc lâu. Tiếng ù ù của chiếc AD6 bay tuần tra triền sông kéo họ ra khỏi thoáng êm đềm. Miễn cưỡng, Kiên đỡ Hoà đứng dậy.
2. Trên đường về, cả hai đều rảo bước. Bóng của họ ngả dài. Trên rặng Ngọc Bơ Rẫy, ánh tà nhuộm đỏ các đỉnh núi. Cảnh rừng trong bóng chiều im lặng nặng nề. Một nỗi căng thẳng khó chịu cứa vào tâm trạng hai người. Họ đi mau, không trò chuyện. Tiếng gió lào xào và tiếng cành khô gãy. Một con rắn hổ mang lướt nhanh qua lối mòn. Gió từ mạn hồ Cá Sấu thổi tới mùi bùn nồng nặc. Chỉ còn một đoạn mười phút nữa là về tới khe cạn chỗ anh em thương binh đang đợi. Họ đã vượt qua tảng đá hình đầu người và bắt đầu đi vào rừng tre gai. Chim chóc từ rừng bay ra gặp hơi nóng ngoài trảng liền bay lộn vào kêu inh ỏi. Mới đi qua mấy lùm tre chằng chịt ở bìa rừng, Kiên sững lại. Nghẽn trong cổ họng một tiếng kêu. Kiên tái mặt kéo Hoà ngồi thụp xuống. Bọn Mỹ!
Chẳng hiểu sao chỉ cách vài bước chân, vướng một lùm cây mà bọn địch không kịp phát hiện ra Kiên và Hoà. Chúng cũng vừa tiến vào khu rừng này nhưng theo một hướng khác, cắt một góc hẹp với hướng đi của hai người. Chỉ chậm một loáng nữa thôi thì họ đã chạm phải tên Mỹ đi đầu. Thực ra, Kiên trông thấy trước tiên là con chó. Con vật nhô ra khỏi lùm tre ken dày như bức tường phía tay trái anh, cách qua một bãi cỏ hẹp. Con vật to tày con bê, lông xám với những đốm vá bên sườn. Cái mũi rất thính lia trên mặt đất, con béc-giê thong thả chạy chếch lên phía lùm cây trước mặt Kiên. Tên Mỹ đi đầu xuất hiện ngay sau con chó là một tên lính da đen mặc áo giáp, đầu đội sắt bọc lưới, chân dận bốt đờ xô, tay nắm đầu sợi dây da dài bị con chó săn kéo căng ra. Theo sau hắn, cũng một tên da đen, cởi trần, những băng đạn vắt kín đôi vai lực lưỡng. Rồi tên thứ ba, tóc vàng hoe, cũng gần như trần truồng, to cao, khoẻ như vâm, tiểu liên lăm lăm trong tay. Tên thứ tư... Kiên thấy loáng thoáng bóng những tên khác sau lùm tre, không rõ có bao nhiêu tên. Chúng tiến hàng dọc, dãn cách thưa, cao lớn âm thầm, bước mau nhưng rất nhẹ chân, gần như không có tiếng động, dáng dấp tàn ác và gian manh của những con sói. Con chó béc-giê to lớn dừng lại ở bụi cây phía trước Kiên hít hít một vật gì đó. Tên quản chó bước tới đưa mũi súng khều vật ấy lên. Co rúm người lại, mắt mở trừng trừng, Kiên nhận ra ở mũi khẩu M16 một dải băng trắng. Kiên xiết chặt quả lựu đạn, lòng tê bại, thấp thỏm. Miễn sao con chó không bắt được hơi của anh và Hoà, miễn sao những thằng Mỹ không nảy ra ý định lục soát xung quanh đây, Kiên run rẩy nghĩ, nhưng anh không hề thoáng nghĩ rằng bọn lính đang lần theo dấu vết của đoàn tải thương để lại trên đường di chuyển từ hồ Cá Sấu về khe cạn. Thậm chí anh không để ý rằng, Hoà đã lẳng lặng trườn xa chỗ anh nấp.
Những tên Mỹ còn khuất trong lùm tre phía bên trái cất tiếng làu nhàu. Chắc là chúng chửi rủa. Tên quản chó giật giật sợi dây da. Con chó lại dí mũi xuống sát đất ngoắt ngoắt đuôi, nhanh nhẹn chạy chếch lên phía trước theo hướng mục tiêu mà nó bắt được trong thính giác. Kiên kín đáo thở phào. Đúng giây lát đó, thình lình vang lên một phát súng lục. Tiếng súng ngắn nhưng làm bầu không khí lặng phắc của rừng chiều giật nảy lên. Con chó săn hộc một tiếng kêu đau đớn. Bọn Mỹ phản ứng cực nhanh, nằm rạp xuống và lăn tản ra. Tên quản chó buông sợi dây da. Phát K59 thứ hai vang lên. Bây giờ Kiên mới kịp hiểu là Hoà đã bắn, anh choáng hồn. Con chó có lẽ đã trúng đạn nhưng nó hăng lên, hung dữ như cọp, hú lên, rẽ ngang lao dạt tới nơi phát ra tiếng súng. Sau một ụ mối chếch bên tay mặt Kiên chừng chục bước chân, Hoà nhô hẳn người lên. Mặt Trời xuống thấp lùa ánh sáng qua cửa rừng, những làn ánh sáng cuối cùng trong ngày, đỏ thẫm như máu. Hoà đứng hơi nghiêng trước nắng tà nên thân hình mảnh mai nổi lên đậm nét với những đường cong sẫm tối và những vệt da bắt sáng. Mái tóc xoã trên vai. Cái cổ cao yếu ớt, áo cộc, quần đùi, đôi chân trần đầy vết gai cào. Con chó lao xộc tới, tung mình chồm lên, hứng gọn hai phát đạn, bật lộn ra sau như bị đá thốc vào ngực. Tất cả diễn ra trong chớp mắt. Hoà quăng khẩu súng hết đạn về phía bọn Mỹ đang chồm dậy, và xoay người chạy lao ra khỏi rừng băng vào trong trảng. Bọn Mỹ không bắn, rầm rập đuổi theo. Tên xông qua gần chỗ Kiên nhất, đế giày như suýt đạp vào tay anh. Chừng hơn chục tên, phần đa là Mỹ da đen, nhanh nhẹn và cực khoẻ. Chúng lao như gió. Có lẽ ngay lập tức đã đuổi kịp Hoà. Chúng reo ồ lên. Tuy nhiên, hướng chạy của Hoà kéo chúng ra xa Kiên, đồng thời cũng hút chúng lệch khỏi vệt đường có thể dẫn tới khe cạn. [...] Chỉ trong tầm ba chục thước không hơn, Kiên đủ sức “cả cái” trái cầu thép này vào giữa đám, quét đi ít nhất là non nửa số Mỹ đang chất đống. Nhưng nín lặng, gần như nín cả thở nữa, Kiên cứ như thế quỳ mãi, náu kín mình sau lùm cây ở bìa rừng. Đã đến lúc phải cắt ngang cận cảnh dã man này, phải đánh dấu chấm hết lên đầu bọn khỉ đột, song cái dấu chấm hết ấy vẫn bị giữ lại khư khư trong lòng bàn tay Kiên. Hoàng hôn trùm lấp anh. Sương mù dâng cuồn cuộn và muỗi đàn đàn bu tới. Trong những tia hồi quang mờ lụi của phút tận chiều nhá nhem, Kiên như càng thấy rõ hơn cảnh tượng rùng rợn. Vậy mà lẳng lặng anh tra lại chốt cho quả u ét rồi từ từ bò lui. Và cùng với bóng tối đang buông xuống rừng từng đợt, anh êm thấm trở về chỗ khe cạn.
Đoàn tải thương lập tức dắt díu, khiêng cáng nhau di chuyển. Và mặc dù đêm tối trời đen đặc lại phải đi tránh khỏi cái trảng có tảng đá hình đầu người dùng làm vật chuẩn, Kiên vẫn định được hướng. Trong đêm, theo lối mòn, Hoà đã tìm thấy khi chiều. Anh dẫn cả đoàn tiếp cận bờ sông và vượt sang ngang trót lọt. Do không chạm địch nên Kiên không phải dùng tới trái lựu đạn. Cả đêm anh giữ nó lăm lăm trong tay, làm nóng lớp vỏ thép.
3. Sau đấy chẳng thấy ai hỏi gì anh về Hoà cả. Anh cũng chẳng kể, rồi cũng bẵng quên. Có lẽ, đức hi sinh, sự quên mình là cái gì quá giản dị, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ quên. Một người ngã xuống để người khác có thể sống, chuyện đó quá thông thường. Phải rất nhiều năm sau, nhờ tham gia vào đội thu nhặt hài cốt tử sĩ của sư đoàn, Kiên mới có dịp trở lại vùng hồ Cá Sấu. Tất nhiên anh nhớ ngay tới Hoà và muốn đi tìm lại đoạn đường rừng ngày trước. Nhưng cái trảng trống ấy không hiểu sao chẳng còn dấu vết. Tảng đá hình đầu người, chứng tích duy nhất như thể đã bị nhoà trong thời gian. Chỉ còn lại đó ngàn cây âm u, những thảm lá mục nát lấp lên đáy rừng, các khe cạn, tiếng chim chóc, tiếng gió, tiếng những nguồn nước thì thầm xa xôi và hương thơm hoa chạc chậu, hoa vòi voi, hoà quyện vào nhau gợi nhớ và lưu giữ một điều gì đấy thầm lặng, mơ hồ, phảng phất đâu đây.
Ngồi xuống ở một bìa rừng trong bóng hoàng hôn, nhắm mắt lại dõi nhìn vào cõi xa khuất, lặng lẽ Kiên trông thấy toàn cảnh của những gì mà trí nhớ đã lảng tránh suốt bao năm từ bấy đến giờ. Anh cảm thấy lại cả trái lựu đạn đã rút chốt mà không dám phát nổ của mình buổi chiều hôm đó đang nằm nằng nặng trong lòng bàn tay. Tuy nhiên, bao nhiêu sợ hãi và đau đớn, uất giận và căm hờn, những trạng thái tinh thần bạo liệt đã co giật và giằng xé trong lòng anh khi ấy trước tình cảnh kinh khủng quá sức chịu đựng ấy, không còn có thể trỗi dậy cùng với hồi tưởng. Bây giờ đây chỉ có nỗi buồn, mênh mang nỗi buồn - nỗi buồn được sống sót, nỗi buồn chiến tranh - tràn phủ tâm hồn anh.
Nếu không nhờ có Hoà cùng biết bao đồng đội thân yêu ruột thịt, vô số và vô danh, những người lính thường, những liệt sĩ của lòng nhân, đã làm sáng danh đất nước này và đã làm nên vẻ đẹp tinh thần cho cuộc kháng chiến, thì đối với Kiên, chiến tranh với bộ mặt gớm guốc của nó, với những móng vuốt của nó, với những sự thật trần trụi bất nhân nhất của nó sẽ chỉ đơn thuần có nghĩa là một thời buổi và một quãng đời mà bất kì ai đã phải trải qua đều mãi mãi bị ám ảnh, mãi mãi mất khả năng sống bình thường, mãi mãi không thể tha thứ cho mình. Bản thân anh nếu không nhờ được sự che chở đùm bọc, được cưu mang và được cứu rỗi trong tình đồng đội bác ái thì ắt rằng đã chết từ lâu. [...]
Chính là từ chuyến đi tảo mộ năm ấy, trên con đường hành hương xuyên giữa rừng rậm chẳng chịt những sự tích bị lãng quên, qua hồ Cá Sấu với Hoà, qua Truông Gọi Hồn với anh em trong trung đội trinh sát mà Kiên đã bắt đầu quá trình lâu dài cảm nhận lại chiến tranh dưới làn ánh sáng chậm rãi của nỗi buồn.
Từng bước một, từng bước một, từng ngày, từng sự kiện được tái hiện trong lòng anh một cách trầm tĩnh và u buồn. Ánh sáng của nỗi buồn soi về quá khứ, ấy cũng là ánh sáng thức tỉnh, ánh sáng cứu rỗi của đời anh. Bằng sự trầm mình sâu xa trong hồi tưởng, trong nỗi đau buồn chiến tranh không bao giờ nguôi mà anh sẽ tồn tại đến trót đời với thiên chức là một cây bút của những người đã hi sinh, là nhà tiên tri những năm tháng đã qua đi, người báo trước thời quá khứ.
(Nỗi buồn chiến tranh, NXB Văn học, Hà Nội, 2006)
Đoạn trích Ánh sáng cứu rỗi được sáng tác bởi tác giả
Về tác giả Bảo Ninh
- Bảo Ninh tên thật là Hoàng Ấu Phương, sinh ra tại huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, quê ở xã Bảo Ninh, huyện Quảng Ninh (nay thuộc thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình).
- Ông là con trai của Giáo sư Hoàng Tuệ, nguyên Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học.
- Ông vào bộ đội năm 1969. Thời chiến tranh, ông chiến đấu ở mặt trận B3 Tây Nguyên, tại tiểu đoàn 5, trung đoàn 24, sư đoàn 10.
- Năm 1975, ông giải ngũ. Năm 1976, ông học ở Đại học Hà Nội, sau đó làm việc ở Viện Khoa học Việt Nam và tham gia học khóa 2 tại Trường Viết văn Nguyễn Du.
- Bảo Ninh nổi tiếng với cuốn tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh và các truyện ngắn: Gọi con, Bí ẩn của làn nước, Giang, Trại bảy chú lùn, Gió dại, Hà Nội lúc không giờ,... Đặc biệt, cuốn tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh còn được tặng Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam, được dịch sang tiếng Anh và được đón nhận rộng rãi ở phương Tây.
Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống.
- Bảo Ninh tên thật là , sinh ra tại huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, quê ở xã , huyện Quảng Ninh (nay là phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình).
- Ông từng tham gia chiến tranh năm , đến năm , ông giải ngũ rồi bắt đầu học tập tại Đại học Hà Nội và Trường Viết văn Nguyễn Du.
Về tác giả Bảo Ninh
- Bảo Ninh tên thật là Hoàng Ấu Phương, sinh ra tại huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, quê ở xã Bảo Ninh, huyện Quảng Ninh (nay thuộc thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình).
- Ông là con trai của Giáo sư Hoàng Tuệ, nguyên Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học.
- Ông vào bộ đội năm 1969. Thời chiến tranh, ông chiến đấu ở mặt trận B3 Tây Nguyên, tại tiểu đoàn 5, trung đoàn 24, sư đoàn 10.
- Năm 1975, ông giải ngũ. Năm 1976, ông học ở Đại học Hà Nội, sau đó làm việc ở Viện Khoa học Việt Nam và tham gia học khóa 2 tại Trường Viết văn Nguyễn Du.
- Bảo Ninh nổi tiếng với cuốn tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh và các truyện ngắn: Gọi con, Bí ẩn của làn nước, Giang, Trại bảy chú lùn, Gió dại, Hà Nội lúc không giờ,... Đặc biệt, cuốn tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh còn được tặng Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam, được dịch sang tiếng Anh và được đón nhận rộng rãi ở phương Tây.
Chọn tác phẩm được sáng tác bởi nhà văn Bảo Ninh trong những tác phẩm dưới đây.
Về tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh và đoạn trích Ánh sáng cứu rỗi
Nỗi buồn chiến tranh là tiểu thuyết đầu tay của Bảo Ninh, xuất bản lần đầu năm 1987 với nhan đề Thân phận của tình yêu. Đây là cuốn tiểu thuyết tâm lí lấy cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước làm bối cảnh, người lính binh nhì tên Kiên là nhân vật trung tâm. Thuở hoa niên, Kiên sống cùng cha ở Hà Nội, xung quanh là bạn bè thân yêu. Năm 1965, ở tuổi 17, Kiên tình nguyện nhập ngũ, chiến đấu ở chiến trường B3 Tây Nguyên. Cuộc chiến tranh kéo dài và vô cùng ác liệt, đơn vị của Kiên phải hứng chịu rất nhiều thương vong. Sau khi chiến tranh kết thúc, Kiên trở lại chiến trường, tham gia đội thu nhặt hài cốt tử sĩ của sư đoàn. Năm 1976, Kiên xuất ngũ và trở về Hà Nội. Niềm vui hoà bình, nỗi buồn được sống sót, nỗi tiếc thương mối tình đầu dang dở và sự ám ảnh khôn nguôi về thân phận con người trong và sau cuộc chiến đã thúc đẩy Kiên cầm bút. Anh nguyện “là một cây bút của những người đã hi sinh, là nhà tiên tri của những năm tháng đã qua đi, người báo trước thời quá khứ”. Sau nhiều đêm chong đèn thức trắng để viết, Kiên để lại chồng bản thảo lộn xộn cho người đàn bà câm sống trên căn phòng gác mái và bỏ đi đâu không ai biết.
Văn bản Ánh sáng cứu rỗi trích từ chương 6, kể lại kỉ niệm “bi thảm, thương tâm và hiểm nghèo nhất” trong kí ức chiến tranh của Kiên.
Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống.
Tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh là cuốn đầu tay của Bảo Ninh, xuất bản lần đầu năm với nhan đề .
Về tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh và đoạn trích Ánh sáng cứu rỗi
Nỗi buồn chiến tranh là tiểu thuyết đầu tay của Bảo Ninh, xuất bản lần đầu năm 1987 với nhan đề Thân phận của tình yêu. Đây là cuốn tiểu thuyết tâm lí lấy cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước làm bối cảnh, người lính binh nhì tên Kiên là nhân vật trung tâm. Thuở hoa niên, Kiên sống cùng cha ở Hà Nội, xung quanh là bạn bè thân yêu. Năm 1965, ở tuổi 17, Kiên tình nguyện nhập ngũ, chiến đấu ở chiến trường B3 Tây Nguyên. Cuộc chiến tranh kéo dài và vô cùng ác liệt, đơn vị của Kiên phải hứng chịu rất nhiều thương vong. Sau khi chiến tranh kết thúc, Kiên trở lại chiến trường, tham gia đội thu nhặt hài cốt tử sĩ của sư đoàn. Năm 1976, Kiên xuất ngũ và trở về Hà Nội. Niềm vui hoà bình, nỗi buồn được sống sót, nỗi tiếc thương mối tình đầu dang dở và sự ám ảnh khôn nguôi về thân phận con người trong và sau cuộc chiến đã thúc đẩy Kiên cầm bút. Anh nguyện “là một cây bút của những người đã hi sinh, là nhà tiên tri của những năm tháng đã qua đi, người báo trước thời quá khứ”. Sau nhiều đêm chong đèn thức trắng để viết, Kiên để lại chồng bản thảo lộn xộn cho người đàn bà câm sống trên căn phòng gác mái và bỏ đi đâu không ai biết.
Văn bản Ánh sáng cứu rỗi trích từ chương 6, kể lại kỉ niệm “bi thảm, thương tâm và hiểm nghèo nhất” trong kí ức chiến tranh của Kiên.
Tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh thuộc kiểu loại tiểu thuyết nào dưới đây?
Về tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh và đoạn trích Ánh sáng cứu rỗi
Nỗi buồn chiến tranh là tiểu thuyết đầu tay của Bảo Ninh, xuất bản lần đầu năm 1987 với nhan đề Thân phận của tình yêu. Đây là cuốn tiểu thuyết tâm lí lấy cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước làm bối cảnh, người lính binh nhì tên Kiên là nhân vật trung tâm. Thuở hoa niên, Kiên sống cùng cha ở Hà Nội, xung quanh là bạn bè thân yêu. Năm 1965, ở tuổi 17, Kiên tình nguyện nhập ngũ, chiến đấu ở chiến trường B3 Tây Nguyên. Cuộc chiến tranh kéo dài và vô cùng ác liệt, đơn vị của Kiên phải hứng chịu rất nhiều thương vong. Sau khi chiến tranh kết thúc, Kiên trở lại chiến trường, tham gia đội thu nhặt hài cốt tử sĩ của sư đoàn. Năm 1976, Kiên xuất ngũ và trở về Hà Nội. Niềm vui hoà bình, nỗi buồn được sống sót, nỗi tiếc thương mối tình đầu dang dở và sự ám ảnh khôn nguôi về thân phận con người trong và sau cuộc chiến đã thúc đẩy Kiên cầm bút. Anh nguyện “là một cây bút của những người đã hi sinh, là nhà tiên tri của những năm tháng đã qua đi, người báo trước thời quá khứ”. Sau nhiều đêm chong đèn thức trắng để viết, Kiên để lại chồng bản thảo lộn xộn cho người đàn bà câm sống trên căn phòng gác mái và bỏ đi đâu không ai biết.
Văn bản Ánh sáng cứu rỗi trích từ chương 6, kể lại kỉ niệm “bi thảm, thương tâm và hiểm nghèo nhất” trong kí ức chiến tranh của Kiên.
Tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh lấy bối cảnh sáng tác từ sự kiện lịch sử nào dưới đây?
Về tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh và đoạn trích Ánh sáng cứu rỗi
Nỗi buồn chiến tranh là tiểu thuyết đầu tay của Bảo Ninh, xuất bản lần đầu năm 1987 với nhan đề Thân phận của tình yêu. Đây là cuốn tiểu thuyết tâm lí lấy cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước làm bối cảnh, người lính binh nhì tên Kiên là nhân vật trung tâm. Thuở hoa niên, Kiên sống cùng cha ở Hà Nội, xung quanh là bạn bè thân yêu. Năm 1965, ở tuổi 17, Kiên tình nguyện nhập ngũ, chiến đấu ở chiến trường B3 Tây Nguyên. Cuộc chiến tranh kéo dài và vô cùng ác liệt, đơn vị của Kiên phải hứng chịu rất nhiều thương vong. Sau khi chiến tranh kết thúc, Kiên trở lại chiến trường, tham gia đội thu nhặt hài cốt tử sĩ của sư đoàn. Năm 1976, Kiên xuất ngũ và trở về Hà Nội. Niềm vui hoà bình, nỗi buồn được sống sót, nỗi tiếc thương mối tình đầu dang dở và sự ám ảnh khôn nguôi về thân phận con người trong và sau cuộc chiến đã thúc đẩy Kiên cầm bút. Anh nguyện “là một cây bút của những người đã hi sinh, là nhà tiên tri của những năm tháng đã qua đi, người báo trước thời quá khứ”. Sau nhiều đêm chong đèn thức trắng để viết, Kiên để lại chồng bản thảo lộn xộn cho người đàn bà câm sống trên căn phòng gác mái và bỏ đi đâu không ai biết.
Văn bản Ánh sáng cứu rỗi trích từ chương 6, kể lại kỉ niệm “bi thảm, thương tâm và hiểm nghèo nhất” trong kí ức chiến tranh của Kiên.
Sắp xếp các sự kiện dưới đây để hoàn thiện bản tóm tắt của tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh.
- Sau nhiều ngày thức trắng để viết, Kiên để lại chồng bản thảo và bỏ đi.
- Kiên tình nguyện nhập ngũ vào chiến đấu ở chiến trường B3 Tây Nguyên.
- Kiên xuất ngũ, trở về Hà Nội mang theo những nỗi buồn, Kiên bắt đầu viết lách.
- Kiên trở lại chiến trường, tham gia đội thu nhặt hài cốt tử sĩ của sư đoàn.
ÁNH SÁNG CỨU RỖI
1. Trong không đầy nửa tháng mùa khô, hai lần bị bao vây, hai lần liều mạng mở đường máu, đơn vị Kiên tan nát, vụn ra từng tốp, vừa đánh vừa chạy. Kiên cùng ba chiến sĩ nữa trong đại đội hợp thành một nhóm vượt qua sông Pô-cô, rồi lách ngang vùng Đồi Đen bị B52 chần ra bột, nhằm hướng Mặt Trời lặn mà tháo thân.
Ngang qua vùng rừng trũng dưới chân Ngọc Bơ Rẫy, bọn anh gặp một đoàn chừng hai chục cáng thương đang trên đường lánh sang đất Miên, bên kia sông Sa Thầy. Đã gặp thì phải nhập vào với họ chứ thực tình Kiên chẳng muốn chút nào. Lực lượng này đã quá tơi tả. Đạn dược thiếu, lương thực gần nhẵn. Sức cùng lực kiệt. Và mặc dù họ có một giao liên dẫn đường nhưng lại là nữ giao liên, mà gái Bắc chứ không phải gái Thượng.
Tứ bề toàn lính Mỹ, khắp các góc rừng họ đều có thể đụng phải chúng hoặc gặp dấu vết chúng vừa đi ngang. Ở các nguồn nước còn sót lại trong các vạt rừng trơ trụi và xác xơ của mùa khô đều có nguy cơ sa vào ổ phục kích. Bom pháo tơi bời, trực thăng và thám báo hoành hành. Sau những cuộc chạm súng bất ngờ, thương binh đông lên mà tải thương ít dần. Bây giờ cứ phải ba người khiêng hai cáng. Thế mà trầy trật, rồng rắn mãi vẫn chưa nghe thấy tiếng Sa Thầy reo, vẫn cứ quẩn quanh dưới Ngọc Bơ Rẫy. Kiên tỏ ý ngờ là đã lạc lối song Hoà, cô giao liên, một mực quả quyết là không thể đi sai đường được. Không có bản đồ, không rõ địa bàn nên Kiên cũng đành nhắm mắt phó mặc hướng hành trình cho cô gái. Nhưng tới buổi sáng của ngày đường thứ ba thì tình hình trở nên tuyệt vọng, đáng lẽ là bờ đông Sa Thầy thì trước mặt họ trải rộng ra một đầm lầy không thể có cách nào vượt qua.
- Chết rồi! - Hoà buột thốt lên - Hồ Cá Sấu!
Kiên đứng lặng trên bờ cỏ ở mép hồ nhìn làn hơi thối hoắc bốc lên, quánh lại, dập dờn phủ lên các vạt lau lách. Đây đó mấy con cá sấu giương những cặp mắt không mi thao láo trên váng nước xanh lè.
- Hồ Cá Sấu à? Thì ra cái hố hôi thối này là nơi cô muốn đưa chúng tôi đến để vãng cảnh phải không? - Kiên hất hàm nói, giọng khản đặc, hung dữ.
- Em có lỗi! - Hoà cúi mặt xuống, nói nhỏ.
- Không phải lỗi lầm mà là một tội ác! - Kiên tàn nhẫn dằn giọng - Cần phải xử bắn cô. Hiểu chưa! Nhưng vì đạn chẳng còn nhiều...
Hoà ngẩng lên, cặp mắt to rân rấn lệ, mỗi run run nói:
- Tôi sẽ chuộc tội, tôi xin chuộc tội này... Tôi sẽ tìm thấy đường...
- Cô sẽ cho anh em thương binh tắm bùn chứ?
- Không. Hồ Cá Sấu, nghĩa là cũng rất gần bờ sông... Đồng chí cứ để tôi đi lần lại đường. Sẽ tìm thấy ngay thôi... Giờ thì ta tạm lui về ẩn dưới cái khe cạn vừa vượt qua khi nãy. Cho tôi thời gian xác định lại lối ra bờ sông. Rồi đến tối sẽ hành quân tiếp.
L-19 lượn vòng rất thấp trên mái rừng. Đạn pháo như tiếng nấc nghẹn chụp xuống một loạt ở bên kia hồ. Rồi một loạt nữa. Một loạt nữa cấp tập. Mặt đất xóc nảy lên. Sóng nổi làm mặt hồ buồn thảm phù nề nhăn nhúm lại.
- Tôi sẽ chuộc lỗi các đồng chí ạ! - Hoà nhắc lại, nôn nóng - Ngay bây giờ, tôi sẽ... Nhưng ta cần đưa thương binh về náu dưới khe. [...]
Họ đi chếch lên hướng tây bắc và tìm thấy dấu một đường giao liên đã bỏ hoá, luồn dưới đáy những lạch suối đã tắt ngấm mạch nước. Vừa chạm vào đường giao liên đã có thể cảm thấy hơi hướng của dòng sông. Rừng có vẻ xanh tươi hơn. Không khí như có chút hơi mát. Từ đây, Hoà có vẻ chắc chắn là mình không lạc đường nữa. Cô dẫn Kiên di chuyển một cách tự tin qua các vùng ánh sáng và bóng tối, vùng khô chát và ẩm ướt, vùng nồng nặc hơi thở rữa nát của những hố lầy lớn nhỏ và vùng ngào ngạt hương thơm của các trảng cỏ đỏ ối những hoa là hoa. Đường giao liên không rõ nét dưới những thảm cỏ đã hoá mùn, đôi lúc lặn mất tăm. Nhưng dòng trôi trầm trầm của Sa Thầy mỗi lúc một rõ. Hai người đi ngang qua một nương sắn đã bỏ hoang lút cỏ dại và dừng lại trước một con đường dốc có xẻ bậc dẫn xuống một vực sâu màu lục.
- Dòng sông! - Hoà nói, tươi hẳn nét mặt lên nhìn Kiên.
Giữa lòng thung sâu, Sa Thầy hiện lên thấp thoáng dưới mái rừng. Mặt nước sáng bạc lấp lánh ánh nắng phản chiếu không ngừng uốn lượn và gấp khúc. Dòng sông cất giọng thì thầm, trầm và sâu, thấp hơn tiếng cây cối thì thào một âm bậc.
- Không cần phải xuống tận nơi đâu, anh ạ. Đường thế là rõ rồi. Ta về đưa mọi người đi ngay thôi. Về tới khe cạn chắc cũng vừa tối.
- Ừ. Nhưng ngồi nghỉ một lát đã.
- Vâng. Em cũng hết cả hơi rồi.
Họ ngồi xuống cạnh nhau trên đỉnh dốc. Dưới xa dòng sông. Mãi tới lúc này Kiên mới nhìn Hoà. Anh muốn khen ngợi cô, muốn xin lỗi vì đã nặng lời nhưng không biết nên nói thế nào. [...]
- Hoà chiến đấu lâu chưa?
- Em vào B năm 66. Hai năm rồi, nhưng chủ yếu ở dưới cánh trung. Vùng này, em không thạo lắm. Mà cũng chưa bao giờ phải trải qua tình cảnh khó khăn như lần này. Cảnh này có lẽ còn kéo dài, anh nhỉ?
- Khó khăn chung của toàn chiến trường. Có thể chỉ mới bắt đầu.
Xa xa đại bác âm ỉ. Đâu đó phành phành tiếng trực thăng.
- Anh nhớ đường cho chắc nhé! - Hoà bỗng nói.
- Ừ. Nhưng Hoà còn nhớ chắc hơn chứ.
- Vâng. Nhưng mà nhỡ ra em lại mắc lỗi gì, anh tử hình em thì sao?
- A, nhắc gì chuyện đó nữa, Hoà! Nóng giận lên ấy mà. Kể gì.
- Không, em biết tội em chứ. Những lúc sợ lên em hay quên mất lối. Với lại cảnh rừng thường làm em lú lẫn. Vì em quê miền biển, quê Hải Hậu. Thế mà lại làm giao liên đường rừng thì anh bảo... Lúc nãy, lúc cùng anh rời khỏi khe, em hãi lắm, không dám thú nhận là đã quên tiệt đường đi lối lại. May sao mà chạm được cái khối đá hình thằng người là vật chuẩn để nhớ, em mới lại hồn mà định hướng được.
- Hồi đi B, Hoà bao nhiêu tuổi?
- Mười tám. Hai năm rồi, thế mà vẫn chưa sao quen được.
- Ai mà có thể quen nổi, - Kiên thở dài, dụi điếu thuốc xuống đất rồi bảo:
- Bây giờ, Hoà ở lại đây chờ. Mình mình quay lại đón mọi người thôi. Hoà ngồi chờ ở đây, tranh thủ mà nghỉ đi. Đường còn xa, còn vất vả lắm.
- Không. Sao lại thế. Em là giao liên cơ mà. Với lại, ngồi một mình thế này em kinh lắm. Và, em muốn đi với anh, Kiên ạ!
- Thế thì ta đi đi - Kiên nói khẽ và quàng tay ôm lấy vai Hoà. Trìu mến, dịu hiền, Hoà từ từ ngả đầu vào vai anh. Họ ngồi tựa vào nhau như thế một lúc nữa, một lúc lâu. Tiếng ù ù của chiếc AD6 bay tuần tra triền sông kéo họ ra khỏi thoáng êm đềm. Miễn cưỡng, Kiên đỡ Hoà đứng dậy.
2. Trên đường về, cả hai đều rảo bước. Bóng của họ ngả dài. Trên rặng Ngọc Bơ Rẫy, ánh tà nhuộm đỏ các đỉnh núi. Cảnh rừng trong bóng chiều im lặng nặng nề. Một nỗi căng thẳng khó chịu cứa vào tâm trạng hai người. Họ đi mau, không trò chuyện. Tiếng gió lào xào và tiếng cành khô gãy. Một con rắn hổ mang lướt nhanh qua lối mòn. Gió từ mạn hồ Cá Sấu thổi tới mùi bùn nồng nặc. Chỉ còn một đoạn mười phút nữa là về tới khe cạn chỗ anh em thương binh đang đợi. Họ đã vượt qua tảng đá hình đầu người và bắt đầu đi vào rừng tre gai. Chim chóc từ rừng bay ra gặp hơi nóng ngoài trảng liền bay lộn vào kêu inh ỏi. Mới đi qua mấy lùm tre chằng chịt ở bìa rừng, Kiên sững lại. Nghẽn trong cổ họng một tiếng kêu. Kiên tái mặt kéo Hoà ngồi thụp xuống. Bọn Mỹ!
Chẳng hiểu sao chỉ cách vài bước chân, vướng một lùm cây mà bọn địch không kịp phát hiện ra Kiên và Hoà. Chúng cũng vừa tiến vào khu rừng này nhưng theo một hướng khác, cắt một góc hẹp với hướng đi của hai người. Chỉ chậm một loáng nữa thôi thì họ đã chạm phải tên Mỹ đi đầu. Thực ra, Kiên trông thấy trước tiên là con chó. Con vật nhô ra khỏi lùm tre ken dày như bức tường phía tay trái anh, cách qua một bãi cỏ hẹp. Con vật to tày con bê, lông xám với những đốm vá bên sườn. Cái mũi rất thính lia trên mặt đất, con béc-giê thong thả chạy chếch lên phía lùm cây trước mặt Kiên. Tên Mỹ đi đầu xuất hiện ngay sau con chó là một tên lính da đen mặc áo giáp, đầu đội sắt bọc lưới, chân dận bốt đờ xô, tay nắm đầu sợi dây da dài bị con chó săn kéo căng ra. Theo sau hắn, cũng một tên da đen, cởi trần, những băng đạn vắt kín đôi vai lực lưỡng. Rồi tên thứ ba, tóc vàng hoe, cũng gần như trần truồng, to cao, khoẻ như vâm, tiểu liên lăm lăm trong tay. Tên thứ tư... Kiên thấy loáng thoáng bóng những tên khác sau lùm tre, không rõ có bao nhiêu tên. Chúng tiến hàng dọc, dãn cách thưa, cao lớn âm thầm, bước mau nhưng rất nhẹ chân, gần như không có tiếng động, dáng dấp tàn ác và gian manh của những con sói. Con chó béc-giê to lớn dừng lại ở bụi cây phía trước Kiên hít hít một vật gì đó. Tên quản chó bước tới đưa mũi súng khều vật ấy lên. Co rúm người lại, mắt mở trừng trừng, Kiên nhận ra ở mũi khẩu M16 một dải băng trắng. Kiên xiết chặt quả lựu đạn, lòng tê bại, thấp thỏm. Miễn sao con chó không bắt được hơi của anh và Hoà, miễn sao những thằng Mỹ không nảy ra ý định lục soát xung quanh đây, Kiên run rẩy nghĩ, nhưng anh không hề thoáng nghĩ rằng bọn lính đang lần theo dấu vết của đoàn tải thương để lại trên đường di chuyển từ hồ Cá Sấu về khe cạn. Thậm chí anh không để ý rằng, Hoà đã lẳng lặng trườn xa chỗ anh nấp.
Những tên Mỹ còn khuất trong lùm tre phía bên trái cất tiếng làu nhàu. Chắc là chúng chửi rủa. Tên quản chó giật giật sợi dây da. Con chó lại dí mũi xuống sát đất ngoắt ngoắt đuôi, nhanh nhẹn chạy chếch lên phía trước theo hướng mục tiêu mà nó bắt được trong thính giác. Kiên kín đáo thở phào. Đúng giây lát đó, thình lình vang lên một phát súng lục. Tiếng súng ngắn nhưng làm bầu không khí lặng phắc của rừng chiều giật nảy lên. Con chó săn hộc một tiếng kêu đau đớn. Bọn Mỹ phản ứng cực nhanh, nằm rạp xuống và lăn tản ra. Tên quản chó buông sợi dây da. Phát K59 thứ hai vang lên. Bây giờ Kiên mới kịp hiểu là Hoà đã bắn, anh choáng hồn. Con chó có lẽ đã trúng đạn nhưng nó hăng lên, hung dữ như cọp, hú lên, rẽ ngang lao dạt tới nơi phát ra tiếng súng. Sau một ụ mối chếch bên tay mặt Kiên chừng chục bước chân, Hoà nhô hẳn người lên. Mặt Trời xuống thấp lùa ánh sáng qua cửa rừng, những làn ánh sáng cuối cùng trong ngày, đỏ thẫm như máu. Hoà đứng hơi nghiêng trước nắng tà nên thân hình mảnh mai nổi lên đậm nét với những đường cong sẫm tối và những vệt da bắt sáng. Mái tóc xoã trên vai. Cái cổ cao yếu ớt, áo cộc, quần đùi, đôi chân trần đầy vết gai cào. Con chó lao xộc tới, tung mình chồm lên, hứng gọn hai phát đạn, bật lộn ra sau như bị đá thốc vào ngực. Tất cả diễn ra trong chớp mắt. Hoà quăng khẩu súng hết đạn về phía bọn Mỹ đang chồm dậy, và xoay người chạy lao ra khỏi rừng băng vào trong trảng. Bọn Mỹ không bắn, rầm rập đuổi theo. Tên xông qua gần chỗ Kiên nhất, đế giày như suýt đạp vào tay anh. Chừng hơn chục tên, phần đa là Mỹ da đen, nhanh nhẹn và cực khoẻ. Chúng lao như gió. Có lẽ ngay lập tức đã đuổi kịp Hoà. Chúng reo ồ lên. Tuy nhiên, hướng chạy của Hoà kéo chúng ra xa Kiên, đồng thời cũng hút chúng lệch khỏi vệt đường có thể dẫn tới khe cạn. [...] Chỉ trong tầm ba chục thước không hơn, Kiên đủ sức “cả cái” trái cầu thép này vào giữa đám, quét đi ít nhất là non nửa số Mỹ đang chất đống. Nhưng nín lặng, gần như nín cả thở nữa, Kiên cứ như thế quỳ mãi, náu kín mình sau lùm cây ở bìa rừng. Đã đến lúc phải cắt ngang cận cảnh dã man này, phải đánh dấu chấm hết lên đầu bọn khỉ đột, song cái dấu chấm hết ấy vẫn bị giữ lại khư khư trong lòng bàn tay Kiên. Hoàng hôn trùm lấp anh. Sương mù dâng cuồn cuộn và muỗi đàn đàn bu tới. Trong những tia hồi quang mờ lụi của phút tận chiều nhá nhem, Kiên như càng thấy rõ hơn cảnh tượng rùng rợn. Vậy mà lẳng lặng anh tra lại chốt cho quả u ét rồi từ từ bò lui. Và cùng với bóng tối đang buông xuống rừng từng đợt, anh êm thấm trở về chỗ khe cạn.
Đoàn tải thương lập tức dắt díu, khiêng cáng nhau di chuyển. Và mặc dù đêm tối trời đen đặc lại phải đi tránh khỏi cái trảng có tảng đá hình đầu người dùng làm vật chuẩn, Kiên vẫn định được hướng. Trong đêm, theo lối mòn, Hoà đã tìm thấy khi chiều. Anh dẫn cả đoàn tiếp cận bờ sông và vượt sang ngang trót lọt. Do không chạm địch nên Kiên không phải dùng tới trái lựu đạn. Cả đêm anh giữ nó lăm lăm trong tay, làm nóng lớp vỏ thép.
3. Sau đấy chẳng thấy ai hỏi gì anh về Hoà cả. Anh cũng chẳng kể, rồi cũng bẵng quên. Có lẽ, đức hi sinh, sự quên mình là cái gì quá giản dị, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ quên. Một người ngã xuống để người khác có thể sống, chuyện đó quá thông thường. Phải rất nhiều năm sau, nhờ tham gia vào đội thu nhặt hài cốt tử sĩ của sư đoàn, Kiên mới có dịp trở lại vùng hồ Cá Sấu. Tất nhiên anh nhớ ngay tới Hoà và muốn đi tìm lại đoạn đường rừng ngày trước. Nhưng cái trảng trống ấy không hiểu sao chẳng còn dấu vết. Tảng đá hình đầu người, chứng tích duy nhất như thể đã bị nhoà trong thời gian. Chỉ còn lại đó ngàn cây âm u, những thảm lá mục nát lấp lên đáy rừng, các khe cạn, tiếng chim chóc, tiếng gió, tiếng những nguồn nước thì thầm xa xôi và hương thơm hoa chạc chậu, hoa vòi voi, hoà quyện vào nhau gợi nhớ và lưu giữ một điều gì đấy thầm lặng, mơ hồ, phảng phất đâu đây.
Ngồi xuống ở một bìa rừng trong bóng hoàng hôn, nhắm mắt lại dõi nhìn vào cõi xa khuất, lặng lẽ Kiên trông thấy toàn cảnh của những gì mà trí nhớ đã lảng tránh suốt bao năm từ bấy đến giờ. Anh cảm thấy lại cả trái lựu đạn đã rút chốt mà không dám phát nổ của mình buổi chiều hôm đó đang nằm nằng nặng trong lòng bàn tay. Tuy nhiên, bao nhiêu sợ hãi và đau đớn, uất giận và căm hờn, những trạng thái tinh thần bạo liệt đã co giật và giằng xé trong lòng anh khi ấy trước tình cảnh kinh khủng quá sức chịu đựng ấy, không còn có thể trỗi dậy cùng với hồi tưởng. Bây giờ đây chỉ có nỗi buồn, mênh mang nỗi buồn - nỗi buồn được sống sót, nỗi buồn chiến tranh - tràn phủ tâm hồn anh.
Nếu không nhờ có Hoà cùng biết bao đồng đội thân yêu ruột thịt, vô số và vô danh, những người lính thường, những liệt sĩ của lòng nhân, đã làm sáng danh đất nước này và đã làm nên vẻ đẹp tinh thần cho cuộc kháng chiến, thì đối với Kiên, chiến tranh với bộ mặt gớm guốc của nó, với những móng vuốt của nó, với những sự thật trần trụi bất nhân nhất của nó sẽ chỉ đơn thuần có nghĩa là một thời buổi và một quãng đời mà bất kì ai đã phải trải qua đều mãi mãi bị ám ảnh, mãi mãi mất khả năng sống bình thường, mãi mãi không thể tha thứ cho mình. Bản thân anh nếu không nhờ được sự che chở đùm bọc, được cưu mang và được cứu rỗi trong tình đồng đội bác ái thì ắt rằng đã chết từ lâu. [...]
Chính là từ chuyến đi tảo mộ năm ấy, trên con đường hành hương xuyên giữa rừng rậm chẳng chịt những sự tích bị lãng quên, qua hồ Cá Sấu với Hoà, qua Truông Gọi Hồn với anh em trong trung đội trinh sát mà Kiên đã bắt đầu quá trình lâu dài cảm nhận lại chiến tranh dưới làn ánh sáng chậm rãi của nỗi buồn.
Từng bước một, từng bước một, từng ngày, từng sự kiện được tái hiện trong lòng anh một cách trầm tĩnh và u buồn. Ánh sáng của nỗi buồn soi về quá khứ, ấy cũng là ánh sáng thức tỉnh, ánh sáng cứu rỗi của đời anh. Bằng sự trầm mình sâu xa trong hồi tưởng, trong nỗi đau buồn chiến tranh không bao giờ nguôi mà anh sẽ tồn tại đến trót đời với thiên chức là một cây bút của những người đã hi sinh, là nhà tiên tri những năm tháng đã qua đi, người báo trước thời quá khứ.
(Nỗi buồn chiến tranh, NXB Văn học, Hà Nội, 2006)
Sắp xếp các sự kiện dưới đây theo trình tự của văn bản Ánh sáng cứu rỗi.
- Hòa dụ toán lính ra xa để Kiên về dẫn dắt đồng đội.
- Kiên và Hòa tìm đường đến sông Sa Thầy thì bị lạc.
- Kiên suy tư về Hòa, về chiến tranh và những người từng cứu sống anh.
- Kiên và Hòa quay về khe cạn thì gặp toán lính Mỹ.
ÁNH SÁNG CỨU RỖI
1. Trong không đầy nửa tháng mùa khô, hai lần bị bao vây, hai lần liều mạng mở đường máu, đơn vị Kiên tan nát, vụn ra từng tốp, vừa đánh vừa chạy. Kiên cùng ba chiến sĩ nữa trong đại đội hợp thành một nhóm vượt qua sông Pô-cô, rồi lách ngang vùng Đồi Đen bị B52 chần ra bột, nhằm hướng Mặt Trời lặn mà tháo thân.
Ngang qua vùng rừng trũng dưới chân Ngọc Bơ Rẫy, bọn anh gặp một đoàn chừng hai chục cáng thương đang trên đường lánh sang đất Miên, bên kia sông Sa Thầy. Đã gặp thì phải nhập vào với họ chứ thực tình Kiên chẳng muốn chút nào. Lực lượng này đã quá tơi tả. Đạn dược thiếu, lương thực gần nhẵn. Sức cùng lực kiệt. Và mặc dù họ có một giao liên dẫn đường nhưng lại là nữ giao liên, mà gái Bắc chứ không phải gái Thượng.
Tứ bề toàn lính Mỹ, khắp các góc rừng họ đều có thể đụng phải chúng hoặc gặp dấu vết chúng vừa đi ngang. Ở các nguồn nước còn sót lại trong các vạt rừng trơ trụi và xác xơ của mùa khô đều có nguy cơ sa vào ổ phục kích. Bom pháo tơi bời, trực thăng và thám báo hoành hành. Sau những cuộc chạm súng bất ngờ, thương binh đông lên mà tải thương ít dần. Bây giờ cứ phải ba người khiêng hai cáng. Thế mà trầy trật, rồng rắn mãi vẫn chưa nghe thấy tiếng Sa Thầy reo, vẫn cứ quẩn quanh dưới Ngọc Bơ Rẫy. Kiên tỏ ý ngờ là đã lạc lối song Hoà, cô giao liên, một mực quả quyết là không thể đi sai đường được. Không có bản đồ, không rõ địa bàn nên Kiên cũng đành nhắm mắt phó mặc hướng hành trình cho cô gái. Nhưng tới buổi sáng của ngày đường thứ ba thì tình hình trở nên tuyệt vọng, đáng lẽ là bờ đông Sa Thầy thì trước mặt họ trải rộng ra một đầm lầy không thể có cách nào vượt qua.
- Chết rồi! - Hoà buột thốt lên - Hồ Cá Sấu!
Kiên đứng lặng trên bờ cỏ ở mép hồ nhìn làn hơi thối hoắc bốc lên, quánh lại, dập dờn phủ lên các vạt lau lách. Đây đó mấy con cá sấu giương những cặp mắt không mi thao láo trên váng nước xanh lè.
- Hồ Cá Sấu à? Thì ra cái hố hôi thối này là nơi cô muốn đưa chúng tôi đến để vãng cảnh phải không? - Kiên hất hàm nói, giọng khản đặc, hung dữ.
- Em có lỗi! - Hoà cúi mặt xuống, nói nhỏ.
- Không phải lỗi lầm mà là một tội ác! - Kiên tàn nhẫn dằn giọng - Cần phải xử bắn cô. Hiểu chưa! Nhưng vì đạn chẳng còn nhiều...
Hoà ngẩng lên, cặp mắt to rân rấn lệ, mỗi run run nói:
- Tôi sẽ chuộc tội, tôi xin chuộc tội này... Tôi sẽ tìm thấy đường...
- Cô sẽ cho anh em thương binh tắm bùn chứ?
- Không. Hồ Cá Sấu, nghĩa là cũng rất gần bờ sông... Đồng chí cứ để tôi đi lần lại đường. Sẽ tìm thấy ngay thôi... Giờ thì ta tạm lui về ẩn dưới cái khe cạn vừa vượt qua khi nãy. Cho tôi thời gian xác định lại lối ra bờ sông. Rồi đến tối sẽ hành quân tiếp.
L-19 lượn vòng rất thấp trên mái rừng. Đạn pháo như tiếng nấc nghẹn chụp xuống một loạt ở bên kia hồ. Rồi một loạt nữa. Một loạt nữa cấp tập. Mặt đất xóc nảy lên. Sóng nổi làm mặt hồ buồn thảm phù nề nhăn nhúm lại.
- Tôi sẽ chuộc lỗi các đồng chí ạ! - Hoà nhắc lại, nôn nóng - Ngay bây giờ, tôi sẽ... Nhưng ta cần đưa thương binh về náu dưới khe. [...]
Họ đi chếch lên hướng tây bắc và tìm thấy dấu một đường giao liên đã bỏ hoá, luồn dưới đáy những lạch suối đã tắt ngấm mạch nước. Vừa chạm vào đường giao liên đã có thể cảm thấy hơi hướng của dòng sông. Rừng có vẻ xanh tươi hơn. Không khí như có chút hơi mát. Từ đây, Hoà có vẻ chắc chắn là mình không lạc đường nữa. Cô dẫn Kiên di chuyển một cách tự tin qua các vùng ánh sáng và bóng tối, vùng khô chát và ẩm ướt, vùng nồng nặc hơi thở rữa nát của những hố lầy lớn nhỏ và vùng ngào ngạt hương thơm của các trảng cỏ đỏ ối những hoa là hoa. Đường giao liên không rõ nét dưới những thảm cỏ đã hoá mùn, đôi lúc lặn mất tăm. Nhưng dòng trôi trầm trầm của Sa Thầy mỗi lúc một rõ. Hai người đi ngang qua một nương sắn đã bỏ hoang lút cỏ dại và dừng lại trước một con đường dốc có xẻ bậc dẫn xuống một vực sâu màu lục.
- Dòng sông! - Hoà nói, tươi hẳn nét mặt lên nhìn Kiên.
Giữa lòng thung sâu, Sa Thầy hiện lên thấp thoáng dưới mái rừng. Mặt nước sáng bạc lấp lánh ánh nắng phản chiếu không ngừng uốn lượn và gấp khúc. Dòng sông cất giọng thì thầm, trầm và sâu, thấp hơn tiếng cây cối thì thào một âm bậc.
- Không cần phải xuống tận nơi đâu, anh ạ. Đường thế là rõ rồi. Ta về đưa mọi người đi ngay thôi. Về tới khe cạn chắc cũng vừa tối.
- Ừ. Nhưng ngồi nghỉ một lát đã.
- Vâng. Em cũng hết cả hơi rồi.
Họ ngồi xuống cạnh nhau trên đỉnh dốc. Dưới xa dòng sông. Mãi tới lúc này Kiên mới nhìn Hoà. Anh muốn khen ngợi cô, muốn xin lỗi vì đã nặng lời nhưng không biết nên nói thế nào. [...]
- Hoà chiến đấu lâu chưa?
- Em vào B năm 66. Hai năm rồi, nhưng chủ yếu ở dưới cánh trung. Vùng này, em không thạo lắm. Mà cũng chưa bao giờ phải trải qua tình cảnh khó khăn như lần này. Cảnh này có lẽ còn kéo dài, anh nhỉ?
- Khó khăn chung của toàn chiến trường. Có thể chỉ mới bắt đầu.
Xa xa đại bác âm ỉ. Đâu đó phành phành tiếng trực thăng.
- Anh nhớ đường cho chắc nhé! - Hoà bỗng nói.
- Ừ. Nhưng Hoà còn nhớ chắc hơn chứ.
- Vâng. Nhưng mà nhỡ ra em lại mắc lỗi gì, anh tử hình em thì sao?
- A, nhắc gì chuyện đó nữa, Hoà! Nóng giận lên ấy mà. Kể gì.
- Không, em biết tội em chứ. Những lúc sợ lên em hay quên mất lối. Với lại cảnh rừng thường làm em lú lẫn. Vì em quê miền biển, quê Hải Hậu. Thế mà lại làm giao liên đường rừng thì anh bảo... Lúc nãy, lúc cùng anh rời khỏi khe, em hãi lắm, không dám thú nhận là đã quên tiệt đường đi lối lại. May sao mà chạm được cái khối đá hình thằng người là vật chuẩn để nhớ, em mới lại hồn mà định hướng được.
- Hồi đi B, Hoà bao nhiêu tuổi?
- Mười tám. Hai năm rồi, thế mà vẫn chưa sao quen được.
- Ai mà có thể quen nổi, - Kiên thở dài, dụi điếu thuốc xuống đất rồi bảo:
- Bây giờ, Hoà ở lại đây chờ. Mình mình quay lại đón mọi người thôi. Hoà ngồi chờ ở đây, tranh thủ mà nghỉ đi. Đường còn xa, còn vất vả lắm.
- Không. Sao lại thế. Em là giao liên cơ mà. Với lại, ngồi một mình thế này em kinh lắm. Và, em muốn đi với anh, Kiên ạ!
- Thế thì ta đi đi - Kiên nói khẽ và quàng tay ôm lấy vai Hoà. Trìu mến, dịu hiền, Hoà từ từ ngả đầu vào vai anh. Họ ngồi tựa vào nhau như thế một lúc nữa, một lúc lâu. Tiếng ù ù của chiếc AD6 bay tuần tra triền sông kéo họ ra khỏi thoáng êm đềm. Miễn cưỡng, Kiên đỡ Hoà đứng dậy.
2. Trên đường về, cả hai đều rảo bước. Bóng của họ ngả dài. Trên rặng Ngọc Bơ Rẫy, ánh tà nhuộm đỏ các đỉnh núi. Cảnh rừng trong bóng chiều im lặng nặng nề. Một nỗi căng thẳng khó chịu cứa vào tâm trạng hai người. Họ đi mau, không trò chuyện. Tiếng gió lào xào và tiếng cành khô gãy. Một con rắn hổ mang lướt nhanh qua lối mòn. Gió từ mạn hồ Cá Sấu thổi tới mùi bùn nồng nặc. Chỉ còn một đoạn mười phút nữa là về tới khe cạn chỗ anh em thương binh đang đợi. Họ đã vượt qua tảng đá hình đầu người và bắt đầu đi vào rừng tre gai. Chim chóc từ rừng bay ra gặp hơi nóng ngoài trảng liền bay lộn vào kêu inh ỏi. Mới đi qua mấy lùm tre chằng chịt ở bìa rừng, Kiên sững lại. Nghẽn trong cổ họng một tiếng kêu. Kiên tái mặt kéo Hoà ngồi thụp xuống. Bọn Mỹ!
Chẳng hiểu sao chỉ cách vài bước chân, vướng một lùm cây mà bọn địch không kịp phát hiện ra Kiên và Hoà. Chúng cũng vừa tiến vào khu rừng này nhưng theo một hướng khác, cắt một góc hẹp với hướng đi của hai người. Chỉ chậm một loáng nữa thôi thì họ đã chạm phải tên Mỹ đi đầu. Thực ra, Kiên trông thấy trước tiên là con chó. Con vật nhô ra khỏi lùm tre ken dày như bức tường phía tay trái anh, cách qua một bãi cỏ hẹp. Con vật to tày con bê, lông xám với những đốm vá bên sườn. Cái mũi rất thính lia trên mặt đất, con béc-giê thong thả chạy chếch lên phía lùm cây trước mặt Kiên. Tên Mỹ đi đầu xuất hiện ngay sau con chó là một tên lính da đen mặc áo giáp, đầu đội sắt bọc lưới, chân dận bốt đờ xô, tay nắm đầu sợi dây da dài bị con chó săn kéo căng ra. Theo sau hắn, cũng một tên da đen, cởi trần, những băng đạn vắt kín đôi vai lực lưỡng. Rồi tên thứ ba, tóc vàng hoe, cũng gần như trần truồng, to cao, khoẻ như vâm, tiểu liên lăm lăm trong tay. Tên thứ tư... Kiên thấy loáng thoáng bóng những tên khác sau lùm tre, không rõ có bao nhiêu tên. Chúng tiến hàng dọc, dãn cách thưa, cao lớn âm thầm, bước mau nhưng rất nhẹ chân, gần như không có tiếng động, dáng dấp tàn ác và gian manh của những con sói. Con chó béc-giê to lớn dừng lại ở bụi cây phía trước Kiên hít hít một vật gì đó. Tên quản chó bước tới đưa mũi súng khều vật ấy lên. Co rúm người lại, mắt mở trừng trừng, Kiên nhận ra ở mũi khẩu M16 một dải băng trắng. Kiên xiết chặt quả lựu đạn, lòng tê bại, thấp thỏm. Miễn sao con chó không bắt được hơi của anh và Hoà, miễn sao những thằng Mỹ không nảy ra ý định lục soát xung quanh đây, Kiên run rẩy nghĩ, nhưng anh không hề thoáng nghĩ rằng bọn lính đang lần theo dấu vết của đoàn tải thương để lại trên đường di chuyển từ hồ Cá Sấu về khe cạn. Thậm chí anh không để ý rằng, Hoà đã lẳng lặng trườn xa chỗ anh nấp.
Những tên Mỹ còn khuất trong lùm tre phía bên trái cất tiếng làu nhàu. Chắc là chúng chửi rủa. Tên quản chó giật giật sợi dây da. Con chó lại dí mũi xuống sát đất ngoắt ngoắt đuôi, nhanh nhẹn chạy chếch lên phía trước theo hướng mục tiêu mà nó bắt được trong thính giác. Kiên kín đáo thở phào. Đúng giây lát đó, thình lình vang lên một phát súng lục. Tiếng súng ngắn nhưng làm bầu không khí lặng phắc của rừng chiều giật nảy lên. Con chó săn hộc một tiếng kêu đau đớn. Bọn Mỹ phản ứng cực nhanh, nằm rạp xuống và lăn tản ra. Tên quản chó buông sợi dây da. Phát K59 thứ hai vang lên. Bây giờ Kiên mới kịp hiểu là Hoà đã bắn, anh choáng hồn. Con chó có lẽ đã trúng đạn nhưng nó hăng lên, hung dữ như cọp, hú lên, rẽ ngang lao dạt tới nơi phát ra tiếng súng. Sau một ụ mối chếch bên tay mặt Kiên chừng chục bước chân, Hoà nhô hẳn người lên. Mặt Trời xuống thấp lùa ánh sáng qua cửa rừng, những làn ánh sáng cuối cùng trong ngày, đỏ thẫm như máu. Hoà đứng hơi nghiêng trước nắng tà nên thân hình mảnh mai nổi lên đậm nét với những đường cong sẫm tối và những vệt da bắt sáng. Mái tóc xoã trên vai. Cái cổ cao yếu ớt, áo cộc, quần đùi, đôi chân trần đầy vết gai cào. Con chó lao xộc tới, tung mình chồm lên, hứng gọn hai phát đạn, bật lộn ra sau như bị đá thốc vào ngực. Tất cả diễn ra trong chớp mắt. Hoà quăng khẩu súng hết đạn về phía bọn Mỹ đang chồm dậy, và xoay người chạy lao ra khỏi rừng băng vào trong trảng. Bọn Mỹ không bắn, rầm rập đuổi theo. Tên xông qua gần chỗ Kiên nhất, đế giày như suýt đạp vào tay anh. Chừng hơn chục tên, phần đa là Mỹ da đen, nhanh nhẹn và cực khoẻ. Chúng lao như gió. Có lẽ ngay lập tức đã đuổi kịp Hoà. Chúng reo ồ lên. Tuy nhiên, hướng chạy của Hoà kéo chúng ra xa Kiên, đồng thời cũng hút chúng lệch khỏi vệt đường có thể dẫn tới khe cạn. [...] Chỉ trong tầm ba chục thước không hơn, Kiên đủ sức “cả cái” trái cầu thép này vào giữa đám, quét đi ít nhất là non nửa số Mỹ đang chất đống. Nhưng nín lặng, gần như nín cả thở nữa, Kiên cứ như thế quỳ mãi, náu kín mình sau lùm cây ở bìa rừng. Đã đến lúc phải cắt ngang cận cảnh dã man này, phải đánh dấu chấm hết lên đầu bọn khỉ đột, song cái dấu chấm hết ấy vẫn bị giữ lại khư khư trong lòng bàn tay Kiên. Hoàng hôn trùm lấp anh. Sương mù dâng cuồn cuộn và muỗi đàn đàn bu tới. Trong những tia hồi quang mờ lụi của phút tận chiều nhá nhem, Kiên như càng thấy rõ hơn cảnh tượng rùng rợn. Vậy mà lẳng lặng anh tra lại chốt cho quả u ét rồi từ từ bò lui. Và cùng với bóng tối đang buông xuống rừng từng đợt, anh êm thấm trở về chỗ khe cạn.
Đoàn tải thương lập tức dắt díu, khiêng cáng nhau di chuyển. Và mặc dù đêm tối trời đen đặc lại phải đi tránh khỏi cái trảng có tảng đá hình đầu người dùng làm vật chuẩn, Kiên vẫn định được hướng. Trong đêm, theo lối mòn, Hoà đã tìm thấy khi chiều. Anh dẫn cả đoàn tiếp cận bờ sông và vượt sang ngang trót lọt. Do không chạm địch nên Kiên không phải dùng tới trái lựu đạn. Cả đêm anh giữ nó lăm lăm trong tay, làm nóng lớp vỏ thép.
3. Sau đấy chẳng thấy ai hỏi gì anh về Hoà cả. Anh cũng chẳng kể, rồi cũng bẵng quên. Có lẽ, đức hi sinh, sự quên mình là cái gì quá giản dị, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ quên. Một người ngã xuống để người khác có thể sống, chuyện đó quá thông thường. Phải rất nhiều năm sau, nhờ tham gia vào đội thu nhặt hài cốt tử sĩ của sư đoàn, Kiên mới có dịp trở lại vùng hồ Cá Sấu. Tất nhiên anh nhớ ngay tới Hoà và muốn đi tìm lại đoạn đường rừng ngày trước. Nhưng cái trảng trống ấy không hiểu sao chẳng còn dấu vết. Tảng đá hình đầu người, chứng tích duy nhất như thể đã bị nhoà trong thời gian. Chỉ còn lại đó ngàn cây âm u, những thảm lá mục nát lấp lên đáy rừng, các khe cạn, tiếng chim chóc, tiếng gió, tiếng những nguồn nước thì thầm xa xôi và hương thơm hoa chạc chậu, hoa vòi voi, hoà quyện vào nhau gợi nhớ và lưu giữ một điều gì đấy thầm lặng, mơ hồ, phảng phất đâu đây.
Ngồi xuống ở một bìa rừng trong bóng hoàng hôn, nhắm mắt lại dõi nhìn vào cõi xa khuất, lặng lẽ Kiên trông thấy toàn cảnh của những gì mà trí nhớ đã lảng tránh suốt bao năm từ bấy đến giờ. Anh cảm thấy lại cả trái lựu đạn đã rút chốt mà không dám phát nổ của mình buổi chiều hôm đó đang nằm nằng nặng trong lòng bàn tay. Tuy nhiên, bao nhiêu sợ hãi và đau đớn, uất giận và căm hờn, những trạng thái tinh thần bạo liệt đã co giật và giằng xé trong lòng anh khi ấy trước tình cảnh kinh khủng quá sức chịu đựng ấy, không còn có thể trỗi dậy cùng với hồi tưởng. Bây giờ đây chỉ có nỗi buồn, mênh mang nỗi buồn - nỗi buồn được sống sót, nỗi buồn chiến tranh - tràn phủ tâm hồn anh.
Nếu không nhờ có Hoà cùng biết bao đồng đội thân yêu ruột thịt, vô số và vô danh, những người lính thường, những liệt sĩ của lòng nhân, đã làm sáng danh đất nước này và đã làm nên vẻ đẹp tinh thần cho cuộc kháng chiến, thì đối với Kiên, chiến tranh với bộ mặt gớm guốc của nó, với những móng vuốt của nó, với những sự thật trần trụi bất nhân nhất của nó sẽ chỉ đơn thuần có nghĩa là một thời buổi và một quãng đời mà bất kì ai đã phải trải qua đều mãi mãi bị ám ảnh, mãi mãi mất khả năng sống bình thường, mãi mãi không thể tha thứ cho mình. Bản thân anh nếu không nhờ được sự che chở đùm bọc, được cưu mang và được cứu rỗi trong tình đồng đội bác ái thì ắt rằng đã chết từ lâu. [...]
Chính là từ chuyến đi tảo mộ năm ấy, trên con đường hành hương xuyên giữa rừng rậm chẳng chịt những sự tích bị lãng quên, qua hồ Cá Sấu với Hoà, qua Truông Gọi Hồn với anh em trong trung đội trinh sát mà Kiên đã bắt đầu quá trình lâu dài cảm nhận lại chiến tranh dưới làn ánh sáng chậm rãi của nỗi buồn.
Từng bước một, từng bước một, từng ngày, từng sự kiện được tái hiện trong lòng anh một cách trầm tĩnh và u buồn. Ánh sáng của nỗi buồn soi về quá khứ, ấy cũng là ánh sáng thức tỉnh, ánh sáng cứu rỗi của đời anh. Bằng sự trầm mình sâu xa trong hồi tưởng, trong nỗi đau buồn chiến tranh không bao giờ nguôi mà anh sẽ tồn tại đến trót đời với thiên chức là một cây bút của những người đã hi sinh, là nhà tiên tri những năm tháng đã qua đi, người báo trước thời quá khứ.
(Nỗi buồn chiến tranh, NXB Văn học, Hà Nội, 2006)
Nhan đề Ánh sáng cứu rỗi có ý nghĩa biểu hiện cho
ÁNH SÁNG CỨU RỖI
1. Trong không đầy nửa tháng mùa khô, hai lần bị bao vây, hai lần liều mạng mở đường máu, đơn vị Kiên tan nát, vụn ra từng tốp, vừa đánh vừa chạy. Kiên cùng ba chiến sĩ nữa trong đại đội hợp thành một nhóm vượt qua sông Pô-cô, rồi lách ngang vùng Đồi Đen bị B52 chần ra bột, nhằm hướng Mặt Trời lặn mà tháo thân.
Ngang qua vùng rừng trũng dưới chân Ngọc Bơ Rẫy, bọn anh gặp một đoàn chừng hai chục cáng thương đang trên đường lánh sang đất Miên, bên kia sông Sa Thầy. Đã gặp thì phải nhập vào với họ chứ thực tình Kiên chẳng muốn chút nào. Lực lượng này đã quá tơi tả. Đạn dược thiếu, lương thực gần nhẵn. Sức cùng lực kiệt. Và mặc dù họ có một giao liên dẫn đường nhưng lại là nữ giao liên, mà gái Bắc chứ không phải gái Thượng.
Tứ bề toàn lính Mỹ, khắp các góc rừng họ đều có thể đụng phải chúng hoặc gặp dấu vết chúng vừa đi ngang. Ở các nguồn nước còn sót lại trong các vạt rừng trơ trụi và xác xơ của mùa khô đều có nguy cơ sa vào ổ phục kích. Bom pháo tơi bời, trực thăng và thám báo hoành hành. Sau những cuộc chạm súng bất ngờ, thương binh đông lên mà tải thương ít dần. Bây giờ cứ phải ba người khiêng hai cáng. Thế mà trầy trật, rồng rắn mãi vẫn chưa nghe thấy tiếng Sa Thầy reo, vẫn cứ quẩn quanh dưới Ngọc Bơ Rẫy. Kiên tỏ ý ngờ là đã lạc lối song Hoà, cô giao liên, một mực quả quyết là không thể đi sai đường được. Không có bản đồ, không rõ địa bàn nên Kiên cũng đành nhắm mắt phó mặc hướng hành trình cho cô gái. Nhưng tới buổi sáng của ngày đường thứ ba thì tình hình trở nên tuyệt vọng, đáng lẽ là bờ đông Sa Thầy thì trước mặt họ trải rộng ra một đầm lầy không thể có cách nào vượt qua.
- Chết rồi! - Hoà buột thốt lên - Hồ Cá Sấu!
Kiên đứng lặng trên bờ cỏ ở mép hồ nhìn làn hơi thối hoắc bốc lên, quánh lại, dập dờn phủ lên các vạt lau lách. Đây đó mấy con cá sấu giương những cặp mắt không mi thao láo trên váng nước xanh lè.
- Hồ Cá Sấu à? Thì ra cái hố hôi thối này là nơi cô muốn đưa chúng tôi đến để vãng cảnh phải không? - Kiên hất hàm nói, giọng khản đặc, hung dữ.
- Em có lỗi! - Hoà cúi mặt xuống, nói nhỏ.
- Không phải lỗi lầm mà là một tội ác! - Kiên tàn nhẫn dằn giọng - Cần phải xử bắn cô. Hiểu chưa! Nhưng vì đạn chẳng còn nhiều...
Hoà ngẩng lên, cặp mắt to rân rấn lệ, mỗi run run nói:
- Tôi sẽ chuộc tội, tôi xin chuộc tội này... Tôi sẽ tìm thấy đường...
- Cô sẽ cho anh em thương binh tắm bùn chứ?
- Không. Hồ Cá Sấu, nghĩa là cũng rất gần bờ sông... Đồng chí cứ để tôi đi lần lại đường. Sẽ tìm thấy ngay thôi... Giờ thì ta tạm lui về ẩn dưới cái khe cạn vừa vượt qua khi nãy. Cho tôi thời gian xác định lại lối ra bờ sông. Rồi đến tối sẽ hành quân tiếp.
L-19 lượn vòng rất thấp trên mái rừng. Đạn pháo như tiếng nấc nghẹn chụp xuống một loạt ở bên kia hồ. Rồi một loạt nữa. Một loạt nữa cấp tập. Mặt đất xóc nảy lên. Sóng nổi làm mặt hồ buồn thảm phù nề nhăn nhúm lại.
- Tôi sẽ chuộc lỗi các đồng chí ạ! - Hoà nhắc lại, nôn nóng - Ngay bây giờ, tôi sẽ... Nhưng ta cần đưa thương binh về náu dưới khe. [...]
Họ đi chếch lên hướng tây bắc và tìm thấy dấu một đường giao liên đã bỏ hoá, luồn dưới đáy những lạch suối đã tắt ngấm mạch nước. Vừa chạm vào đường giao liên đã có thể cảm thấy hơi hướng của dòng sông. Rừng có vẻ xanh tươi hơn. Không khí như có chút hơi mát. Từ đây, Hoà có vẻ chắc chắn là mình không lạc đường nữa. Cô dẫn Kiên di chuyển một cách tự tin qua các vùng ánh sáng và bóng tối, vùng khô chát và ẩm ướt, vùng nồng nặc hơi thở rữa nát của những hố lầy lớn nhỏ và vùng ngào ngạt hương thơm của các trảng cỏ đỏ ối những hoa là hoa. Đường giao liên không rõ nét dưới những thảm cỏ đã hoá mùn, đôi lúc lặn mất tăm. Nhưng dòng trôi trầm trầm của Sa Thầy mỗi lúc một rõ. Hai người đi ngang qua một nương sắn đã bỏ hoang lút cỏ dại và dừng lại trước một con đường dốc có xẻ bậc dẫn xuống một vực sâu màu lục.
- Dòng sông! - Hoà nói, tươi hẳn nét mặt lên nhìn Kiên.
Giữa lòng thung sâu, Sa Thầy hiện lên thấp thoáng dưới mái rừng. Mặt nước sáng bạc lấp lánh ánh nắng phản chiếu không ngừng uốn lượn và gấp khúc. Dòng sông cất giọng thì thầm, trầm và sâu, thấp hơn tiếng cây cối thì thào một âm bậc.
- Không cần phải xuống tận nơi đâu, anh ạ. Đường thế là rõ rồi. Ta về đưa mọi người đi ngay thôi. Về tới khe cạn chắc cũng vừa tối.
- Ừ. Nhưng ngồi nghỉ một lát đã.
- Vâng. Em cũng hết cả hơi rồi.
Họ ngồi xuống cạnh nhau trên đỉnh dốc. Dưới xa dòng sông. Mãi tới lúc này Kiên mới nhìn Hoà. Anh muốn khen ngợi cô, muốn xin lỗi vì đã nặng lời nhưng không biết nên nói thế nào. [...]
- Hoà chiến đấu lâu chưa?
- Em vào B năm 66. Hai năm rồi, nhưng chủ yếu ở dưới cánh trung. Vùng này, em không thạo lắm. Mà cũng chưa bao giờ phải trải qua tình cảnh khó khăn như lần này. Cảnh này có lẽ còn kéo dài, anh nhỉ?
- Khó khăn chung của toàn chiến trường. Có thể chỉ mới bắt đầu.
Xa xa đại bác âm ỉ. Đâu đó phành phành tiếng trực thăng.
- Anh nhớ đường cho chắc nhé! - Hoà bỗng nói.
- Ừ. Nhưng Hoà còn nhớ chắc hơn chứ.
- Vâng. Nhưng mà nhỡ ra em lại mắc lỗi gì, anh tử hình em thì sao?
- A, nhắc gì chuyện đó nữa, Hoà! Nóng giận lên ấy mà. Kể gì.
- Không, em biết tội em chứ. Những lúc sợ lên em hay quên mất lối. Với lại cảnh rừng thường làm em lú lẫn. Vì em quê miền biển, quê Hải Hậu. Thế mà lại làm giao liên đường rừng thì anh bảo... Lúc nãy, lúc cùng anh rời khỏi khe, em hãi lắm, không dám thú nhận là đã quên tiệt đường đi lối lại. May sao mà chạm được cái khối đá hình thằng người là vật chuẩn để nhớ, em mới lại hồn mà định hướng được.
- Hồi đi B, Hoà bao nhiêu tuổi?
- Mười tám. Hai năm rồi, thế mà vẫn chưa sao quen được.
- Ai mà có thể quen nổi, - Kiên thở dài, dụi điếu thuốc xuống đất rồi bảo:
- Bây giờ, Hoà ở lại đây chờ. Mình mình quay lại đón mọi người thôi. Hoà ngồi chờ ở đây, tranh thủ mà nghỉ đi. Đường còn xa, còn vất vả lắm.
- Không. Sao lại thế. Em là giao liên cơ mà. Với lại, ngồi một mình thế này em kinh lắm. Và, em muốn đi với anh, Kiên ạ!
- Thế thì ta đi đi - Kiên nói khẽ và quàng tay ôm lấy vai Hoà. Trìu mến, dịu hiền, Hoà từ từ ngả đầu vào vai anh. Họ ngồi tựa vào nhau như thế một lúc nữa, một lúc lâu. Tiếng ù ù của chiếc AD6 bay tuần tra triền sông kéo họ ra khỏi thoáng êm đềm. Miễn cưỡng, Kiên đỡ Hoà đứng dậy.
2. Trên đường về, cả hai đều rảo bước. Bóng của họ ngả dài. Trên rặng Ngọc Bơ Rẫy, ánh tà nhuộm đỏ các đỉnh núi. Cảnh rừng trong bóng chiều im lặng nặng nề. Một nỗi căng thẳng khó chịu cứa vào tâm trạng hai người. Họ đi mau, không trò chuyện. Tiếng gió lào xào và tiếng cành khô gãy. Một con rắn hổ mang lướt nhanh qua lối mòn. Gió từ mạn hồ Cá Sấu thổi tới mùi bùn nồng nặc. Chỉ còn một đoạn mười phút nữa là về tới khe cạn chỗ anh em thương binh đang đợi. Họ đã vượt qua tảng đá hình đầu người và bắt đầu đi vào rừng tre gai. Chim chóc từ rừng bay ra gặp hơi nóng ngoài trảng liền bay lộn vào kêu inh ỏi. Mới đi qua mấy lùm tre chằng chịt ở bìa rừng, Kiên sững lại. Nghẽn trong cổ họng một tiếng kêu. Kiên tái mặt kéo Hoà ngồi thụp xuống. Bọn Mỹ!
Chẳng hiểu sao chỉ cách vài bước chân, vướng một lùm cây mà bọn địch không kịp phát hiện ra Kiên và Hoà. Chúng cũng vừa tiến vào khu rừng này nhưng theo một hướng khác, cắt một góc hẹp với hướng đi của hai người. Chỉ chậm một loáng nữa thôi thì họ đã chạm phải tên Mỹ đi đầu. Thực ra, Kiên trông thấy trước tiên là con chó. Con vật nhô ra khỏi lùm tre ken dày như bức tường phía tay trái anh, cách qua một bãi cỏ hẹp. Con vật to tày con bê, lông xám với những đốm vá bên sườn. Cái mũi rất thính lia trên mặt đất, con béc-giê thong thả chạy chếch lên phía lùm cây trước mặt Kiên. Tên Mỹ đi đầu xuất hiện ngay sau con chó là một tên lính da đen mặc áo giáp, đầu đội sắt bọc lưới, chân dận bốt đờ xô, tay nắm đầu sợi dây da dài bị con chó săn kéo căng ra. Theo sau hắn, cũng một tên da đen, cởi trần, những băng đạn vắt kín đôi vai lực lưỡng. Rồi tên thứ ba, tóc vàng hoe, cũng gần như trần truồng, to cao, khoẻ như vâm, tiểu liên lăm lăm trong tay. Tên thứ tư... Kiên thấy loáng thoáng bóng những tên khác sau lùm tre, không rõ có bao nhiêu tên. Chúng tiến hàng dọc, dãn cách thưa, cao lớn âm thầm, bước mau nhưng rất nhẹ chân, gần như không có tiếng động, dáng dấp tàn ác và gian manh của những con sói. Con chó béc-giê to lớn dừng lại ở bụi cây phía trước Kiên hít hít một vật gì đó. Tên quản chó bước tới đưa mũi súng khều vật ấy lên. Co rúm người lại, mắt mở trừng trừng, Kiên nhận ra ở mũi khẩu M16 một dải băng trắng. Kiên xiết chặt quả lựu đạn, lòng tê bại, thấp thỏm. Miễn sao con chó không bắt được hơi của anh và Hoà, miễn sao những thằng Mỹ không nảy ra ý định lục soát xung quanh đây, Kiên run rẩy nghĩ, nhưng anh không hề thoáng nghĩ rằng bọn lính đang lần theo dấu vết của đoàn tải thương để lại trên đường di chuyển từ hồ Cá Sấu về khe cạn. Thậm chí anh không để ý rằng, Hoà đã lẳng lặng trườn xa chỗ anh nấp.
Những tên Mỹ còn khuất trong lùm tre phía bên trái cất tiếng làu nhàu. Chắc là chúng chửi rủa. Tên quản chó giật giật sợi dây da. Con chó lại dí mũi xuống sát đất ngoắt ngoắt đuôi, nhanh nhẹn chạy chếch lên phía trước theo hướng mục tiêu mà nó bắt được trong thính giác. Kiên kín đáo thở phào. Đúng giây lát đó, thình lình vang lên một phát súng lục. Tiếng súng ngắn nhưng làm bầu không khí lặng phắc của rừng chiều giật nảy lên. Con chó săn hộc một tiếng kêu đau đớn. Bọn Mỹ phản ứng cực nhanh, nằm rạp xuống và lăn tản ra. Tên quản chó buông sợi dây da. Phát K59 thứ hai vang lên. Bây giờ Kiên mới kịp hiểu là Hoà đã bắn, anh choáng hồn. Con chó có lẽ đã trúng đạn nhưng nó hăng lên, hung dữ như cọp, hú lên, rẽ ngang lao dạt tới nơi phát ra tiếng súng. Sau một ụ mối chếch bên tay mặt Kiên chừng chục bước chân, Hoà nhô hẳn người lên. Mặt Trời xuống thấp lùa ánh sáng qua cửa rừng, những làn ánh sáng cuối cùng trong ngày, đỏ thẫm như máu. Hoà đứng hơi nghiêng trước nắng tà nên thân hình mảnh mai nổi lên đậm nét với những đường cong sẫm tối và những vệt da bắt sáng. Mái tóc xoã trên vai. Cái cổ cao yếu ớt, áo cộc, quần đùi, đôi chân trần đầy vết gai cào. Con chó lao xộc tới, tung mình chồm lên, hứng gọn hai phát đạn, bật lộn ra sau như bị đá thốc vào ngực. Tất cả diễn ra trong chớp mắt. Hoà quăng khẩu súng hết đạn về phía bọn Mỹ đang chồm dậy, và xoay người chạy lao ra khỏi rừng băng vào trong trảng. Bọn Mỹ không bắn, rầm rập đuổi theo. Tên xông qua gần chỗ Kiên nhất, đế giày như suýt đạp vào tay anh. Chừng hơn chục tên, phần đa là Mỹ da đen, nhanh nhẹn và cực khoẻ. Chúng lao như gió. Có lẽ ngay lập tức đã đuổi kịp Hoà. Chúng reo ồ lên. Tuy nhiên, hướng chạy của Hoà kéo chúng ra xa Kiên, đồng thời cũng hút chúng lệch khỏi vệt đường có thể dẫn tới khe cạn. [...] Chỉ trong tầm ba chục thước không hơn, Kiên đủ sức “cả cái” trái cầu thép này vào giữa đám, quét đi ít nhất là non nửa số Mỹ đang chất đống. Nhưng nín lặng, gần như nín cả thở nữa, Kiên cứ như thế quỳ mãi, náu kín mình sau lùm cây ở bìa rừng. Đã đến lúc phải cắt ngang cận cảnh dã man này, phải đánh dấu chấm hết lên đầu bọn khỉ đột, song cái dấu chấm hết ấy vẫn bị giữ lại khư khư trong lòng bàn tay Kiên. Hoàng hôn trùm lấp anh. Sương mù dâng cuồn cuộn và muỗi đàn đàn bu tới. Trong những tia hồi quang mờ lụi của phút tận chiều nhá nhem, Kiên như càng thấy rõ hơn cảnh tượng rùng rợn. Vậy mà lẳng lặng anh tra lại chốt cho quả u ét rồi từ từ bò lui. Và cùng với bóng tối đang buông xuống rừng từng đợt, anh êm thấm trở về chỗ khe cạn.
Đoàn tải thương lập tức dắt díu, khiêng cáng nhau di chuyển. Và mặc dù đêm tối trời đen đặc lại phải đi tránh khỏi cái trảng có tảng đá hình đầu người dùng làm vật chuẩn, Kiên vẫn định được hướng. Trong đêm, theo lối mòn, Hoà đã tìm thấy khi chiều. Anh dẫn cả đoàn tiếp cận bờ sông và vượt sang ngang trót lọt. Do không chạm địch nên Kiên không phải dùng tới trái lựu đạn. Cả đêm anh giữ nó lăm lăm trong tay, làm nóng lớp vỏ thép.
3. Sau đấy chẳng thấy ai hỏi gì anh về Hoà cả. Anh cũng chẳng kể, rồi cũng bẵng quên. Có lẽ, đức hi sinh, sự quên mình là cái gì quá giản dị, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ quên. Một người ngã xuống để người khác có thể sống, chuyện đó quá thông thường. Phải rất nhiều năm sau, nhờ tham gia vào đội thu nhặt hài cốt tử sĩ của sư đoàn, Kiên mới có dịp trở lại vùng hồ Cá Sấu. Tất nhiên anh nhớ ngay tới Hoà và muốn đi tìm lại đoạn đường rừng ngày trước. Nhưng cái trảng trống ấy không hiểu sao chẳng còn dấu vết. Tảng đá hình đầu người, chứng tích duy nhất như thể đã bị nhoà trong thời gian. Chỉ còn lại đó ngàn cây âm u, những thảm lá mục nát lấp lên đáy rừng, các khe cạn, tiếng chim chóc, tiếng gió, tiếng những nguồn nước thì thầm xa xôi và hương thơm hoa chạc chậu, hoa vòi voi, hoà quyện vào nhau gợi nhớ và lưu giữ một điều gì đấy thầm lặng, mơ hồ, phảng phất đâu đây.
Ngồi xuống ở một bìa rừng trong bóng hoàng hôn, nhắm mắt lại dõi nhìn vào cõi xa khuất, lặng lẽ Kiên trông thấy toàn cảnh của những gì mà trí nhớ đã lảng tránh suốt bao năm từ bấy đến giờ. Anh cảm thấy lại cả trái lựu đạn đã rút chốt mà không dám phát nổ của mình buổi chiều hôm đó đang nằm nằng nặng trong lòng bàn tay. Tuy nhiên, bao nhiêu sợ hãi và đau đớn, uất giận và căm hờn, những trạng thái tinh thần bạo liệt đã co giật và giằng xé trong lòng anh khi ấy trước tình cảnh kinh khủng quá sức chịu đựng ấy, không còn có thể trỗi dậy cùng với hồi tưởng. Bây giờ đây chỉ có nỗi buồn, mênh mang nỗi buồn - nỗi buồn được sống sót, nỗi buồn chiến tranh - tràn phủ tâm hồn anh.
Nếu không nhờ có Hoà cùng biết bao đồng đội thân yêu ruột thịt, vô số và vô danh, những người lính thường, những liệt sĩ của lòng nhân, đã làm sáng danh đất nước này và đã làm nên vẻ đẹp tinh thần cho cuộc kháng chiến, thì đối với Kiên, chiến tranh với bộ mặt gớm guốc của nó, với những móng vuốt của nó, với những sự thật trần trụi bất nhân nhất của nó sẽ chỉ đơn thuần có nghĩa là một thời buổi và một quãng đời mà bất kì ai đã phải trải qua đều mãi mãi bị ám ảnh, mãi mãi mất khả năng sống bình thường, mãi mãi không thể tha thứ cho mình. Bản thân anh nếu không nhờ được sự che chở đùm bọc, được cưu mang và được cứu rỗi trong tình đồng đội bác ái thì ắt rằng đã chết từ lâu. [...]
Chính là từ chuyến đi tảo mộ năm ấy, trên con đường hành hương xuyên giữa rừng rậm chẳng chịt những sự tích bị lãng quên, qua hồ Cá Sấu với Hoà, qua Truông Gọi Hồn với anh em trong trung đội trinh sát mà Kiên đã bắt đầu quá trình lâu dài cảm nhận lại chiến tranh dưới làn ánh sáng chậm rãi của nỗi buồn.
Từng bước một, từng bước một, từng ngày, từng sự kiện được tái hiện trong lòng anh một cách trầm tĩnh và u buồn. Ánh sáng của nỗi buồn soi về quá khứ, ấy cũng là ánh sáng thức tỉnh, ánh sáng cứu rỗi của đời anh. Bằng sự trầm mình sâu xa trong hồi tưởng, trong nỗi đau buồn chiến tranh không bao giờ nguôi mà anh sẽ tồn tại đến trót đời với thiên chức là một cây bút của những người đã hi sinh, là nhà tiên tri những năm tháng đã qua đi, người báo trước thời quá khứ.
(Nỗi buồn chiến tranh, NXB Văn học, Hà Nội, 2006)
Sắp xếp những phản ứng của Kiên khi đối diện với tình thế hiểm nghèo theo diễn biến tâm lí của nhân vật trong văn bản.
- Khi tìm được đường, Kiên dịu lại, bình tĩnh hơn, thấy mình có lỗi với Hòa.
- Khi lạc đường, Kiên mất bình tĩnh, tỏ thái độ nóng giận, thất vọng, hung dữ.
- Khi chứng kiến hành động của Hòa, Kiên đau đớn, chịu đựng, căm phẫn, bất lực.
- Khi đối diện với toán lính Mỹ, Kiên căng thẳng, sợ hãi, chọn cách ẩn nấp.
ÁNH SÁNG CỨU RỖI
1. Trong không đầy nửa tháng mùa khô, hai lần bị bao vây, hai lần liều mạng mở đường máu, đơn vị Kiên tan nát, vụn ra từng tốp, vừa đánh vừa chạy. Kiên cùng ba chiến sĩ nữa trong đại đội hợp thành một nhóm vượt qua sông Pô-cô, rồi lách ngang vùng Đồi Đen bị B52 chần ra bột, nhằm hướng Mặt Trời lặn mà tháo thân.
Ngang qua vùng rừng trũng dưới chân Ngọc Bơ Rẫy, bọn anh gặp một đoàn chừng hai chục cáng thương đang trên đường lánh sang đất Miên, bên kia sông Sa Thầy. Đã gặp thì phải nhập vào với họ chứ thực tình Kiên chẳng muốn chút nào. Lực lượng này đã quá tơi tả. Đạn dược thiếu, lương thực gần nhẵn. Sức cùng lực kiệt. Và mặc dù họ có một giao liên dẫn đường nhưng lại là nữ giao liên, mà gái Bắc chứ không phải gái Thượng.
Tứ bề toàn lính Mỹ, khắp các góc rừng họ đều có thể đụng phải chúng hoặc gặp dấu vết chúng vừa đi ngang. Ở các nguồn nước còn sót lại trong các vạt rừng trơ trụi và xác xơ của mùa khô đều có nguy cơ sa vào ổ phục kích. Bom pháo tơi bời, trực thăng và thám báo hoành hành. Sau những cuộc chạm súng bất ngờ, thương binh đông lên mà tải thương ít dần. Bây giờ cứ phải ba người khiêng hai cáng. Thế mà trầy trật, rồng rắn mãi vẫn chưa nghe thấy tiếng Sa Thầy reo, vẫn cứ quẩn quanh dưới Ngọc Bơ Rẫy. Kiên tỏ ý ngờ là đã lạc lối song Hoà, cô giao liên, một mực quả quyết là không thể đi sai đường được. Không có bản đồ, không rõ địa bàn nên Kiên cũng đành nhắm mắt phó mặc hướng hành trình cho cô gái. Nhưng tới buổi sáng của ngày đường thứ ba thì tình hình trở nên tuyệt vọng, đáng lẽ là bờ đông Sa Thầy thì trước mặt họ trải rộng ra một đầm lầy không thể có cách nào vượt qua.
- Chết rồi! - Hoà buột thốt lên - Hồ Cá Sấu!
Kiên đứng lặng trên bờ cỏ ở mép hồ nhìn làn hơi thối hoắc bốc lên, quánh lại, dập dờn phủ lên các vạt lau lách. Đây đó mấy con cá sấu giương những cặp mắt không mi thao láo trên váng nước xanh lè.
- Hồ Cá Sấu à? Thì ra cái hố hôi thối này là nơi cô muốn đưa chúng tôi đến để vãng cảnh phải không? - Kiên hất hàm nói, giọng khản đặc, hung dữ.
- Em có lỗi! - Hoà cúi mặt xuống, nói nhỏ.
- Không phải lỗi lầm mà là một tội ác! - Kiên tàn nhẫn dằn giọng - Cần phải xử bắn cô. Hiểu chưa! Nhưng vì đạn chẳng còn nhiều...
Hoà ngẩng lên, cặp mắt to rân rấn lệ, mỗi run run nói:
- Tôi sẽ chuộc tội, tôi xin chuộc tội này... Tôi sẽ tìm thấy đường...
- Cô sẽ cho anh em thương binh tắm bùn chứ?
- Không. Hồ Cá Sấu, nghĩa là cũng rất gần bờ sông... Đồng chí cứ để tôi đi lần lại đường. Sẽ tìm thấy ngay thôi... Giờ thì ta tạm lui về ẩn dưới cái khe cạn vừa vượt qua khi nãy. Cho tôi thời gian xác định lại lối ra bờ sông. Rồi đến tối sẽ hành quân tiếp.
L-19 lượn vòng rất thấp trên mái rừng. Đạn pháo như tiếng nấc nghẹn chụp xuống một loạt ở bên kia hồ. Rồi một loạt nữa. Một loạt nữa cấp tập. Mặt đất xóc nảy lên. Sóng nổi làm mặt hồ buồn thảm phù nề nhăn nhúm lại.
- Tôi sẽ chuộc lỗi các đồng chí ạ! - Hoà nhắc lại, nôn nóng - Ngay bây giờ, tôi sẽ... Nhưng ta cần đưa thương binh về náu dưới khe. [...]
Họ đi chếch lên hướng tây bắc và tìm thấy dấu một đường giao liên đã bỏ hoá, luồn dưới đáy những lạch suối đã tắt ngấm mạch nước. Vừa chạm vào đường giao liên đã có thể cảm thấy hơi hướng của dòng sông. Rừng có vẻ xanh tươi hơn. Không khí như có chút hơi mát. Từ đây, Hoà có vẻ chắc chắn là mình không lạc đường nữa. Cô dẫn Kiên di chuyển một cách tự tin qua các vùng ánh sáng và bóng tối, vùng khô chát và ẩm ướt, vùng nồng nặc hơi thở rữa nát của những hố lầy lớn nhỏ và vùng ngào ngạt hương thơm của các trảng cỏ đỏ ối những hoa là hoa. Đường giao liên không rõ nét dưới những thảm cỏ đã hoá mùn, đôi lúc lặn mất tăm. Nhưng dòng trôi trầm trầm của Sa Thầy mỗi lúc một rõ. Hai người đi ngang qua một nương sắn đã bỏ hoang lút cỏ dại và dừng lại trước một con đường dốc có xẻ bậc dẫn xuống một vực sâu màu lục.
- Dòng sông! - Hoà nói, tươi hẳn nét mặt lên nhìn Kiên.
Giữa lòng thung sâu, Sa Thầy hiện lên thấp thoáng dưới mái rừng. Mặt nước sáng bạc lấp lánh ánh nắng phản chiếu không ngừng uốn lượn và gấp khúc. Dòng sông cất giọng thì thầm, trầm và sâu, thấp hơn tiếng cây cối thì thào một âm bậc.
- Không cần phải xuống tận nơi đâu, anh ạ. Đường thế là rõ rồi. Ta về đưa mọi người đi ngay thôi. Về tới khe cạn chắc cũng vừa tối.
- Ừ. Nhưng ngồi nghỉ một lát đã.
- Vâng. Em cũng hết cả hơi rồi.
Họ ngồi xuống cạnh nhau trên đỉnh dốc. Dưới xa dòng sông. Mãi tới lúc này Kiên mới nhìn Hoà. Anh muốn khen ngợi cô, muốn xin lỗi vì đã nặng lời nhưng không biết nên nói thế nào. [...]
- Hoà chiến đấu lâu chưa?
- Em vào B năm 66. Hai năm rồi, nhưng chủ yếu ở dưới cánh trung. Vùng này, em không thạo lắm. Mà cũng chưa bao giờ phải trải qua tình cảnh khó khăn như lần này. Cảnh này có lẽ còn kéo dài, anh nhỉ?
- Khó khăn chung của toàn chiến trường. Có thể chỉ mới bắt đầu.
Xa xa đại bác âm ỉ. Đâu đó phành phành tiếng trực thăng.
- Anh nhớ đường cho chắc nhé! - Hoà bỗng nói.
- Ừ. Nhưng Hoà còn nhớ chắc hơn chứ.
- Vâng. Nhưng mà nhỡ ra em lại mắc lỗi gì, anh tử hình em thì sao?
- A, nhắc gì chuyện đó nữa, Hoà! Nóng giận lên ấy mà. Kể gì.
- Không, em biết tội em chứ. Những lúc sợ lên em hay quên mất lối. Với lại cảnh rừng thường làm em lú lẫn. Vì em quê miền biển, quê Hải Hậu. Thế mà lại làm giao liên đường rừng thì anh bảo... Lúc nãy, lúc cùng anh rời khỏi khe, em hãi lắm, không dám thú nhận là đã quên tiệt đường đi lối lại. May sao mà chạm được cái khối đá hình thằng người là vật chuẩn để nhớ, em mới lại hồn mà định hướng được.
- Hồi đi B, Hoà bao nhiêu tuổi?
- Mười tám. Hai năm rồi, thế mà vẫn chưa sao quen được.
- Ai mà có thể quen nổi, - Kiên thở dài, dụi điếu thuốc xuống đất rồi bảo:
- Bây giờ, Hoà ở lại đây chờ. Mình mình quay lại đón mọi người thôi. Hoà ngồi chờ ở đây, tranh thủ mà nghỉ đi. Đường còn xa, còn vất vả lắm.
- Không. Sao lại thế. Em là giao liên cơ mà. Với lại, ngồi một mình thế này em kinh lắm. Và, em muốn đi với anh, Kiên ạ!
- Thế thì ta đi đi - Kiên nói khẽ và quàng tay ôm lấy vai Hoà. Trìu mến, dịu hiền, Hoà từ từ ngả đầu vào vai anh. Họ ngồi tựa vào nhau như thế một lúc nữa, một lúc lâu. Tiếng ù ù của chiếc AD6 bay tuần tra triền sông kéo họ ra khỏi thoáng êm đềm. Miễn cưỡng, Kiên đỡ Hoà đứng dậy.
2. Trên đường về, cả hai đều rảo bước. Bóng của họ ngả dài. Trên rặng Ngọc Bơ Rẫy, ánh tà nhuộm đỏ các đỉnh núi. Cảnh rừng trong bóng chiều im lặng nặng nề. Một nỗi căng thẳng khó chịu cứa vào tâm trạng hai người. Họ đi mau, không trò chuyện. Tiếng gió lào xào và tiếng cành khô gãy. Một con rắn hổ mang lướt nhanh qua lối mòn. Gió từ mạn hồ Cá Sấu thổi tới mùi bùn nồng nặc. Chỉ còn một đoạn mười phút nữa là về tới khe cạn chỗ anh em thương binh đang đợi. Họ đã vượt qua tảng đá hình đầu người và bắt đầu đi vào rừng tre gai. Chim chóc từ rừng bay ra gặp hơi nóng ngoài trảng liền bay lộn vào kêu inh ỏi. Mới đi qua mấy lùm tre chằng chịt ở bìa rừng, Kiên sững lại. Nghẽn trong cổ họng một tiếng kêu. Kiên tái mặt kéo Hoà ngồi thụp xuống. Bọn Mỹ!
Chẳng hiểu sao chỉ cách vài bước chân, vướng một lùm cây mà bọn địch không kịp phát hiện ra Kiên và Hoà. Chúng cũng vừa tiến vào khu rừng này nhưng theo một hướng khác, cắt một góc hẹp với hướng đi của hai người. Chỉ chậm một loáng nữa thôi thì họ đã chạm phải tên Mỹ đi đầu. Thực ra, Kiên trông thấy trước tiên là con chó. Con vật nhô ra khỏi lùm tre ken dày như bức tường phía tay trái anh, cách qua một bãi cỏ hẹp. Con vật to tày con bê, lông xám với những đốm vá bên sườn. Cái mũi rất thính lia trên mặt đất, con béc-giê thong thả chạy chếch lên phía lùm cây trước mặt Kiên. Tên Mỹ đi đầu xuất hiện ngay sau con chó là một tên lính da đen mặc áo giáp, đầu đội sắt bọc lưới, chân dận bốt đờ xô, tay nắm đầu sợi dây da dài bị con chó săn kéo căng ra. Theo sau hắn, cũng một tên da đen, cởi trần, những băng đạn vắt kín đôi vai lực lưỡng. Rồi tên thứ ba, tóc vàng hoe, cũng gần như trần truồng, to cao, khoẻ như vâm, tiểu liên lăm lăm trong tay. Tên thứ tư... Kiên thấy loáng thoáng bóng những tên khác sau lùm tre, không rõ có bao nhiêu tên. Chúng tiến hàng dọc, dãn cách thưa, cao lớn âm thầm, bước mau nhưng rất nhẹ chân, gần như không có tiếng động, dáng dấp tàn ác và gian manh của những con sói. Con chó béc-giê to lớn dừng lại ở bụi cây phía trước Kiên hít hít một vật gì đó. Tên quản chó bước tới đưa mũi súng khều vật ấy lên. Co rúm người lại, mắt mở trừng trừng, Kiên nhận ra ở mũi khẩu M16 một dải băng trắng. Kiên xiết chặt quả lựu đạn, lòng tê bại, thấp thỏm. Miễn sao con chó không bắt được hơi của anh và Hoà, miễn sao những thằng Mỹ không nảy ra ý định lục soát xung quanh đây, Kiên run rẩy nghĩ, nhưng anh không hề thoáng nghĩ rằng bọn lính đang lần theo dấu vết của đoàn tải thương để lại trên đường di chuyển từ hồ Cá Sấu về khe cạn. Thậm chí anh không để ý rằng, Hoà đã lẳng lặng trườn xa chỗ anh nấp.
Những tên Mỹ còn khuất trong lùm tre phía bên trái cất tiếng làu nhàu. Chắc là chúng chửi rủa. Tên quản chó giật giật sợi dây da. Con chó lại dí mũi xuống sát đất ngoắt ngoắt đuôi, nhanh nhẹn chạy chếch lên phía trước theo hướng mục tiêu mà nó bắt được trong thính giác. Kiên kín đáo thở phào. Đúng giây lát đó, thình lình vang lên một phát súng lục. Tiếng súng ngắn nhưng làm bầu không khí lặng phắc của rừng chiều giật nảy lên. Con chó săn hộc một tiếng kêu đau đớn. Bọn Mỹ phản ứng cực nhanh, nằm rạp xuống và lăn tản ra. Tên quản chó buông sợi dây da. Phát K59 thứ hai vang lên. Bây giờ Kiên mới kịp hiểu là Hoà đã bắn, anh choáng hồn. Con chó có lẽ đã trúng đạn nhưng nó hăng lên, hung dữ như cọp, hú lên, rẽ ngang lao dạt tới nơi phát ra tiếng súng. Sau một ụ mối chếch bên tay mặt Kiên chừng chục bước chân, Hoà nhô hẳn người lên. Mặt Trời xuống thấp lùa ánh sáng qua cửa rừng, những làn ánh sáng cuối cùng trong ngày, đỏ thẫm như máu. Hoà đứng hơi nghiêng trước nắng tà nên thân hình mảnh mai nổi lên đậm nét với những đường cong sẫm tối và những vệt da bắt sáng. Mái tóc xoã trên vai. Cái cổ cao yếu ớt, áo cộc, quần đùi, đôi chân trần đầy vết gai cào. Con chó lao xộc tới, tung mình chồm lên, hứng gọn hai phát đạn, bật lộn ra sau như bị đá thốc vào ngực. Tất cả diễn ra trong chớp mắt. Hoà quăng khẩu súng hết đạn về phía bọn Mỹ đang chồm dậy, và xoay người chạy lao ra khỏi rừng băng vào trong trảng. Bọn Mỹ không bắn, rầm rập đuổi theo. Tên xông qua gần chỗ Kiên nhất, đế giày như suýt đạp vào tay anh. Chừng hơn chục tên, phần đa là Mỹ da đen, nhanh nhẹn và cực khoẻ. Chúng lao như gió. Có lẽ ngay lập tức đã đuổi kịp Hoà. Chúng reo ồ lên. Tuy nhiên, hướng chạy của Hoà kéo chúng ra xa Kiên, đồng thời cũng hút chúng lệch khỏi vệt đường có thể dẫn tới khe cạn. [...] Chỉ trong tầm ba chục thước không hơn, Kiên đủ sức “cả cái” trái cầu thép này vào giữa đám, quét đi ít nhất là non nửa số Mỹ đang chất đống. Nhưng nín lặng, gần như nín cả thở nữa, Kiên cứ như thế quỳ mãi, náu kín mình sau lùm cây ở bìa rừng. Đã đến lúc phải cắt ngang cận cảnh dã man này, phải đánh dấu chấm hết lên đầu bọn khỉ đột, song cái dấu chấm hết ấy vẫn bị giữ lại khư khư trong lòng bàn tay Kiên. Hoàng hôn trùm lấp anh. Sương mù dâng cuồn cuộn và muỗi đàn đàn bu tới. Trong những tia hồi quang mờ lụi của phút tận chiều nhá nhem, Kiên như càng thấy rõ hơn cảnh tượng rùng rợn. Vậy mà lẳng lặng anh tra lại chốt cho quả u ét rồi từ từ bò lui. Và cùng với bóng tối đang buông xuống rừng từng đợt, anh êm thấm trở về chỗ khe cạn.
Đoàn tải thương lập tức dắt díu, khiêng cáng nhau di chuyển. Và mặc dù đêm tối trời đen đặc lại phải đi tránh khỏi cái trảng có tảng đá hình đầu người dùng làm vật chuẩn, Kiên vẫn định được hướng. Trong đêm, theo lối mòn, Hoà đã tìm thấy khi chiều. Anh dẫn cả đoàn tiếp cận bờ sông và vượt sang ngang trót lọt. Do không chạm địch nên Kiên không phải dùng tới trái lựu đạn. Cả đêm anh giữ nó lăm lăm trong tay, làm nóng lớp vỏ thép.
3. Sau đấy chẳng thấy ai hỏi gì anh về Hoà cả. Anh cũng chẳng kể, rồi cũng bẵng quên. Có lẽ, đức hi sinh, sự quên mình là cái gì quá giản dị, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ quên. Một người ngã xuống để người khác có thể sống, chuyện đó quá thông thường. Phải rất nhiều năm sau, nhờ tham gia vào đội thu nhặt hài cốt tử sĩ của sư đoàn, Kiên mới có dịp trở lại vùng hồ Cá Sấu. Tất nhiên anh nhớ ngay tới Hoà và muốn đi tìm lại đoạn đường rừng ngày trước. Nhưng cái trảng trống ấy không hiểu sao chẳng còn dấu vết. Tảng đá hình đầu người, chứng tích duy nhất như thể đã bị nhoà trong thời gian. Chỉ còn lại đó ngàn cây âm u, những thảm lá mục nát lấp lên đáy rừng, các khe cạn, tiếng chim chóc, tiếng gió, tiếng những nguồn nước thì thầm xa xôi và hương thơm hoa chạc chậu, hoa vòi voi, hoà quyện vào nhau gợi nhớ và lưu giữ một điều gì đấy thầm lặng, mơ hồ, phảng phất đâu đây.
Ngồi xuống ở một bìa rừng trong bóng hoàng hôn, nhắm mắt lại dõi nhìn vào cõi xa khuất, lặng lẽ Kiên trông thấy toàn cảnh của những gì mà trí nhớ đã lảng tránh suốt bao năm từ bấy đến giờ. Anh cảm thấy lại cả trái lựu đạn đã rút chốt mà không dám phát nổ của mình buổi chiều hôm đó đang nằm nằng nặng trong lòng bàn tay. Tuy nhiên, bao nhiêu sợ hãi và đau đớn, uất giận và căm hờn, những trạng thái tinh thần bạo liệt đã co giật và giằng xé trong lòng anh khi ấy trước tình cảnh kinh khủng quá sức chịu đựng ấy, không còn có thể trỗi dậy cùng với hồi tưởng. Bây giờ đây chỉ có nỗi buồn, mênh mang nỗi buồn - nỗi buồn được sống sót, nỗi buồn chiến tranh - tràn phủ tâm hồn anh.
Nếu không nhờ có Hoà cùng biết bao đồng đội thân yêu ruột thịt, vô số và vô danh, những người lính thường, những liệt sĩ của lòng nhân, đã làm sáng danh đất nước này và đã làm nên vẻ đẹp tinh thần cho cuộc kháng chiến, thì đối với Kiên, chiến tranh với bộ mặt gớm guốc của nó, với những móng vuốt của nó, với những sự thật trần trụi bất nhân nhất của nó sẽ chỉ đơn thuần có nghĩa là một thời buổi và một quãng đời mà bất kì ai đã phải trải qua đều mãi mãi bị ám ảnh, mãi mãi mất khả năng sống bình thường, mãi mãi không thể tha thứ cho mình. Bản thân anh nếu không nhờ được sự che chở đùm bọc, được cưu mang và được cứu rỗi trong tình đồng đội bác ái thì ắt rằng đã chết từ lâu. [...]
Chính là từ chuyến đi tảo mộ năm ấy, trên con đường hành hương xuyên giữa rừng rậm chẳng chịt những sự tích bị lãng quên, qua hồ Cá Sấu với Hoà, qua Truông Gọi Hồn với anh em trong trung đội trinh sát mà Kiên đã bắt đầu quá trình lâu dài cảm nhận lại chiến tranh dưới làn ánh sáng chậm rãi của nỗi buồn.
Từng bước một, từng bước một, từng ngày, từng sự kiện được tái hiện trong lòng anh một cách trầm tĩnh và u buồn. Ánh sáng của nỗi buồn soi về quá khứ, ấy cũng là ánh sáng thức tỉnh, ánh sáng cứu rỗi của đời anh. Bằng sự trầm mình sâu xa trong hồi tưởng, trong nỗi đau buồn chiến tranh không bao giờ nguôi mà anh sẽ tồn tại đến trót đời với thiên chức là một cây bút của những người đã hi sinh, là nhà tiên tri những năm tháng đã qua đi, người báo trước thời quá khứ.
(Nỗi buồn chiến tranh, NXB Văn học, Hà Nội, 2006)
Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống.
Hòa là nữ còn rất trẻ, quê ở Hải Hậu - , nên cô xa lạ với cảnh quan núi rừng Tây Nguyên hoang vu, bí ẩn, . Hòa kinh nghiệm làm giao liên và chưa có nhiều kinh nghiệm chiến đấu. Nhưng khi đối diện với địch, Hòa đã có những phản ứng , táo bạo, sẵn sàng để bảo vệ đồng đội.
(Kéo thả hoặc click vào để điền)
ÁNH SÁNG CỨU RỖI
1. Trong không đầy nửa tháng mùa khô, hai lần bị bao vây, hai lần liều mạng mở đường máu, đơn vị Kiên tan nát, vụn ra từng tốp, vừa đánh vừa chạy. Kiên cùng ba chiến sĩ nữa trong đại đội hợp thành một nhóm vượt qua sông Pô-cô, rồi lách ngang vùng Đồi Đen bị B52 chần ra bột, nhằm hướng Mặt Trời lặn mà tháo thân.
Ngang qua vùng rừng trũng dưới chân Ngọc Bơ Rẫy, bọn anh gặp một đoàn chừng hai chục cáng thương đang trên đường lánh sang đất Miên, bên kia sông Sa Thầy. Đã gặp thì phải nhập vào với họ chứ thực tình Kiên chẳng muốn chút nào. Lực lượng này đã quá tơi tả. Đạn dược thiếu, lương thực gần nhẵn. Sức cùng lực kiệt. Và mặc dù họ có một giao liên dẫn đường nhưng lại là nữ giao liên, mà gái Bắc chứ không phải gái Thượng.
Tứ bề toàn lính Mỹ, khắp các góc rừng họ đều có thể đụng phải chúng hoặc gặp dấu vết chúng vừa đi ngang. Ở các nguồn nước còn sót lại trong các vạt rừng trơ trụi và xác xơ của mùa khô đều có nguy cơ sa vào ổ phục kích. Bom pháo tơi bời, trực thăng và thám báo hoành hành. Sau những cuộc chạm súng bất ngờ, thương binh đông lên mà tải thương ít dần. Bây giờ cứ phải ba người khiêng hai cáng. Thế mà trầy trật, rồng rắn mãi vẫn chưa nghe thấy tiếng Sa Thầy reo, vẫn cứ quẩn quanh dưới Ngọc Bơ Rẫy. Kiên tỏ ý ngờ là đã lạc lối song Hoà, cô giao liên, một mực quả quyết là không thể đi sai đường được. Không có bản đồ, không rõ địa bàn nên Kiên cũng đành nhắm mắt phó mặc hướng hành trình cho cô gái. Nhưng tới buổi sáng của ngày đường thứ ba thì tình hình trở nên tuyệt vọng, đáng lẽ là bờ đông Sa Thầy thì trước mặt họ trải rộng ra một đầm lầy không thể có cách nào vượt qua.
- Chết rồi! - Hoà buột thốt lên - Hồ Cá Sấu!
Kiên đứng lặng trên bờ cỏ ở mép hồ nhìn làn hơi thối hoắc bốc lên, quánh lại, dập dờn phủ lên các vạt lau lách. Đây đó mấy con cá sấu giương những cặp mắt không mi thao láo trên váng nước xanh lè.
- Hồ Cá Sấu à? Thì ra cái hố hôi thối này là nơi cô muốn đưa chúng tôi đến để vãng cảnh phải không? - Kiên hất hàm nói, giọng khản đặc, hung dữ.
- Em có lỗi! - Hoà cúi mặt xuống, nói nhỏ.
- Không phải lỗi lầm mà là một tội ác! - Kiên tàn nhẫn dằn giọng - Cần phải xử bắn cô. Hiểu chưa! Nhưng vì đạn chẳng còn nhiều...
Hoà ngẩng lên, cặp mắt to rân rấn lệ, mỗi run run nói:
- Tôi sẽ chuộc tội, tôi xin chuộc tội này... Tôi sẽ tìm thấy đường...
- Cô sẽ cho anh em thương binh tắm bùn chứ?
- Không. Hồ Cá Sấu, nghĩa là cũng rất gần bờ sông... Đồng chí cứ để tôi đi lần lại đường. Sẽ tìm thấy ngay thôi... Giờ thì ta tạm lui về ẩn dưới cái khe cạn vừa vượt qua khi nãy. Cho tôi thời gian xác định lại lối ra bờ sông. Rồi đến tối sẽ hành quân tiếp.
L-19 lượn vòng rất thấp trên mái rừng. Đạn pháo như tiếng nấc nghẹn chụp xuống một loạt ở bên kia hồ. Rồi một loạt nữa. Một loạt nữa cấp tập. Mặt đất xóc nảy lên. Sóng nổi làm mặt hồ buồn thảm phù nề nhăn nhúm lại.
- Tôi sẽ chuộc lỗi các đồng chí ạ! - Hoà nhắc lại, nôn nóng - Ngay bây giờ, tôi sẽ... Nhưng ta cần đưa thương binh về náu dưới khe. [...]
Họ đi chếch lên hướng tây bắc và tìm thấy dấu một đường giao liên đã bỏ hoá, luồn dưới đáy những lạch suối đã tắt ngấm mạch nước. Vừa chạm vào đường giao liên đã có thể cảm thấy hơi hướng của dòng sông. Rừng có vẻ xanh tươi hơn. Không khí như có chút hơi mát. Từ đây, Hoà có vẻ chắc chắn là mình không lạc đường nữa. Cô dẫn Kiên di chuyển một cách tự tin qua các vùng ánh sáng và bóng tối, vùng khô chát và ẩm ướt, vùng nồng nặc hơi thở rữa nát của những hố lầy lớn nhỏ và vùng ngào ngạt hương thơm của các trảng cỏ đỏ ối những hoa là hoa. Đường giao liên không rõ nét dưới những thảm cỏ đã hoá mùn, đôi lúc lặn mất tăm. Nhưng dòng trôi trầm trầm của Sa Thầy mỗi lúc một rõ. Hai người đi ngang qua một nương sắn đã bỏ hoang lút cỏ dại và dừng lại trước một con đường dốc có xẻ bậc dẫn xuống một vực sâu màu lục.
- Dòng sông! - Hoà nói, tươi hẳn nét mặt lên nhìn Kiên.
Giữa lòng thung sâu, Sa Thầy hiện lên thấp thoáng dưới mái rừng. Mặt nước sáng bạc lấp lánh ánh nắng phản chiếu không ngừng uốn lượn và gấp khúc. Dòng sông cất giọng thì thầm, trầm và sâu, thấp hơn tiếng cây cối thì thào một âm bậc.
- Không cần phải xuống tận nơi đâu, anh ạ. Đường thế là rõ rồi. Ta về đưa mọi người đi ngay thôi. Về tới khe cạn chắc cũng vừa tối.
- Ừ. Nhưng ngồi nghỉ một lát đã.
- Vâng. Em cũng hết cả hơi rồi.
Họ ngồi xuống cạnh nhau trên đỉnh dốc. Dưới xa dòng sông. Mãi tới lúc này Kiên mới nhìn Hoà. Anh muốn khen ngợi cô, muốn xin lỗi vì đã nặng lời nhưng không biết nên nói thế nào. [...]
- Hoà chiến đấu lâu chưa?
- Em vào B năm 66. Hai năm rồi, nhưng chủ yếu ở dưới cánh trung. Vùng này, em không thạo lắm. Mà cũng chưa bao giờ phải trải qua tình cảnh khó khăn như lần này. Cảnh này có lẽ còn kéo dài, anh nhỉ?
- Khó khăn chung của toàn chiến trường. Có thể chỉ mới bắt đầu.
Xa xa đại bác âm ỉ. Đâu đó phành phành tiếng trực thăng.
- Anh nhớ đường cho chắc nhé! - Hoà bỗng nói.
- Ừ. Nhưng Hoà còn nhớ chắc hơn chứ.
- Vâng. Nhưng mà nhỡ ra em lại mắc lỗi gì, anh tử hình em thì sao?
- A, nhắc gì chuyện đó nữa, Hoà! Nóng giận lên ấy mà. Kể gì.
- Không, em biết tội em chứ. Những lúc sợ lên em hay quên mất lối. Với lại cảnh rừng thường làm em lú lẫn. Vì em quê miền biển, quê Hải Hậu. Thế mà lại làm giao liên đường rừng thì anh bảo... Lúc nãy, lúc cùng anh rời khỏi khe, em hãi lắm, không dám thú nhận là đã quên tiệt đường đi lối lại. May sao mà chạm được cái khối đá hình thằng người là vật chuẩn để nhớ, em mới lại hồn mà định hướng được.
- Hồi đi B, Hoà bao nhiêu tuổi?
- Mười tám. Hai năm rồi, thế mà vẫn chưa sao quen được.
- Ai mà có thể quen nổi, - Kiên thở dài, dụi điếu thuốc xuống đất rồi bảo:
- Bây giờ, Hoà ở lại đây chờ. Mình mình quay lại đón mọi người thôi. Hoà ngồi chờ ở đây, tranh thủ mà nghỉ đi. Đường còn xa, còn vất vả lắm.
- Không. Sao lại thế. Em là giao liên cơ mà. Với lại, ngồi một mình thế này em kinh lắm. Và, em muốn đi với anh, Kiên ạ!
- Thế thì ta đi đi - Kiên nói khẽ và quàng tay ôm lấy vai Hoà. Trìu mến, dịu hiền, Hoà từ từ ngả đầu vào vai anh. Họ ngồi tựa vào nhau như thế một lúc nữa, một lúc lâu. Tiếng ù ù của chiếc AD6 bay tuần tra triền sông kéo họ ra khỏi thoáng êm đềm. Miễn cưỡng, Kiên đỡ Hoà đứng dậy.
2. Trên đường về, cả hai đều rảo bước. Bóng của họ ngả dài. Trên rặng Ngọc Bơ Rẫy, ánh tà nhuộm đỏ các đỉnh núi. Cảnh rừng trong bóng chiều im lặng nặng nề. Một nỗi căng thẳng khó chịu cứa vào tâm trạng hai người. Họ đi mau, không trò chuyện. Tiếng gió lào xào và tiếng cành khô gãy. Một con rắn hổ mang lướt nhanh qua lối mòn. Gió từ mạn hồ Cá Sấu thổi tới mùi bùn nồng nặc. Chỉ còn một đoạn mười phút nữa là về tới khe cạn chỗ anh em thương binh đang đợi. Họ đã vượt qua tảng đá hình đầu người và bắt đầu đi vào rừng tre gai. Chim chóc từ rừng bay ra gặp hơi nóng ngoài trảng liền bay lộn vào kêu inh ỏi. Mới đi qua mấy lùm tre chằng chịt ở bìa rừng, Kiên sững lại. Nghẽn trong cổ họng một tiếng kêu. Kiên tái mặt kéo Hoà ngồi thụp xuống. Bọn Mỹ!
Chẳng hiểu sao chỉ cách vài bước chân, vướng một lùm cây mà bọn địch không kịp phát hiện ra Kiên và Hoà. Chúng cũng vừa tiến vào khu rừng này nhưng theo một hướng khác, cắt một góc hẹp với hướng đi của hai người. Chỉ chậm một loáng nữa thôi thì họ đã chạm phải tên Mỹ đi đầu. Thực ra, Kiên trông thấy trước tiên là con chó. Con vật nhô ra khỏi lùm tre ken dày như bức tường phía tay trái anh, cách qua một bãi cỏ hẹp. Con vật to tày con bê, lông xám với những đốm vá bên sườn. Cái mũi rất thính lia trên mặt đất, con béc-giê thong thả chạy chếch lên phía lùm cây trước mặt Kiên. Tên Mỹ đi đầu xuất hiện ngay sau con chó là một tên lính da đen mặc áo giáp, đầu đội sắt bọc lưới, chân dận bốt đờ xô, tay nắm đầu sợi dây da dài bị con chó săn kéo căng ra. Theo sau hắn, cũng một tên da đen, cởi trần, những băng đạn vắt kín đôi vai lực lưỡng. Rồi tên thứ ba, tóc vàng hoe, cũng gần như trần truồng, to cao, khoẻ như vâm, tiểu liên lăm lăm trong tay. Tên thứ tư... Kiên thấy loáng thoáng bóng những tên khác sau lùm tre, không rõ có bao nhiêu tên. Chúng tiến hàng dọc, dãn cách thưa, cao lớn âm thầm, bước mau nhưng rất nhẹ chân, gần như không có tiếng động, dáng dấp tàn ác và gian manh của những con sói. Con chó béc-giê to lớn dừng lại ở bụi cây phía trước Kiên hít hít một vật gì đó. Tên quản chó bước tới đưa mũi súng khều vật ấy lên. Co rúm người lại, mắt mở trừng trừng, Kiên nhận ra ở mũi khẩu M16 một dải băng trắng. Kiên xiết chặt quả lựu đạn, lòng tê bại, thấp thỏm. Miễn sao con chó không bắt được hơi của anh và Hoà, miễn sao những thằng Mỹ không nảy ra ý định lục soát xung quanh đây, Kiên run rẩy nghĩ, nhưng anh không hề thoáng nghĩ rằng bọn lính đang lần theo dấu vết của đoàn tải thương để lại trên đường di chuyển từ hồ Cá Sấu về khe cạn. Thậm chí anh không để ý rằng, Hoà đã lẳng lặng trườn xa chỗ anh nấp.
Những tên Mỹ còn khuất trong lùm tre phía bên trái cất tiếng làu nhàu. Chắc là chúng chửi rủa. Tên quản chó giật giật sợi dây da. Con chó lại dí mũi xuống sát đất ngoắt ngoắt đuôi, nhanh nhẹn chạy chếch lên phía trước theo hướng mục tiêu mà nó bắt được trong thính giác. Kiên kín đáo thở phào. Đúng giây lát đó, thình lình vang lên một phát súng lục. Tiếng súng ngắn nhưng làm bầu không khí lặng phắc của rừng chiều giật nảy lên. Con chó săn hộc một tiếng kêu đau đớn. Bọn Mỹ phản ứng cực nhanh, nằm rạp xuống và lăn tản ra. Tên quản chó buông sợi dây da. Phát K59 thứ hai vang lên. Bây giờ Kiên mới kịp hiểu là Hoà đã bắn, anh choáng hồn. Con chó có lẽ đã trúng đạn nhưng nó hăng lên, hung dữ như cọp, hú lên, rẽ ngang lao dạt tới nơi phát ra tiếng súng. Sau một ụ mối chếch bên tay mặt Kiên chừng chục bước chân, Hoà nhô hẳn người lên. Mặt Trời xuống thấp lùa ánh sáng qua cửa rừng, những làn ánh sáng cuối cùng trong ngày, đỏ thẫm như máu. Hoà đứng hơi nghiêng trước nắng tà nên thân hình mảnh mai nổi lên đậm nét với những đường cong sẫm tối và những vệt da bắt sáng. Mái tóc xoã trên vai. Cái cổ cao yếu ớt, áo cộc, quần đùi, đôi chân trần đầy vết gai cào. Con chó lao xộc tới, tung mình chồm lên, hứng gọn hai phát đạn, bật lộn ra sau như bị đá thốc vào ngực. Tất cả diễn ra trong chớp mắt. Hoà quăng khẩu súng hết đạn về phía bọn Mỹ đang chồm dậy, và xoay người chạy lao ra khỏi rừng băng vào trong trảng. Bọn Mỹ không bắn, rầm rập đuổi theo. Tên xông qua gần chỗ Kiên nhất, đế giày như suýt đạp vào tay anh. Chừng hơn chục tên, phần đa là Mỹ da đen, nhanh nhẹn và cực khoẻ. Chúng lao như gió. Có lẽ ngay lập tức đã đuổi kịp Hoà. Chúng reo ồ lên. Tuy nhiên, hướng chạy của Hoà kéo chúng ra xa Kiên, đồng thời cũng hút chúng lệch khỏi vệt đường có thể dẫn tới khe cạn. [...] Chỉ trong tầm ba chục thước không hơn, Kiên đủ sức “cả cái” trái cầu thép này vào giữa đám, quét đi ít nhất là non nửa số Mỹ đang chất đống. Nhưng nín lặng, gần như nín cả thở nữa, Kiên cứ như thế quỳ mãi, náu kín mình sau lùm cây ở bìa rừng. Đã đến lúc phải cắt ngang cận cảnh dã man này, phải đánh dấu chấm hết lên đầu bọn khỉ đột, song cái dấu chấm hết ấy vẫn bị giữ lại khư khư trong lòng bàn tay Kiên. Hoàng hôn trùm lấp anh. Sương mù dâng cuồn cuộn và muỗi đàn đàn bu tới. Trong những tia hồi quang mờ lụi của phút tận chiều nhá nhem, Kiên như càng thấy rõ hơn cảnh tượng rùng rợn. Vậy mà lẳng lặng anh tra lại chốt cho quả u ét rồi từ từ bò lui. Và cùng với bóng tối đang buông xuống rừng từng đợt, anh êm thấm trở về chỗ khe cạn.
Đoàn tải thương lập tức dắt díu, khiêng cáng nhau di chuyển. Và mặc dù đêm tối trời đen đặc lại phải đi tránh khỏi cái trảng có tảng đá hình đầu người dùng làm vật chuẩn, Kiên vẫn định được hướng. Trong đêm, theo lối mòn, Hoà đã tìm thấy khi chiều. Anh dẫn cả đoàn tiếp cận bờ sông và vượt sang ngang trót lọt. Do không chạm địch nên Kiên không phải dùng tới trái lựu đạn. Cả đêm anh giữ nó lăm lăm trong tay, làm nóng lớp vỏ thép.
3. Sau đấy chẳng thấy ai hỏi gì anh về Hoà cả. Anh cũng chẳng kể, rồi cũng bẵng quên. Có lẽ, đức hi sinh, sự quên mình là cái gì quá giản dị, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ quên. Một người ngã xuống để người khác có thể sống, chuyện đó quá thông thường. Phải rất nhiều năm sau, nhờ tham gia vào đội thu nhặt hài cốt tử sĩ của sư đoàn, Kiên mới có dịp trở lại vùng hồ Cá Sấu. Tất nhiên anh nhớ ngay tới Hoà và muốn đi tìm lại đoạn đường rừng ngày trước. Nhưng cái trảng trống ấy không hiểu sao chẳng còn dấu vết. Tảng đá hình đầu người, chứng tích duy nhất như thể đã bị nhoà trong thời gian. Chỉ còn lại đó ngàn cây âm u, những thảm lá mục nát lấp lên đáy rừng, các khe cạn, tiếng chim chóc, tiếng gió, tiếng những nguồn nước thì thầm xa xôi và hương thơm hoa chạc chậu, hoa vòi voi, hoà quyện vào nhau gợi nhớ và lưu giữ một điều gì đấy thầm lặng, mơ hồ, phảng phất đâu đây.
Ngồi xuống ở một bìa rừng trong bóng hoàng hôn, nhắm mắt lại dõi nhìn vào cõi xa khuất, lặng lẽ Kiên trông thấy toàn cảnh của những gì mà trí nhớ đã lảng tránh suốt bao năm từ bấy đến giờ. Anh cảm thấy lại cả trái lựu đạn đã rút chốt mà không dám phát nổ của mình buổi chiều hôm đó đang nằm nằng nặng trong lòng bàn tay. Tuy nhiên, bao nhiêu sợ hãi và đau đớn, uất giận và căm hờn, những trạng thái tinh thần bạo liệt đã co giật và giằng xé trong lòng anh khi ấy trước tình cảnh kinh khủng quá sức chịu đựng ấy, không còn có thể trỗi dậy cùng với hồi tưởng. Bây giờ đây chỉ có nỗi buồn, mênh mang nỗi buồn - nỗi buồn được sống sót, nỗi buồn chiến tranh - tràn phủ tâm hồn anh.
Nếu không nhờ có Hoà cùng biết bao đồng đội thân yêu ruột thịt, vô số và vô danh, những người lính thường, những liệt sĩ của lòng nhân, đã làm sáng danh đất nước này và đã làm nên vẻ đẹp tinh thần cho cuộc kháng chiến, thì đối với Kiên, chiến tranh với bộ mặt gớm guốc của nó, với những móng vuốt của nó, với những sự thật trần trụi bất nhân nhất của nó sẽ chỉ đơn thuần có nghĩa là một thời buổi và một quãng đời mà bất kì ai đã phải trải qua đều mãi mãi bị ám ảnh, mãi mãi mất khả năng sống bình thường, mãi mãi không thể tha thứ cho mình. Bản thân anh nếu không nhờ được sự che chở đùm bọc, được cưu mang và được cứu rỗi trong tình đồng đội bác ái thì ắt rằng đã chết từ lâu. [...]
Chính là từ chuyến đi tảo mộ năm ấy, trên con đường hành hương xuyên giữa rừng rậm chẳng chịt những sự tích bị lãng quên, qua hồ Cá Sấu với Hoà, qua Truông Gọi Hồn với anh em trong trung đội trinh sát mà Kiên đã bắt đầu quá trình lâu dài cảm nhận lại chiến tranh dưới làn ánh sáng chậm rãi của nỗi buồn.
Từng bước một, từng bước một, từng ngày, từng sự kiện được tái hiện trong lòng anh một cách trầm tĩnh và u buồn. Ánh sáng của nỗi buồn soi về quá khứ, ấy cũng là ánh sáng thức tỉnh, ánh sáng cứu rỗi của đời anh. Bằng sự trầm mình sâu xa trong hồi tưởng, trong nỗi đau buồn chiến tranh không bao giờ nguôi mà anh sẽ tồn tại đến trót đời với thiên chức là một cây bút của những người đã hi sinh, là nhà tiên tri những năm tháng đã qua đi, người báo trước thời quá khứ.
(Nỗi buồn chiến tranh, NXB Văn học, Hà Nội, 2006)
Nhân vật Hòa hiện lên với những phẩm chất đáng quý nào dưới đây?
ÁNH SÁNG CỨU RỖI
1. Trong không đầy nửa tháng mùa khô, hai lần bị bao vây, hai lần liều mạng mở đường máu, đơn vị Kiên tan nát, vụn ra từng tốp, vừa đánh vừa chạy. Kiên cùng ba chiến sĩ nữa trong đại đội hợp thành một nhóm vượt qua sông Pô-cô, rồi lách ngang vùng Đồi Đen bị B52 chần ra bột, nhằm hướng Mặt Trời lặn mà tháo thân.
Ngang qua vùng rừng trũng dưới chân Ngọc Bơ Rẫy, bọn anh gặp một đoàn chừng hai chục cáng thương đang trên đường lánh sang đất Miên, bên kia sông Sa Thầy. Đã gặp thì phải nhập vào với họ chứ thực tình Kiên chẳng muốn chút nào. Lực lượng này đã quá tơi tả. Đạn dược thiếu, lương thực gần nhẵn. Sức cùng lực kiệt. Và mặc dù họ có một giao liên dẫn đường nhưng lại là nữ giao liên, mà gái Bắc chứ không phải gái Thượng.
Tứ bề toàn lính Mỹ, khắp các góc rừng họ đều có thể đụng phải chúng hoặc gặp dấu vết chúng vừa đi ngang. Ở các nguồn nước còn sót lại trong các vạt rừng trơ trụi và xác xơ của mùa khô đều có nguy cơ sa vào ổ phục kích. Bom pháo tơi bời, trực thăng và thám báo hoành hành. Sau những cuộc chạm súng bất ngờ, thương binh đông lên mà tải thương ít dần. Bây giờ cứ phải ba người khiêng hai cáng. Thế mà trầy trật, rồng rắn mãi vẫn chưa nghe thấy tiếng Sa Thầy reo, vẫn cứ quẩn quanh dưới Ngọc Bơ Rẫy. Kiên tỏ ý ngờ là đã lạc lối song Hoà, cô giao liên, một mực quả quyết là không thể đi sai đường được. Không có bản đồ, không rõ địa bàn nên Kiên cũng đành nhắm mắt phó mặc hướng hành trình cho cô gái. Nhưng tới buổi sáng của ngày đường thứ ba thì tình hình trở nên tuyệt vọng, đáng lẽ là bờ đông Sa Thầy thì trước mặt họ trải rộng ra một đầm lầy không thể có cách nào vượt qua.
- Chết rồi! - Hoà buột thốt lên - Hồ Cá Sấu!
Kiên đứng lặng trên bờ cỏ ở mép hồ nhìn làn hơi thối hoắc bốc lên, quánh lại, dập dờn phủ lên các vạt lau lách. Đây đó mấy con cá sấu giương những cặp mắt không mi thao láo trên váng nước xanh lè.
- Hồ Cá Sấu à? Thì ra cái hố hôi thối này là nơi cô muốn đưa chúng tôi đến để vãng cảnh phải không? - Kiên hất hàm nói, giọng khản đặc, hung dữ.
- Em có lỗi! - Hoà cúi mặt xuống, nói nhỏ.
- Không phải lỗi lầm mà là một tội ác! - Kiên tàn nhẫn dằn giọng - Cần phải xử bắn cô. Hiểu chưa! Nhưng vì đạn chẳng còn nhiều...
Hoà ngẩng lên, cặp mắt to rân rấn lệ, mỗi run run nói:
- Tôi sẽ chuộc tội, tôi xin chuộc tội này... Tôi sẽ tìm thấy đường...
- Cô sẽ cho anh em thương binh tắm bùn chứ?
- Không. Hồ Cá Sấu, nghĩa là cũng rất gần bờ sông... Đồng chí cứ để tôi đi lần lại đường. Sẽ tìm thấy ngay thôi... Giờ thì ta tạm lui về ẩn dưới cái khe cạn vừa vượt qua khi nãy. Cho tôi thời gian xác định lại lối ra bờ sông. Rồi đến tối sẽ hành quân tiếp.
L-19 lượn vòng rất thấp trên mái rừng. Đạn pháo như tiếng nấc nghẹn chụp xuống một loạt ở bên kia hồ. Rồi một loạt nữa. Một loạt nữa cấp tập. Mặt đất xóc nảy lên. Sóng nổi làm mặt hồ buồn thảm phù nề nhăn nhúm lại.
- Tôi sẽ chuộc lỗi các đồng chí ạ! - Hoà nhắc lại, nôn nóng - Ngay bây giờ, tôi sẽ... Nhưng ta cần đưa thương binh về náu dưới khe. [...]
Họ đi chếch lên hướng tây bắc và tìm thấy dấu một đường giao liên đã bỏ hoá, luồn dưới đáy những lạch suối đã tắt ngấm mạch nước. Vừa chạm vào đường giao liên đã có thể cảm thấy hơi hướng của dòng sông. Rừng có vẻ xanh tươi hơn. Không khí như có chút hơi mát. Từ đây, Hoà có vẻ chắc chắn là mình không lạc đường nữa. Cô dẫn Kiên di chuyển một cách tự tin qua các vùng ánh sáng và bóng tối, vùng khô chát và ẩm ướt, vùng nồng nặc hơi thở rữa nát của những hố lầy lớn nhỏ và vùng ngào ngạt hương thơm của các trảng cỏ đỏ ối những hoa là hoa. Đường giao liên không rõ nét dưới những thảm cỏ đã hoá mùn, đôi lúc lặn mất tăm. Nhưng dòng trôi trầm trầm của Sa Thầy mỗi lúc một rõ. Hai người đi ngang qua một nương sắn đã bỏ hoang lút cỏ dại và dừng lại trước một con đường dốc có xẻ bậc dẫn xuống một vực sâu màu lục.
- Dòng sông! - Hoà nói, tươi hẳn nét mặt lên nhìn Kiên.
Giữa lòng thung sâu, Sa Thầy hiện lên thấp thoáng dưới mái rừng. Mặt nước sáng bạc lấp lánh ánh nắng phản chiếu không ngừng uốn lượn và gấp khúc. Dòng sông cất giọng thì thầm, trầm và sâu, thấp hơn tiếng cây cối thì thào một âm bậc.
- Không cần phải xuống tận nơi đâu, anh ạ. Đường thế là rõ rồi. Ta về đưa mọi người đi ngay thôi. Về tới khe cạn chắc cũng vừa tối.
- Ừ. Nhưng ngồi nghỉ một lát đã.
- Vâng. Em cũng hết cả hơi rồi.
Họ ngồi xuống cạnh nhau trên đỉnh dốc. Dưới xa dòng sông. Mãi tới lúc này Kiên mới nhìn Hoà. Anh muốn khen ngợi cô, muốn xin lỗi vì đã nặng lời nhưng không biết nên nói thế nào. [...]
- Hoà chiến đấu lâu chưa?
- Em vào B năm 66. Hai năm rồi, nhưng chủ yếu ở dưới cánh trung. Vùng này, em không thạo lắm. Mà cũng chưa bao giờ phải trải qua tình cảnh khó khăn như lần này. Cảnh này có lẽ còn kéo dài, anh nhỉ?
- Khó khăn chung của toàn chiến trường. Có thể chỉ mới bắt đầu.
Xa xa đại bác âm ỉ. Đâu đó phành phành tiếng trực thăng.
- Anh nhớ đường cho chắc nhé! - Hoà bỗng nói.
- Ừ. Nhưng Hoà còn nhớ chắc hơn chứ.
- Vâng. Nhưng mà nhỡ ra em lại mắc lỗi gì, anh tử hình em thì sao?
- A, nhắc gì chuyện đó nữa, Hoà! Nóng giận lên ấy mà. Kể gì.
- Không, em biết tội em chứ. Những lúc sợ lên em hay quên mất lối. Với lại cảnh rừng thường làm em lú lẫn. Vì em quê miền biển, quê Hải Hậu. Thế mà lại làm giao liên đường rừng thì anh bảo... Lúc nãy, lúc cùng anh rời khỏi khe, em hãi lắm, không dám thú nhận là đã quên tiệt đường đi lối lại. May sao mà chạm được cái khối đá hình thằng người là vật chuẩn để nhớ, em mới lại hồn mà định hướng được.
- Hồi đi B, Hoà bao nhiêu tuổi?
- Mười tám. Hai năm rồi, thế mà vẫn chưa sao quen được.
- Ai mà có thể quen nổi, - Kiên thở dài, dụi điếu thuốc xuống đất rồi bảo:
- Bây giờ, Hoà ở lại đây chờ. Mình mình quay lại đón mọi người thôi. Hoà ngồi chờ ở đây, tranh thủ mà nghỉ đi. Đường còn xa, còn vất vả lắm.
- Không. Sao lại thế. Em là giao liên cơ mà. Với lại, ngồi một mình thế này em kinh lắm. Và, em muốn đi với anh, Kiên ạ!
- Thế thì ta đi đi - Kiên nói khẽ và quàng tay ôm lấy vai Hoà. Trìu mến, dịu hiền, Hoà từ từ ngả đầu vào vai anh. Họ ngồi tựa vào nhau như thế một lúc nữa, một lúc lâu. Tiếng ù ù của chiếc AD6 bay tuần tra triền sông kéo họ ra khỏi thoáng êm đềm. Miễn cưỡng, Kiên đỡ Hoà đứng dậy.
2. Trên đường về, cả hai đều rảo bước. Bóng của họ ngả dài. Trên rặng Ngọc Bơ Rẫy, ánh tà nhuộm đỏ các đỉnh núi. Cảnh rừng trong bóng chiều im lặng nặng nề. Một nỗi căng thẳng khó chịu cứa vào tâm trạng hai người. Họ đi mau, không trò chuyện. Tiếng gió lào xào và tiếng cành khô gãy. Một con rắn hổ mang lướt nhanh qua lối mòn. Gió từ mạn hồ Cá Sấu thổi tới mùi bùn nồng nặc. Chỉ còn một đoạn mười phút nữa là về tới khe cạn chỗ anh em thương binh đang đợi. Họ đã vượt qua tảng đá hình đầu người và bắt đầu đi vào rừng tre gai. Chim chóc từ rừng bay ra gặp hơi nóng ngoài trảng liền bay lộn vào kêu inh ỏi. Mới đi qua mấy lùm tre chằng chịt ở bìa rừng, Kiên sững lại. Nghẽn trong cổ họng một tiếng kêu. Kiên tái mặt kéo Hoà ngồi thụp xuống. Bọn Mỹ!
Chẳng hiểu sao chỉ cách vài bước chân, vướng một lùm cây mà bọn địch không kịp phát hiện ra Kiên và Hoà. Chúng cũng vừa tiến vào khu rừng này nhưng theo một hướng khác, cắt một góc hẹp với hướng đi của hai người. Chỉ chậm một loáng nữa thôi thì họ đã chạm phải tên Mỹ đi đầu. Thực ra, Kiên trông thấy trước tiên là con chó. Con vật nhô ra khỏi lùm tre ken dày như bức tường phía tay trái anh, cách qua một bãi cỏ hẹp. Con vật to tày con bê, lông xám với những đốm vá bên sườn. Cái mũi rất thính lia trên mặt đất, con béc-giê thong thả chạy chếch lên phía lùm cây trước mặt Kiên. Tên Mỹ đi đầu xuất hiện ngay sau con chó là một tên lính da đen mặc áo giáp, đầu đội sắt bọc lưới, chân dận bốt đờ xô, tay nắm đầu sợi dây da dài bị con chó săn kéo căng ra. Theo sau hắn, cũng một tên da đen, cởi trần, những băng đạn vắt kín đôi vai lực lưỡng. Rồi tên thứ ba, tóc vàng hoe, cũng gần như trần truồng, to cao, khoẻ như vâm, tiểu liên lăm lăm trong tay. Tên thứ tư... Kiên thấy loáng thoáng bóng những tên khác sau lùm tre, không rõ có bao nhiêu tên. Chúng tiến hàng dọc, dãn cách thưa, cao lớn âm thầm, bước mau nhưng rất nhẹ chân, gần như không có tiếng động, dáng dấp tàn ác và gian manh của những con sói. Con chó béc-giê to lớn dừng lại ở bụi cây phía trước Kiên hít hít một vật gì đó. Tên quản chó bước tới đưa mũi súng khều vật ấy lên. Co rúm người lại, mắt mở trừng trừng, Kiên nhận ra ở mũi khẩu M16 một dải băng trắng. Kiên xiết chặt quả lựu đạn, lòng tê bại, thấp thỏm. Miễn sao con chó không bắt được hơi của anh và Hoà, miễn sao những thằng Mỹ không nảy ra ý định lục soát xung quanh đây, Kiên run rẩy nghĩ, nhưng anh không hề thoáng nghĩ rằng bọn lính đang lần theo dấu vết của đoàn tải thương để lại trên đường di chuyển từ hồ Cá Sấu về khe cạn. Thậm chí anh không để ý rằng, Hoà đã lẳng lặng trườn xa chỗ anh nấp.
Những tên Mỹ còn khuất trong lùm tre phía bên trái cất tiếng làu nhàu. Chắc là chúng chửi rủa. Tên quản chó giật giật sợi dây da. Con chó lại dí mũi xuống sát đất ngoắt ngoắt đuôi, nhanh nhẹn chạy chếch lên phía trước theo hướng mục tiêu mà nó bắt được trong thính giác. Kiên kín đáo thở phào. Đúng giây lát đó, thình lình vang lên một phát súng lục. Tiếng súng ngắn nhưng làm bầu không khí lặng phắc của rừng chiều giật nảy lên. Con chó săn hộc một tiếng kêu đau đớn. Bọn Mỹ phản ứng cực nhanh, nằm rạp xuống và lăn tản ra. Tên quản chó buông sợi dây da. Phát K59 thứ hai vang lên. Bây giờ Kiên mới kịp hiểu là Hoà đã bắn, anh choáng hồn. Con chó có lẽ đã trúng đạn nhưng nó hăng lên, hung dữ như cọp, hú lên, rẽ ngang lao dạt tới nơi phát ra tiếng súng. Sau một ụ mối chếch bên tay mặt Kiên chừng chục bước chân, Hoà nhô hẳn người lên. Mặt Trời xuống thấp lùa ánh sáng qua cửa rừng, những làn ánh sáng cuối cùng trong ngày, đỏ thẫm như máu. Hoà đứng hơi nghiêng trước nắng tà nên thân hình mảnh mai nổi lên đậm nét với những đường cong sẫm tối và những vệt da bắt sáng. Mái tóc xoã trên vai. Cái cổ cao yếu ớt, áo cộc, quần đùi, đôi chân trần đầy vết gai cào. Con chó lao xộc tới, tung mình chồm lên, hứng gọn hai phát đạn, bật lộn ra sau như bị đá thốc vào ngực. Tất cả diễn ra trong chớp mắt. Hoà quăng khẩu súng hết đạn về phía bọn Mỹ đang chồm dậy, và xoay người chạy lao ra khỏi rừng băng vào trong trảng. Bọn Mỹ không bắn, rầm rập đuổi theo. Tên xông qua gần chỗ Kiên nhất, đế giày như suýt đạp vào tay anh. Chừng hơn chục tên, phần đa là Mỹ da đen, nhanh nhẹn và cực khoẻ. Chúng lao như gió. Có lẽ ngay lập tức đã đuổi kịp Hoà. Chúng reo ồ lên. Tuy nhiên, hướng chạy của Hoà kéo chúng ra xa Kiên, đồng thời cũng hút chúng lệch khỏi vệt đường có thể dẫn tới khe cạn. [...] Chỉ trong tầm ba chục thước không hơn, Kiên đủ sức “cả cái” trái cầu thép này vào giữa đám, quét đi ít nhất là non nửa số Mỹ đang chất đống. Nhưng nín lặng, gần như nín cả thở nữa, Kiên cứ như thế quỳ mãi, náu kín mình sau lùm cây ở bìa rừng. Đã đến lúc phải cắt ngang cận cảnh dã man này, phải đánh dấu chấm hết lên đầu bọn khỉ đột, song cái dấu chấm hết ấy vẫn bị giữ lại khư khư trong lòng bàn tay Kiên. Hoàng hôn trùm lấp anh. Sương mù dâng cuồn cuộn và muỗi đàn đàn bu tới. Trong những tia hồi quang mờ lụi của phút tận chiều nhá nhem, Kiên như càng thấy rõ hơn cảnh tượng rùng rợn. Vậy mà lẳng lặng anh tra lại chốt cho quả u ét rồi từ từ bò lui. Và cùng với bóng tối đang buông xuống rừng từng đợt, anh êm thấm trở về chỗ khe cạn.
Đoàn tải thương lập tức dắt díu, khiêng cáng nhau di chuyển. Và mặc dù đêm tối trời đen đặc lại phải đi tránh khỏi cái trảng có tảng đá hình đầu người dùng làm vật chuẩn, Kiên vẫn định được hướng. Trong đêm, theo lối mòn, Hoà đã tìm thấy khi chiều. Anh dẫn cả đoàn tiếp cận bờ sông và vượt sang ngang trót lọt. Do không chạm địch nên Kiên không phải dùng tới trái lựu đạn. Cả đêm anh giữ nó lăm lăm trong tay, làm nóng lớp vỏ thép.
3. Sau đấy chẳng thấy ai hỏi gì anh về Hoà cả. Anh cũng chẳng kể, rồi cũng bẵng quên. Có lẽ, đức hi sinh, sự quên mình là cái gì quá giản dị, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ quên. Một người ngã xuống để người khác có thể sống, chuyện đó quá thông thường. Phải rất nhiều năm sau, nhờ tham gia vào đội thu nhặt hài cốt tử sĩ của sư đoàn, Kiên mới có dịp trở lại vùng hồ Cá Sấu. Tất nhiên anh nhớ ngay tới Hoà và muốn đi tìm lại đoạn đường rừng ngày trước. Nhưng cái trảng trống ấy không hiểu sao chẳng còn dấu vết. Tảng đá hình đầu người, chứng tích duy nhất như thể đã bị nhoà trong thời gian. Chỉ còn lại đó ngàn cây âm u, những thảm lá mục nát lấp lên đáy rừng, các khe cạn, tiếng chim chóc, tiếng gió, tiếng những nguồn nước thì thầm xa xôi và hương thơm hoa chạc chậu, hoa vòi voi, hoà quyện vào nhau gợi nhớ và lưu giữ một điều gì đấy thầm lặng, mơ hồ, phảng phất đâu đây.
Ngồi xuống ở một bìa rừng trong bóng hoàng hôn, nhắm mắt lại dõi nhìn vào cõi xa khuất, lặng lẽ Kiên trông thấy toàn cảnh của những gì mà trí nhớ đã lảng tránh suốt bao năm từ bấy đến giờ. Anh cảm thấy lại cả trái lựu đạn đã rút chốt mà không dám phát nổ của mình buổi chiều hôm đó đang nằm nằng nặng trong lòng bàn tay. Tuy nhiên, bao nhiêu sợ hãi và đau đớn, uất giận và căm hờn, những trạng thái tinh thần bạo liệt đã co giật và giằng xé trong lòng anh khi ấy trước tình cảnh kinh khủng quá sức chịu đựng ấy, không còn có thể trỗi dậy cùng với hồi tưởng. Bây giờ đây chỉ có nỗi buồn, mênh mang nỗi buồn - nỗi buồn được sống sót, nỗi buồn chiến tranh - tràn phủ tâm hồn anh.
Nếu không nhờ có Hoà cùng biết bao đồng đội thân yêu ruột thịt, vô số và vô danh, những người lính thường, những liệt sĩ của lòng nhân, đã làm sáng danh đất nước này và đã làm nên vẻ đẹp tinh thần cho cuộc kháng chiến, thì đối với Kiên, chiến tranh với bộ mặt gớm guốc của nó, với những móng vuốt của nó, với những sự thật trần trụi bất nhân nhất của nó sẽ chỉ đơn thuần có nghĩa là một thời buổi và một quãng đời mà bất kì ai đã phải trải qua đều mãi mãi bị ám ảnh, mãi mãi mất khả năng sống bình thường, mãi mãi không thể tha thứ cho mình. Bản thân anh nếu không nhờ được sự che chở đùm bọc, được cưu mang và được cứu rỗi trong tình đồng đội bác ái thì ắt rằng đã chết từ lâu. [...]
Chính là từ chuyến đi tảo mộ năm ấy, trên con đường hành hương xuyên giữa rừng rậm chẳng chịt những sự tích bị lãng quên, qua hồ Cá Sấu với Hoà, qua Truông Gọi Hồn với anh em trong trung đội trinh sát mà Kiên đã bắt đầu quá trình lâu dài cảm nhận lại chiến tranh dưới làn ánh sáng chậm rãi của nỗi buồn.
Từng bước một, từng bước một, từng ngày, từng sự kiện được tái hiện trong lòng anh một cách trầm tĩnh và u buồn. Ánh sáng của nỗi buồn soi về quá khứ, ấy cũng là ánh sáng thức tỉnh, ánh sáng cứu rỗi của đời anh. Bằng sự trầm mình sâu xa trong hồi tưởng, trong nỗi đau buồn chiến tranh không bao giờ nguôi mà anh sẽ tồn tại đến trót đời với thiên chức là một cây bút của những người đã hi sinh, là nhà tiên tri những năm tháng đã qua đi, người báo trước thời quá khứ.
(Nỗi buồn chiến tranh, NXB Văn học, Hà Nội, 2006)
Khi đối diện với toán lính Mỹ, Hòa lựa chọn hi sinh vì cô
(Chọn 2 đáp án)
ÁNH SÁNG CỨU RỖI
1. Trong không đầy nửa tháng mùa khô, hai lần bị bao vây, hai lần liều mạng mở đường máu, đơn vị Kiên tan nát, vụn ra từng tốp, vừa đánh vừa chạy. Kiên cùng ba chiến sĩ nữa trong đại đội hợp thành một nhóm vượt qua sông Pô-cô, rồi lách ngang vùng Đồi Đen bị B52 chần ra bột, nhằm hướng Mặt Trời lặn mà tháo thân.
Ngang qua vùng rừng trũng dưới chân Ngọc Bơ Rẫy, bọn anh gặp một đoàn chừng hai chục cáng thương đang trên đường lánh sang đất Miên, bên kia sông Sa Thầy. Đã gặp thì phải nhập vào với họ chứ thực tình Kiên chẳng muốn chút nào. Lực lượng này đã quá tơi tả. Đạn dược thiếu, lương thực gần nhẵn. Sức cùng lực kiệt. Và mặc dù họ có một giao liên dẫn đường nhưng lại là nữ giao liên, mà gái Bắc chứ không phải gái Thượng.
Tứ bề toàn lính Mỹ, khắp các góc rừng họ đều có thể đụng phải chúng hoặc gặp dấu vết chúng vừa đi ngang. Ở các nguồn nước còn sót lại trong các vạt rừng trơ trụi và xác xơ của mùa khô đều có nguy cơ sa vào ổ phục kích. Bom pháo tơi bời, trực thăng và thám báo hoành hành. Sau những cuộc chạm súng bất ngờ, thương binh đông lên mà tải thương ít dần. Bây giờ cứ phải ba người khiêng hai cáng. Thế mà trầy trật, rồng rắn mãi vẫn chưa nghe thấy tiếng Sa Thầy reo, vẫn cứ quẩn quanh dưới Ngọc Bơ Rẫy. Kiên tỏ ý ngờ là đã lạc lối song Hoà, cô giao liên, một mực quả quyết là không thể đi sai đường được. Không có bản đồ, không rõ địa bàn nên Kiên cũng đành nhắm mắt phó mặc hướng hành trình cho cô gái. Nhưng tới buổi sáng của ngày đường thứ ba thì tình hình trở nên tuyệt vọng, đáng lẽ là bờ đông Sa Thầy thì trước mặt họ trải rộng ra một đầm lầy không thể có cách nào vượt qua.
- Chết rồi! - Hoà buột thốt lên - Hồ Cá Sấu!
Kiên đứng lặng trên bờ cỏ ở mép hồ nhìn làn hơi thối hoắc bốc lên, quánh lại, dập dờn phủ lên các vạt lau lách. Đây đó mấy con cá sấu giương những cặp mắt không mi thao láo trên váng nước xanh lè.
- Hồ Cá Sấu à? Thì ra cái hố hôi thối này là nơi cô muốn đưa chúng tôi đến để vãng cảnh phải không? - Kiên hất hàm nói, giọng khản đặc, hung dữ.
- Em có lỗi! - Hoà cúi mặt xuống, nói nhỏ.
- Không phải lỗi lầm mà là một tội ác! - Kiên tàn nhẫn dằn giọng - Cần phải xử bắn cô. Hiểu chưa! Nhưng vì đạn chẳng còn nhiều...
Hoà ngẩng lên, cặp mắt to rân rấn lệ, mỗi run run nói:
- Tôi sẽ chuộc tội, tôi xin chuộc tội này... Tôi sẽ tìm thấy đường...
- Cô sẽ cho anh em thương binh tắm bùn chứ?
- Không. Hồ Cá Sấu, nghĩa là cũng rất gần bờ sông... Đồng chí cứ để tôi đi lần lại đường. Sẽ tìm thấy ngay thôi... Giờ thì ta tạm lui về ẩn dưới cái khe cạn vừa vượt qua khi nãy. Cho tôi thời gian xác định lại lối ra bờ sông. Rồi đến tối sẽ hành quân tiếp.
L-19 lượn vòng rất thấp trên mái rừng. Đạn pháo như tiếng nấc nghẹn chụp xuống một loạt ở bên kia hồ. Rồi một loạt nữa. Một loạt nữa cấp tập. Mặt đất xóc nảy lên. Sóng nổi làm mặt hồ buồn thảm phù nề nhăn nhúm lại.
- Tôi sẽ chuộc lỗi các đồng chí ạ! - Hoà nhắc lại, nôn nóng - Ngay bây giờ, tôi sẽ... Nhưng ta cần đưa thương binh về náu dưới khe. [...]
Họ đi chếch lên hướng tây bắc và tìm thấy dấu một đường giao liên đã bỏ hoá, luồn dưới đáy những lạch suối đã tắt ngấm mạch nước. Vừa chạm vào đường giao liên đã có thể cảm thấy hơi hướng của dòng sông. Rừng có vẻ xanh tươi hơn. Không khí như có chút hơi mát. Từ đây, Hoà có vẻ chắc chắn là mình không lạc đường nữa. Cô dẫn Kiên di chuyển một cách tự tin qua các vùng ánh sáng và bóng tối, vùng khô chát và ẩm ướt, vùng nồng nặc hơi thở rữa nát của những hố lầy lớn nhỏ và vùng ngào ngạt hương thơm của các trảng cỏ đỏ ối những hoa là hoa. Đường giao liên không rõ nét dưới những thảm cỏ đã hoá mùn, đôi lúc lặn mất tăm. Nhưng dòng trôi trầm trầm của Sa Thầy mỗi lúc một rõ. Hai người đi ngang qua một nương sắn đã bỏ hoang lút cỏ dại và dừng lại trước một con đường dốc có xẻ bậc dẫn xuống một vực sâu màu lục.
- Dòng sông! - Hoà nói, tươi hẳn nét mặt lên nhìn Kiên.
Giữa lòng thung sâu, Sa Thầy hiện lên thấp thoáng dưới mái rừng. Mặt nước sáng bạc lấp lánh ánh nắng phản chiếu không ngừng uốn lượn và gấp khúc. Dòng sông cất giọng thì thầm, trầm và sâu, thấp hơn tiếng cây cối thì thào một âm bậc.
- Không cần phải xuống tận nơi đâu, anh ạ. Đường thế là rõ rồi. Ta về đưa mọi người đi ngay thôi. Về tới khe cạn chắc cũng vừa tối.
- Ừ. Nhưng ngồi nghỉ một lát đã.
- Vâng. Em cũng hết cả hơi rồi.
Họ ngồi xuống cạnh nhau trên đỉnh dốc. Dưới xa dòng sông. Mãi tới lúc này Kiên mới nhìn Hoà. Anh muốn khen ngợi cô, muốn xin lỗi vì đã nặng lời nhưng không biết nên nói thế nào. [...]
- Hoà chiến đấu lâu chưa?
- Em vào B năm 66. Hai năm rồi, nhưng chủ yếu ở dưới cánh trung. Vùng này, em không thạo lắm. Mà cũng chưa bao giờ phải trải qua tình cảnh khó khăn như lần này. Cảnh này có lẽ còn kéo dài, anh nhỉ?
- Khó khăn chung của toàn chiến trường. Có thể chỉ mới bắt đầu.
Xa xa đại bác âm ỉ. Đâu đó phành phành tiếng trực thăng.
- Anh nhớ đường cho chắc nhé! - Hoà bỗng nói.
- Ừ. Nhưng Hoà còn nhớ chắc hơn chứ.
- Vâng. Nhưng mà nhỡ ra em lại mắc lỗi gì, anh tử hình em thì sao?
- A, nhắc gì chuyện đó nữa, Hoà! Nóng giận lên ấy mà. Kể gì.
- Không, em biết tội em chứ. Những lúc sợ lên em hay quên mất lối. Với lại cảnh rừng thường làm em lú lẫn. Vì em quê miền biển, quê Hải Hậu. Thế mà lại làm giao liên đường rừng thì anh bảo... Lúc nãy, lúc cùng anh rời khỏi khe, em hãi lắm, không dám thú nhận là đã quên tiệt đường đi lối lại. May sao mà chạm được cái khối đá hình thằng người là vật chuẩn để nhớ, em mới lại hồn mà định hướng được.
- Hồi đi B, Hoà bao nhiêu tuổi?
- Mười tám. Hai năm rồi, thế mà vẫn chưa sao quen được.
- Ai mà có thể quen nổi, - Kiên thở dài, dụi điếu thuốc xuống đất rồi bảo:
- Bây giờ, Hoà ở lại đây chờ. Mình mình quay lại đón mọi người thôi. Hoà ngồi chờ ở đây, tranh thủ mà nghỉ đi. Đường còn xa, còn vất vả lắm.
- Không. Sao lại thế. Em là giao liên cơ mà. Với lại, ngồi một mình thế này em kinh lắm. Và, em muốn đi với anh, Kiên ạ!
- Thế thì ta đi đi - Kiên nói khẽ và quàng tay ôm lấy vai Hoà. Trìu mến, dịu hiền, Hoà từ từ ngả đầu vào vai anh. Họ ngồi tựa vào nhau như thế một lúc nữa, một lúc lâu. Tiếng ù ù của chiếc AD6 bay tuần tra triền sông kéo họ ra khỏi thoáng êm đềm. Miễn cưỡng, Kiên đỡ Hoà đứng dậy.
2. Trên đường về, cả hai đều rảo bước. Bóng của họ ngả dài. Trên rặng Ngọc Bơ Rẫy, ánh tà nhuộm đỏ các đỉnh núi. Cảnh rừng trong bóng chiều im lặng nặng nề. Một nỗi căng thẳng khó chịu cứa vào tâm trạng hai người. Họ đi mau, không trò chuyện. Tiếng gió lào xào và tiếng cành khô gãy. Một con rắn hổ mang lướt nhanh qua lối mòn. Gió từ mạn hồ Cá Sấu thổi tới mùi bùn nồng nặc. Chỉ còn một đoạn mười phút nữa là về tới khe cạn chỗ anh em thương binh đang đợi. Họ đã vượt qua tảng đá hình đầu người và bắt đầu đi vào rừng tre gai. Chim chóc từ rừng bay ra gặp hơi nóng ngoài trảng liền bay lộn vào kêu inh ỏi. Mới đi qua mấy lùm tre chằng chịt ở bìa rừng, Kiên sững lại. Nghẽn trong cổ họng một tiếng kêu. Kiên tái mặt kéo Hoà ngồi thụp xuống. Bọn Mỹ!
Chẳng hiểu sao chỉ cách vài bước chân, vướng một lùm cây mà bọn địch không kịp phát hiện ra Kiên và Hoà. Chúng cũng vừa tiến vào khu rừng này nhưng theo một hướng khác, cắt một góc hẹp với hướng đi của hai người. Chỉ chậm một loáng nữa thôi thì họ đã chạm phải tên Mỹ đi đầu. Thực ra, Kiên trông thấy trước tiên là con chó. Con vật nhô ra khỏi lùm tre ken dày như bức tường phía tay trái anh, cách qua một bãi cỏ hẹp. Con vật to tày con bê, lông xám với những đốm vá bên sườn. Cái mũi rất thính lia trên mặt đất, con béc-giê thong thả chạy chếch lên phía lùm cây trước mặt Kiên. Tên Mỹ đi đầu xuất hiện ngay sau con chó là một tên lính da đen mặc áo giáp, đầu đội sắt bọc lưới, chân dận bốt đờ xô, tay nắm đầu sợi dây da dài bị con chó săn kéo căng ra. Theo sau hắn, cũng một tên da đen, cởi trần, những băng đạn vắt kín đôi vai lực lưỡng. Rồi tên thứ ba, tóc vàng hoe, cũng gần như trần truồng, to cao, khoẻ như vâm, tiểu liên lăm lăm trong tay. Tên thứ tư... Kiên thấy loáng thoáng bóng những tên khác sau lùm tre, không rõ có bao nhiêu tên. Chúng tiến hàng dọc, dãn cách thưa, cao lớn âm thầm, bước mau nhưng rất nhẹ chân, gần như không có tiếng động, dáng dấp tàn ác và gian manh của những con sói. Con chó béc-giê to lớn dừng lại ở bụi cây phía trước Kiên hít hít một vật gì đó. Tên quản chó bước tới đưa mũi súng khều vật ấy lên. Co rúm người lại, mắt mở trừng trừng, Kiên nhận ra ở mũi khẩu M16 một dải băng trắng. Kiên xiết chặt quả lựu đạn, lòng tê bại, thấp thỏm. Miễn sao con chó không bắt được hơi của anh và Hoà, miễn sao những thằng Mỹ không nảy ra ý định lục soát xung quanh đây, Kiên run rẩy nghĩ, nhưng anh không hề thoáng nghĩ rằng bọn lính đang lần theo dấu vết của đoàn tải thương để lại trên đường di chuyển từ hồ Cá Sấu về khe cạn. Thậm chí anh không để ý rằng, Hoà đã lẳng lặng trườn xa chỗ anh nấp.
Những tên Mỹ còn khuất trong lùm tre phía bên trái cất tiếng làu nhàu. Chắc là chúng chửi rủa. Tên quản chó giật giật sợi dây da. Con chó lại dí mũi xuống sát đất ngoắt ngoắt đuôi, nhanh nhẹn chạy chếch lên phía trước theo hướng mục tiêu mà nó bắt được trong thính giác. Kiên kín đáo thở phào. Đúng giây lát đó, thình lình vang lên một phát súng lục. Tiếng súng ngắn nhưng làm bầu không khí lặng phắc của rừng chiều giật nảy lên. Con chó săn hộc một tiếng kêu đau đớn. Bọn Mỹ phản ứng cực nhanh, nằm rạp xuống và lăn tản ra. Tên quản chó buông sợi dây da. Phát K59 thứ hai vang lên. Bây giờ Kiên mới kịp hiểu là Hoà đã bắn, anh choáng hồn. Con chó có lẽ đã trúng đạn nhưng nó hăng lên, hung dữ như cọp, hú lên, rẽ ngang lao dạt tới nơi phát ra tiếng súng. Sau một ụ mối chếch bên tay mặt Kiên chừng chục bước chân, Hoà nhô hẳn người lên. Mặt Trời xuống thấp lùa ánh sáng qua cửa rừng, những làn ánh sáng cuối cùng trong ngày, đỏ thẫm như máu. Hoà đứng hơi nghiêng trước nắng tà nên thân hình mảnh mai nổi lên đậm nét với những đường cong sẫm tối và những vệt da bắt sáng. Mái tóc xoã trên vai. Cái cổ cao yếu ớt, áo cộc, quần đùi, đôi chân trần đầy vết gai cào. Con chó lao xộc tới, tung mình chồm lên, hứng gọn hai phát đạn, bật lộn ra sau như bị đá thốc vào ngực. Tất cả diễn ra trong chớp mắt. Hoà quăng khẩu súng hết đạn về phía bọn Mỹ đang chồm dậy, và xoay người chạy lao ra khỏi rừng băng vào trong trảng. Bọn Mỹ không bắn, rầm rập đuổi theo. Tên xông qua gần chỗ Kiên nhất, đế giày như suýt đạp vào tay anh. Chừng hơn chục tên, phần đa là Mỹ da đen, nhanh nhẹn và cực khoẻ. Chúng lao như gió. Có lẽ ngay lập tức đã đuổi kịp Hoà. Chúng reo ồ lên. Tuy nhiên, hướng chạy của Hoà kéo chúng ra xa Kiên, đồng thời cũng hút chúng lệch khỏi vệt đường có thể dẫn tới khe cạn. [...] Chỉ trong tầm ba chục thước không hơn, Kiên đủ sức “cả cái” trái cầu thép này vào giữa đám, quét đi ít nhất là non nửa số Mỹ đang chất đống. Nhưng nín lặng, gần như nín cả thở nữa, Kiên cứ như thế quỳ mãi, náu kín mình sau lùm cây ở bìa rừng. Đã đến lúc phải cắt ngang cận cảnh dã man này, phải đánh dấu chấm hết lên đầu bọn khỉ đột, song cái dấu chấm hết ấy vẫn bị giữ lại khư khư trong lòng bàn tay Kiên. Hoàng hôn trùm lấp anh. Sương mù dâng cuồn cuộn và muỗi đàn đàn bu tới. Trong những tia hồi quang mờ lụi của phút tận chiều nhá nhem, Kiên như càng thấy rõ hơn cảnh tượng rùng rợn. Vậy mà lẳng lặng anh tra lại chốt cho quả u ét rồi từ từ bò lui. Và cùng với bóng tối đang buông xuống rừng từng đợt, anh êm thấm trở về chỗ khe cạn.
Đoàn tải thương lập tức dắt díu, khiêng cáng nhau di chuyển. Và mặc dù đêm tối trời đen đặc lại phải đi tránh khỏi cái trảng có tảng đá hình đầu người dùng làm vật chuẩn, Kiên vẫn định được hướng. Trong đêm, theo lối mòn, Hoà đã tìm thấy khi chiều. Anh dẫn cả đoàn tiếp cận bờ sông và vượt sang ngang trót lọt. Do không chạm địch nên Kiên không phải dùng tới trái lựu đạn. Cả đêm anh giữ nó lăm lăm trong tay, làm nóng lớp vỏ thép.
3. Sau đấy chẳng thấy ai hỏi gì anh về Hoà cả. Anh cũng chẳng kể, rồi cũng bẵng quên. Có lẽ, đức hi sinh, sự quên mình là cái gì quá giản dị, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ quên. Một người ngã xuống để người khác có thể sống, chuyện đó quá thông thường. Phải rất nhiều năm sau, nhờ tham gia vào đội thu nhặt hài cốt tử sĩ của sư đoàn, Kiên mới có dịp trở lại vùng hồ Cá Sấu. Tất nhiên anh nhớ ngay tới Hoà và muốn đi tìm lại đoạn đường rừng ngày trước. Nhưng cái trảng trống ấy không hiểu sao chẳng còn dấu vết. Tảng đá hình đầu người, chứng tích duy nhất như thể đã bị nhoà trong thời gian. Chỉ còn lại đó ngàn cây âm u, những thảm lá mục nát lấp lên đáy rừng, các khe cạn, tiếng chim chóc, tiếng gió, tiếng những nguồn nước thì thầm xa xôi và hương thơm hoa chạc chậu, hoa vòi voi, hoà quyện vào nhau gợi nhớ và lưu giữ một điều gì đấy thầm lặng, mơ hồ, phảng phất đâu đây.
Ngồi xuống ở một bìa rừng trong bóng hoàng hôn, nhắm mắt lại dõi nhìn vào cõi xa khuất, lặng lẽ Kiên trông thấy toàn cảnh của những gì mà trí nhớ đã lảng tránh suốt bao năm từ bấy đến giờ. Anh cảm thấy lại cả trái lựu đạn đã rút chốt mà không dám phát nổ của mình buổi chiều hôm đó đang nằm nằng nặng trong lòng bàn tay. Tuy nhiên, bao nhiêu sợ hãi và đau đớn, uất giận và căm hờn, những trạng thái tinh thần bạo liệt đã co giật và giằng xé trong lòng anh khi ấy trước tình cảnh kinh khủng quá sức chịu đựng ấy, không còn có thể trỗi dậy cùng với hồi tưởng. Bây giờ đây chỉ có nỗi buồn, mênh mang nỗi buồn - nỗi buồn được sống sót, nỗi buồn chiến tranh - tràn phủ tâm hồn anh.
Nếu không nhờ có Hoà cùng biết bao đồng đội thân yêu ruột thịt, vô số và vô danh, những người lính thường, những liệt sĩ của lòng nhân, đã làm sáng danh đất nước này và đã làm nên vẻ đẹp tinh thần cho cuộc kháng chiến, thì đối với Kiên, chiến tranh với bộ mặt gớm guốc của nó, với những móng vuốt của nó, với những sự thật trần trụi bất nhân nhất của nó sẽ chỉ đơn thuần có nghĩa là một thời buổi và một quãng đời mà bất kì ai đã phải trải qua đều mãi mãi bị ám ảnh, mãi mãi mất khả năng sống bình thường, mãi mãi không thể tha thứ cho mình. Bản thân anh nếu không nhờ được sự che chở đùm bọc, được cưu mang và được cứu rỗi trong tình đồng đội bác ái thì ắt rằng đã chết từ lâu. [...]
Chính là từ chuyến đi tảo mộ năm ấy, trên con đường hành hương xuyên giữa rừng rậm chẳng chịt những sự tích bị lãng quên, qua hồ Cá Sấu với Hoà, qua Truông Gọi Hồn với anh em trong trung đội trinh sát mà Kiên đã bắt đầu quá trình lâu dài cảm nhận lại chiến tranh dưới làn ánh sáng chậm rãi của nỗi buồn.
Từng bước một, từng bước một, từng ngày, từng sự kiện được tái hiện trong lòng anh một cách trầm tĩnh và u buồn. Ánh sáng của nỗi buồn soi về quá khứ, ấy cũng là ánh sáng thức tỉnh, ánh sáng cứu rỗi của đời anh. Bằng sự trầm mình sâu xa trong hồi tưởng, trong nỗi đau buồn chiến tranh không bao giờ nguôi mà anh sẽ tồn tại đến trót đời với thiên chức là một cây bút của những người đã hi sinh, là nhà tiên tri những năm tháng đã qua đi, người báo trước thời quá khứ.
(Nỗi buồn chiến tranh, NXB Văn học, Hà Nội, 2006)
Trong những nhận định sau, nhận định nào đúng, nhận định nào sai khi nói về nghệ thuật trần thuật của văn bản Ánh sáng cứu rỗi?
(Nhấp vào ô màu vàng để chọn đúng / sai)a) Tạo dựng một chuỗi sự việc có sự gián đoạn. |
|
b) Sử dụng ngôn ngữ miêu tả phong phú, chính xác. |
|
c) Kết hợp sử dụng nhiều giọng điệu: bi tráng, hào hùng. |
|
d) Xây dựng cốt truyện kịch tính, căng thẳng, hồi hộp. |
|
ÁNH SÁNG CỨU RỖI
1. Trong không đầy nửa tháng mùa khô, hai lần bị bao vây, hai lần liều mạng mở đường máu, đơn vị Kiên tan nát, vụn ra từng tốp, vừa đánh vừa chạy. Kiên cùng ba chiến sĩ nữa trong đại đội hợp thành một nhóm vượt qua sông Pô-cô, rồi lách ngang vùng Đồi Đen bị B52 chần ra bột, nhằm hướng Mặt Trời lặn mà tháo thân.
Ngang qua vùng rừng trũng dưới chân Ngọc Bơ Rẫy, bọn anh gặp một đoàn chừng hai chục cáng thương đang trên đường lánh sang đất Miên, bên kia sông Sa Thầy. Đã gặp thì phải nhập vào với họ chứ thực tình Kiên chẳng muốn chút nào. Lực lượng này đã quá tơi tả. Đạn dược thiếu, lương thực gần nhẵn. Sức cùng lực kiệt. Và mặc dù họ có một giao liên dẫn đường nhưng lại là nữ giao liên, mà gái Bắc chứ không phải gái Thượng.
Tứ bề toàn lính Mỹ, khắp các góc rừng họ đều có thể đụng phải chúng hoặc gặp dấu vết chúng vừa đi ngang. Ở các nguồn nước còn sót lại trong các vạt rừng trơ trụi và xác xơ của mùa khô đều có nguy cơ sa vào ổ phục kích. Bom pháo tơi bời, trực thăng và thám báo hoành hành. Sau những cuộc chạm súng bất ngờ, thương binh đông lên mà tải thương ít dần. Bây giờ cứ phải ba người khiêng hai cáng. Thế mà trầy trật, rồng rắn mãi vẫn chưa nghe thấy tiếng Sa Thầy reo, vẫn cứ quẩn quanh dưới Ngọc Bơ Rẫy. Kiên tỏ ý ngờ là đã lạc lối song Hoà, cô giao liên, một mực quả quyết là không thể đi sai đường được. Không có bản đồ, không rõ địa bàn nên Kiên cũng đành nhắm mắt phó mặc hướng hành trình cho cô gái. Nhưng tới buổi sáng của ngày đường thứ ba thì tình hình trở nên tuyệt vọng, đáng lẽ là bờ đông Sa Thầy thì trước mặt họ trải rộng ra một đầm lầy không thể có cách nào vượt qua.
- Chết rồi! - Hoà buột thốt lên - Hồ Cá Sấu!
Kiên đứng lặng trên bờ cỏ ở mép hồ nhìn làn hơi thối hoắc bốc lên, quánh lại, dập dờn phủ lên các vạt lau lách. Đây đó mấy con cá sấu giương những cặp mắt không mi thao láo trên váng nước xanh lè.
- Hồ Cá Sấu à? Thì ra cái hố hôi thối này là nơi cô muốn đưa chúng tôi đến để vãng cảnh phải không? - Kiên hất hàm nói, giọng khản đặc, hung dữ.
- Em có lỗi! - Hoà cúi mặt xuống, nói nhỏ.
- Không phải lỗi lầm mà là một tội ác! - Kiên tàn nhẫn dằn giọng - Cần phải xử bắn cô. Hiểu chưa! Nhưng vì đạn chẳng còn nhiều...
Hoà ngẩng lên, cặp mắt to rân rấn lệ, mỗi run run nói:
- Tôi sẽ chuộc tội, tôi xin chuộc tội này... Tôi sẽ tìm thấy đường...
- Cô sẽ cho anh em thương binh tắm bùn chứ?
- Không. Hồ Cá Sấu, nghĩa là cũng rất gần bờ sông... Đồng chí cứ để tôi đi lần lại đường. Sẽ tìm thấy ngay thôi... Giờ thì ta tạm lui về ẩn dưới cái khe cạn vừa vượt qua khi nãy. Cho tôi thời gian xác định lại lối ra bờ sông. Rồi đến tối sẽ hành quân tiếp.
L-19 lượn vòng rất thấp trên mái rừng. Đạn pháo như tiếng nấc nghẹn chụp xuống một loạt ở bên kia hồ. Rồi một loạt nữa. Một loạt nữa cấp tập. Mặt đất xóc nảy lên. Sóng nổi làm mặt hồ buồn thảm phù nề nhăn nhúm lại.
- Tôi sẽ chuộc lỗi các đồng chí ạ! - Hoà nhắc lại, nôn nóng - Ngay bây giờ, tôi sẽ... Nhưng ta cần đưa thương binh về náu dưới khe. [...]
Họ đi chếch lên hướng tây bắc và tìm thấy dấu một đường giao liên đã bỏ hoá, luồn dưới đáy những lạch suối đã tắt ngấm mạch nước. Vừa chạm vào đường giao liên đã có thể cảm thấy hơi hướng của dòng sông. Rừng có vẻ xanh tươi hơn. Không khí như có chút hơi mát. Từ đây, Hoà có vẻ chắc chắn là mình không lạc đường nữa. Cô dẫn Kiên di chuyển một cách tự tin qua các vùng ánh sáng và bóng tối, vùng khô chát và ẩm ướt, vùng nồng nặc hơi thở rữa nát của những hố lầy lớn nhỏ và vùng ngào ngạt hương thơm của các trảng cỏ đỏ ối những hoa là hoa. Đường giao liên không rõ nét dưới những thảm cỏ đã hoá mùn, đôi lúc lặn mất tăm. Nhưng dòng trôi trầm trầm của Sa Thầy mỗi lúc một rõ. Hai người đi ngang qua một nương sắn đã bỏ hoang lút cỏ dại và dừng lại trước một con đường dốc có xẻ bậc dẫn xuống một vực sâu màu lục.
- Dòng sông! - Hoà nói, tươi hẳn nét mặt lên nhìn Kiên.
Giữa lòng thung sâu, Sa Thầy hiện lên thấp thoáng dưới mái rừng. Mặt nước sáng bạc lấp lánh ánh nắng phản chiếu không ngừng uốn lượn và gấp khúc. Dòng sông cất giọng thì thầm, trầm và sâu, thấp hơn tiếng cây cối thì thào một âm bậc.
- Không cần phải xuống tận nơi đâu, anh ạ. Đường thế là rõ rồi. Ta về đưa mọi người đi ngay thôi. Về tới khe cạn chắc cũng vừa tối.
- Ừ. Nhưng ngồi nghỉ một lát đã.
- Vâng. Em cũng hết cả hơi rồi.
Họ ngồi xuống cạnh nhau trên đỉnh dốc. Dưới xa dòng sông. Mãi tới lúc này Kiên mới nhìn Hoà. Anh muốn khen ngợi cô, muốn xin lỗi vì đã nặng lời nhưng không biết nên nói thế nào. [...]
- Hoà chiến đấu lâu chưa?
- Em vào B năm 66. Hai năm rồi, nhưng chủ yếu ở dưới cánh trung. Vùng này, em không thạo lắm. Mà cũng chưa bao giờ phải trải qua tình cảnh khó khăn như lần này. Cảnh này có lẽ còn kéo dài, anh nhỉ?
- Khó khăn chung của toàn chiến trường. Có thể chỉ mới bắt đầu.
Xa xa đại bác âm ỉ. Đâu đó phành phành tiếng trực thăng.
- Anh nhớ đường cho chắc nhé! - Hoà bỗng nói.
- Ừ. Nhưng Hoà còn nhớ chắc hơn chứ.
- Vâng. Nhưng mà nhỡ ra em lại mắc lỗi gì, anh tử hình em thì sao?
- A, nhắc gì chuyện đó nữa, Hoà! Nóng giận lên ấy mà. Kể gì.
- Không, em biết tội em chứ. Những lúc sợ lên em hay quên mất lối. Với lại cảnh rừng thường làm em lú lẫn. Vì em quê miền biển, quê Hải Hậu. Thế mà lại làm giao liên đường rừng thì anh bảo... Lúc nãy, lúc cùng anh rời khỏi khe, em hãi lắm, không dám thú nhận là đã quên tiệt đường đi lối lại. May sao mà chạm được cái khối đá hình thằng người là vật chuẩn để nhớ, em mới lại hồn mà định hướng được.
- Hồi đi B, Hoà bao nhiêu tuổi?
- Mười tám. Hai năm rồi, thế mà vẫn chưa sao quen được.
- Ai mà có thể quen nổi, - Kiên thở dài, dụi điếu thuốc xuống đất rồi bảo:
- Bây giờ, Hoà ở lại đây chờ. Mình mình quay lại đón mọi người thôi. Hoà ngồi chờ ở đây, tranh thủ mà nghỉ đi. Đường còn xa, còn vất vả lắm.
- Không. Sao lại thế. Em là giao liên cơ mà. Với lại, ngồi một mình thế này em kinh lắm. Và, em muốn đi với anh, Kiên ạ!
- Thế thì ta đi đi - Kiên nói khẽ và quàng tay ôm lấy vai Hoà. Trìu mến, dịu hiền, Hoà từ từ ngả đầu vào vai anh. Họ ngồi tựa vào nhau như thế một lúc nữa, một lúc lâu. Tiếng ù ù của chiếc AD6 bay tuần tra triền sông kéo họ ra khỏi thoáng êm đềm. Miễn cưỡng, Kiên đỡ Hoà đứng dậy.
2. Trên đường về, cả hai đều rảo bước. Bóng của họ ngả dài. Trên rặng Ngọc Bơ Rẫy, ánh tà nhuộm đỏ các đỉnh núi. Cảnh rừng trong bóng chiều im lặng nặng nề. Một nỗi căng thẳng khó chịu cứa vào tâm trạng hai người. Họ đi mau, không trò chuyện. Tiếng gió lào xào và tiếng cành khô gãy. Một con rắn hổ mang lướt nhanh qua lối mòn. Gió từ mạn hồ Cá Sấu thổi tới mùi bùn nồng nặc. Chỉ còn một đoạn mười phút nữa là về tới khe cạn chỗ anh em thương binh đang đợi. Họ đã vượt qua tảng đá hình đầu người và bắt đầu đi vào rừng tre gai. Chim chóc từ rừng bay ra gặp hơi nóng ngoài trảng liền bay lộn vào kêu inh ỏi. Mới đi qua mấy lùm tre chằng chịt ở bìa rừng, Kiên sững lại. Nghẽn trong cổ họng một tiếng kêu. Kiên tái mặt kéo Hoà ngồi thụp xuống. Bọn Mỹ!
Chẳng hiểu sao chỉ cách vài bước chân, vướng một lùm cây mà bọn địch không kịp phát hiện ra Kiên và Hoà. Chúng cũng vừa tiến vào khu rừng này nhưng theo một hướng khác, cắt một góc hẹp với hướng đi của hai người. Chỉ chậm một loáng nữa thôi thì họ đã chạm phải tên Mỹ đi đầu. Thực ra, Kiên trông thấy trước tiên là con chó. Con vật nhô ra khỏi lùm tre ken dày như bức tường phía tay trái anh, cách qua một bãi cỏ hẹp. Con vật to tày con bê, lông xám với những đốm vá bên sườn. Cái mũi rất thính lia trên mặt đất, con béc-giê thong thả chạy chếch lên phía lùm cây trước mặt Kiên. Tên Mỹ đi đầu xuất hiện ngay sau con chó là một tên lính da đen mặc áo giáp, đầu đội sắt bọc lưới, chân dận bốt đờ xô, tay nắm đầu sợi dây da dài bị con chó săn kéo căng ra. Theo sau hắn, cũng một tên da đen, cởi trần, những băng đạn vắt kín đôi vai lực lưỡng. Rồi tên thứ ba, tóc vàng hoe, cũng gần như trần truồng, to cao, khoẻ như vâm, tiểu liên lăm lăm trong tay. Tên thứ tư... Kiên thấy loáng thoáng bóng những tên khác sau lùm tre, không rõ có bao nhiêu tên. Chúng tiến hàng dọc, dãn cách thưa, cao lớn âm thầm, bước mau nhưng rất nhẹ chân, gần như không có tiếng động, dáng dấp tàn ác và gian manh của những con sói. Con chó béc-giê to lớn dừng lại ở bụi cây phía trước Kiên hít hít một vật gì đó. Tên quản chó bước tới đưa mũi súng khều vật ấy lên. Co rúm người lại, mắt mở trừng trừng, Kiên nhận ra ở mũi khẩu M16 một dải băng trắng. Kiên xiết chặt quả lựu đạn, lòng tê bại, thấp thỏm. Miễn sao con chó không bắt được hơi của anh và Hoà, miễn sao những thằng Mỹ không nảy ra ý định lục soát xung quanh đây, Kiên run rẩy nghĩ, nhưng anh không hề thoáng nghĩ rằng bọn lính đang lần theo dấu vết của đoàn tải thương để lại trên đường di chuyển từ hồ Cá Sấu về khe cạn. Thậm chí anh không để ý rằng, Hoà đã lẳng lặng trườn xa chỗ anh nấp.
Những tên Mỹ còn khuất trong lùm tre phía bên trái cất tiếng làu nhàu. Chắc là chúng chửi rủa. Tên quản chó giật giật sợi dây da. Con chó lại dí mũi xuống sát đất ngoắt ngoắt đuôi, nhanh nhẹn chạy chếch lên phía trước theo hướng mục tiêu mà nó bắt được trong thính giác. Kiên kín đáo thở phào. Đúng giây lát đó, thình lình vang lên một phát súng lục. Tiếng súng ngắn nhưng làm bầu không khí lặng phắc của rừng chiều giật nảy lên. Con chó săn hộc một tiếng kêu đau đớn. Bọn Mỹ phản ứng cực nhanh, nằm rạp xuống và lăn tản ra. Tên quản chó buông sợi dây da. Phát K59 thứ hai vang lên. Bây giờ Kiên mới kịp hiểu là Hoà đã bắn, anh choáng hồn. Con chó có lẽ đã trúng đạn nhưng nó hăng lên, hung dữ như cọp, hú lên, rẽ ngang lao dạt tới nơi phát ra tiếng súng. Sau một ụ mối chếch bên tay mặt Kiên chừng chục bước chân, Hoà nhô hẳn người lên. Mặt Trời xuống thấp lùa ánh sáng qua cửa rừng, những làn ánh sáng cuối cùng trong ngày, đỏ thẫm như máu. Hoà đứng hơi nghiêng trước nắng tà nên thân hình mảnh mai nổi lên đậm nét với những đường cong sẫm tối và những vệt da bắt sáng. Mái tóc xoã trên vai. Cái cổ cao yếu ớt, áo cộc, quần đùi, đôi chân trần đầy vết gai cào. Con chó lao xộc tới, tung mình chồm lên, hứng gọn hai phát đạn, bật lộn ra sau như bị đá thốc vào ngực. Tất cả diễn ra trong chớp mắt. Hoà quăng khẩu súng hết đạn về phía bọn Mỹ đang chồm dậy, và xoay người chạy lao ra khỏi rừng băng vào trong trảng. Bọn Mỹ không bắn, rầm rập đuổi theo. Tên xông qua gần chỗ Kiên nhất, đế giày như suýt đạp vào tay anh. Chừng hơn chục tên, phần đa là Mỹ da đen, nhanh nhẹn và cực khoẻ. Chúng lao như gió. Có lẽ ngay lập tức đã đuổi kịp Hoà. Chúng reo ồ lên. Tuy nhiên, hướng chạy của Hoà kéo chúng ra xa Kiên, đồng thời cũng hút chúng lệch khỏi vệt đường có thể dẫn tới khe cạn. [...] Chỉ trong tầm ba chục thước không hơn, Kiên đủ sức “cả cái” trái cầu thép này vào giữa đám, quét đi ít nhất là non nửa số Mỹ đang chất đống. Nhưng nín lặng, gần như nín cả thở nữa, Kiên cứ như thế quỳ mãi, náu kín mình sau lùm cây ở bìa rừng. Đã đến lúc phải cắt ngang cận cảnh dã man này, phải đánh dấu chấm hết lên đầu bọn khỉ đột, song cái dấu chấm hết ấy vẫn bị giữ lại khư khư trong lòng bàn tay Kiên. Hoàng hôn trùm lấp anh. Sương mù dâng cuồn cuộn và muỗi đàn đàn bu tới. Trong những tia hồi quang mờ lụi của phút tận chiều nhá nhem, Kiên như càng thấy rõ hơn cảnh tượng rùng rợn. Vậy mà lẳng lặng anh tra lại chốt cho quả u ét rồi từ từ bò lui. Và cùng với bóng tối đang buông xuống rừng từng đợt, anh êm thấm trở về chỗ khe cạn.
Đoàn tải thương lập tức dắt díu, khiêng cáng nhau di chuyển. Và mặc dù đêm tối trời đen đặc lại phải đi tránh khỏi cái trảng có tảng đá hình đầu người dùng làm vật chuẩn, Kiên vẫn định được hướng. Trong đêm, theo lối mòn, Hoà đã tìm thấy khi chiều. Anh dẫn cả đoàn tiếp cận bờ sông và vượt sang ngang trót lọt. Do không chạm địch nên Kiên không phải dùng tới trái lựu đạn. Cả đêm anh giữ nó lăm lăm trong tay, làm nóng lớp vỏ thép.
3. Sau đấy chẳng thấy ai hỏi gì anh về Hoà cả. Anh cũng chẳng kể, rồi cũng bẵng quên. Có lẽ, đức hi sinh, sự quên mình là cái gì quá giản dị, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ quên. Một người ngã xuống để người khác có thể sống, chuyện đó quá thông thường. Phải rất nhiều năm sau, nhờ tham gia vào đội thu nhặt hài cốt tử sĩ của sư đoàn, Kiên mới có dịp trở lại vùng hồ Cá Sấu. Tất nhiên anh nhớ ngay tới Hoà và muốn đi tìm lại đoạn đường rừng ngày trước. Nhưng cái trảng trống ấy không hiểu sao chẳng còn dấu vết. Tảng đá hình đầu người, chứng tích duy nhất như thể đã bị nhoà trong thời gian. Chỉ còn lại đó ngàn cây âm u, những thảm lá mục nát lấp lên đáy rừng, các khe cạn, tiếng chim chóc, tiếng gió, tiếng những nguồn nước thì thầm xa xôi và hương thơm hoa chạc chậu, hoa vòi voi, hoà quyện vào nhau gợi nhớ và lưu giữ một điều gì đấy thầm lặng, mơ hồ, phảng phất đâu đây.
Ngồi xuống ở một bìa rừng trong bóng hoàng hôn, nhắm mắt lại dõi nhìn vào cõi xa khuất, lặng lẽ Kiên trông thấy toàn cảnh của những gì mà trí nhớ đã lảng tránh suốt bao năm từ bấy đến giờ. Anh cảm thấy lại cả trái lựu đạn đã rút chốt mà không dám phát nổ của mình buổi chiều hôm đó đang nằm nằng nặng trong lòng bàn tay. Tuy nhiên, bao nhiêu sợ hãi và đau đớn, uất giận và căm hờn, những trạng thái tinh thần bạo liệt đã co giật và giằng xé trong lòng anh khi ấy trước tình cảnh kinh khủng quá sức chịu đựng ấy, không còn có thể trỗi dậy cùng với hồi tưởng. Bây giờ đây chỉ có nỗi buồn, mênh mang nỗi buồn - nỗi buồn được sống sót, nỗi buồn chiến tranh - tràn phủ tâm hồn anh.
Nếu không nhờ có Hoà cùng biết bao đồng đội thân yêu ruột thịt, vô số và vô danh, những người lính thường, những liệt sĩ của lòng nhân, đã làm sáng danh đất nước này và đã làm nên vẻ đẹp tinh thần cho cuộc kháng chiến, thì đối với Kiên, chiến tranh với bộ mặt gớm guốc của nó, với những móng vuốt của nó, với những sự thật trần trụi bất nhân nhất của nó sẽ chỉ đơn thuần có nghĩa là một thời buổi và một quãng đời mà bất kì ai đã phải trải qua đều mãi mãi bị ám ảnh, mãi mãi mất khả năng sống bình thường, mãi mãi không thể tha thứ cho mình. Bản thân anh nếu không nhờ được sự che chở đùm bọc, được cưu mang và được cứu rỗi trong tình đồng đội bác ái thì ắt rằng đã chết từ lâu. [...]
Chính là từ chuyến đi tảo mộ năm ấy, trên con đường hành hương xuyên giữa rừng rậm chẳng chịt những sự tích bị lãng quên, qua hồ Cá Sấu với Hoà, qua Truông Gọi Hồn với anh em trong trung đội trinh sát mà Kiên đã bắt đầu quá trình lâu dài cảm nhận lại chiến tranh dưới làn ánh sáng chậm rãi của nỗi buồn.
Từng bước một, từng bước một, từng ngày, từng sự kiện được tái hiện trong lòng anh một cách trầm tĩnh và u buồn. Ánh sáng của nỗi buồn soi về quá khứ, ấy cũng là ánh sáng thức tỉnh, ánh sáng cứu rỗi của đời anh. Bằng sự trầm mình sâu xa trong hồi tưởng, trong nỗi đau buồn chiến tranh không bao giờ nguôi mà anh sẽ tồn tại đến trót đời với thiên chức là một cây bút của những người đã hi sinh, là nhà tiên tri những năm tháng đã qua đi, người báo trước thời quá khứ.
(Nỗi buồn chiến tranh, NXB Văn học, Hà Nội, 2006)
Nhan đề nào dưới đây không có khả năng phản ánh cụ thể, sâu sắc nội dung của đoạn trích?
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây