Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Luyện tập SVIP
I. Lý thuyết
1. Nhận biết điển tích, điển cố:
Ví dụ 1:
Sương in mặt tuyết pha thân,
Sen vàng lãng đãng như gần như xa.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
Vua Hậu Chủ thời Ngũ Đại (Trung Quốc), do yêu bà phi, lấy vàng đúc thành những đóa sen, đem lót xuống đất bảo phi đặt chân lên đó mà dạo bước, rồi nói: mỗi bước đi nở một đóa sen vàng. Sen vàng thành điển tích chỉ bước chân của người đẹp.
Ví dụ 2: Trong thần thoại Hy Lạp, có điển tích, điển cố về chiếc sừng sung túc - một biểu tượng của sự đồi dào và nuôi dưỡng. Theo thần thoại Hy Lạp, khi thần Zeus còn nhỏ, đang phải sống trong hang sâu ngoài đảo xa để tránh bị cha mình nuốt chửng. Chàng được Dê thần Amalthea nuôi dưỡng và cho bú sữa. Một hôm, trong lúc chơi đùa, Zeus không may làm gãy sừng của Amalthea. Để sửa chữa lỗi lầm, tỏ lòng biết ơn với Dê thần, Zeus đã dùng phép thuật để sửa chữa chiếc sừng. Kể từ đó, chiếc sừng có phép thuật cung cấp nhiều hoa thơm trái ngọt, trở thành một điển tích, điển cố trong nhiều tác phẩm nghệ thuật.
2. Tác dụng của điển tích, điển cố:
- Điển tích, điển cố thường khó hiểu đối với người đọc ngày nay, vì thế, cần tra cứu mỗi khi gặp điển tích, điển cố mà mình chưa hiểu.
II. Thực hành
1. Đọc lại các chú thích ở chân trang của văn bản Chuyện người con gái Nam Xương và cho biết những trường hợp sử dụng điển tích, điển cố. Nếu sách giáo khoa không giải thích, em có hiểu được ý nghĩa của các câu văn có sử dụng điển tích, điển cố đó không? Vì sao?
- Những điển tích, điển cố được sử dụng trong Chuyện người con gái Nam Xương: mùa dưa chín quá kì; nước hết chuông rền; ngõ liễu tường hoa; núi Vọng Phu; ngọc Mị Nương; cỏ Ngu mĩ; Tào Nga; Tinh Vệ; ngựa Hồ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam; quăng thoi đứng dậy; mất búa đổ ngờ; ý dĩ đầy xe, Quang Võ đổ ngờ lão tướng; trói lại mà giết; Tào Tháo đến phụ ân nhân.
- Đọc tác phẩm, gặp điển tích, điển cố, ta có thể chưa hiểu được nghĩa của chúng, vì những điển tích, điển cố ấy đều liên quan đến câu chuyện, từ ngữ ngày xưa, có khi là đến từ nền văn học nước ngoài xa lạ.
2. Đọc các câu văn sau và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới:
- Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thẳm buồm xa, đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa.
- Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ.
- Nương tử nghĩa khác Tào Nga, hờn không Tinh Vệ mà phải ôm mối hận gieo mình xuống nước.
- Vả chăng, ngựa Hồ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam.
a. Cho biết các cụm từ in đậm có đặc điểm gì chung.
b. Đọc chú thích để biết nghĩa của các cụm từ in đậm trong các câu trên.
- HS đọc phần chú thích chân trang trong sách khoa trang 12, 14 để biết nghĩa của các cụm từ in đậm trong các câu trên.
c. Nêu tác dụng của việc sử dụng những cụm từ đó trong ngữ cảnh.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây