Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
CHÚC MỪNG
Bạn đã nhận được sao học tập
Chú ý:
Thành tích của bạn sẽ được cập nhật trên bảng xếp hạng sau 1 giờ!
Luyện tập SVIP
Đây là bản xem thử, hãy nhấn Luyện tập ngay để bắt đầu luyện tập với OLM
Câu 1 (1đ):
Nghị luận xã hội bàn về vấn đề gì? (Chọn 2 đáp án)
Một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống của con người.
Một tình huống trong tưởng tượng liên quan đến đời sống.
Một khía cạnh, nội dung trong tác phẩm văn học có cảm hứng từ cuộc sống.
Một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội.
Câu 2 (1đ):
Mục đích của bài văn nghị luận xã hội là gì? (Chọn 2 đáp án)
Thuyết phục người đọc, người nghe về một tư tưởng, quan điểm nào đó, hướng tới giải quyết những vấn đề có ý nghĩa xã hội đặt ra trong đời sống.
Kêu gọi, tuyên truyền những hành động tích cực, giúp con người thoát ra khỏi những khó khăn.
Thể hiện được quan điểm, cách nhìn của người viết về một vấn đề trong đời sống.
Đưa ra cho người đọc, người nghe những bài học sâu sắc, hướng đến việc hình thành cho mọi người những hành trang quý báu trong đời.
Câu 3 (1đ):
Đâu không phải là đề nghị luận về một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội?
Trình bày suy nghĩ của em về ý kiến: "Tri thức là sức mạnh".
Trình bày suy nghĩ của em về vai trò của thanh niên trong xã hội hiện nay.
Trình bày suy nghĩ của em về tác hại của bia rượu.
Trình bày suy nghĩ của em về bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội.
Câu 4 (1đ):
Luận điểm là gì?
Những sự kiện, nhân vật, số liệu,… được nêu ra liên quan đến vấn đề bàn luận.
Những quan điểm của người viết về sự việc, hiện tượng, tư tưởng có trong vấn đề nghị luận.
Những cách sắp xếp lí lẽ có hệ thống để trình bày, nhằm chứng minh cho một kết luận về một vấn đề.
Những lí giải nêu ra làm căn cứ quyết định đúng sai, phải trái, để thuyết phục người đọc, là cơ sở cho ý kiến, quan điểm của người viết.
Câu 5 (1đ):
Lí lẽ là gì?
Những sự kiện, nhân vật, số liệu,… được nêu ra liên quan đến vấn đề bàn luận.
Những quan điểm của người viết về sự việc, hiện tượng, tư tưởng có trong vấn đề nghị luận.
Những cách sắp xếp lí lẽ có hệ thống để trình bày, nhằm chứng minh cho một kết luận về một vấn đề.
Những lí giải nêu ra làm căn cứ quyết định đúng sai, phải trái, để thuyết phục người đọc, là cơ sở cho ý kiến, quan điểm của người viết.
Câu 6 (1đ):
Vấn đề nghị luận được nêu ở
phần rút ra bài học nhận thức và hành động của văn bản.
câu kết luận cuối văn bản.
nhan đề hoặc phần mở đầu của văn bản.
đoạn văn trọng tâm của văn bản.
Câu 7 (1đ):
Đâu không phải là một thao tác lập luận?
Nghị luận.
Chứng minh.
So sánh.
Bác bỏ.
Câu 8 (1đ):
Nghị luận xã hội và nghị luận văn học khác nhau ở
phương thức biểu đạt.
bố cục văn bản.
đối tượng bàn luận.
các yếu tố cơ bản trong văn nghị luận.
Câu 9 (1đ):
Bằng chứng trong văn nghị luận xã hội cần
mang tính triết lí, chứa nhiều bài học sâu sắc.
làm sáng tỏ lí lẽ, có tính xác thực cao.
giàu giá trị biểu cảm, có tính thẩm mĩ cao.
mới mẻ, sáng tạo, chưa được sử dụng nhiều.
Câu 10 (1đ):
Điểm khác nhau cơ bản nhất của bài văn nghị luận về hiện tượng đời sống với nghị luận về một tư tưởng, đạo lí là gì?
Thể loại.
Bố cục.
Nội dung.
Trình tự sắp xếp luận điểm, lí lẽ, bằng chứng.
25%
Đúng rồi !
Hôm nay, bạn còn lượt làm bài tập miễn phí.
Hãy
đăng nhập
hoặc
đăng ký
và xác thực tài khoản để trải nghiệm học không giới hạn!
OLMc◯2022
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây