Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (Phần 1) SVIP
Lưu ý: Ở điểm dừng, nếu không thấy nút nộp bài, bạn hãy kéo thanh trượt xuống dưới.
Bạn phải xem đến hết Video thì mới được lưu thời gian xem.
Để đảm bảo tốc độ truyền video, OLM lưu trữ video trên youtube. Do vậy phụ huynh tạm thời không chặn youtube để con có thể xem được bài giảng.
Nội dung này là Video có điểm dừng: Xem video kết hợp với trả lời câu hỏi.
Nếu câu hỏi nào bị trả lời sai, bạn sẽ phải trả lời lại dạng bài đó đến khi nào đúng mới qua được điểm dừng.
Bạn không được phép tua video qua một điểm dừng chưa hoàn thành.
Dữ liệu luyện tập chỉ được lưu khi bạn qua mỗi điểm dừng.
Bài học Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (Phần 1) trong chương trình Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo giúp học sinh tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm; phân tích một số đặc điểm của truyện thơ Nôm được thể hiện trong đoạn trích. Từ đó, học sinh nắm vững hơn về đặc trưng thể loại.
Người sẵn sàng cứu giúp người khác trong cơn hoạn nạn là người thế nào?
Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1888) sinh tại làng Tân Thới, huyện Bình Dương, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định (nay thuộc Thành phố Hồ Chí Minh), xuất thân trong gia đình nhà Nho. Năm 1843, Nguyễn Đình Chiểu thi đỗ tú tài tại trường thi Gia Định. Năm 1846, ông ra Huế học, chuẩn bị thi tiếp thì được tin mẹ mất (1849). Ông bỏ thi trở về Nam chịu tang mẹ. Trên đường về, ông ốm nặng và bị mù cả hai mắt. Không khuất phục số phận, ông học cách làm thuốc và mở trường vừa dạy học, vừa bốc thuốc chữa bệnh cho dân. Khi thực dân Pháp đánh chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Bộ (1862), ông về Ba Tri (Bến Tre), tiếp tục dạy học và làm thuốc, đồng thời tham gia kháng chiến, chống thực dân Pháp.
Dòng nào nói đúng về tác giả Nguyễn Đình Chiểu?
Lục Vân Tiên là chàng trai khôi ngô tuấn tú, văn võ song toàn. Trên đường về nhà thăm cha mẹ trước khi đi thi, Vân Tiên gặp bọn cướp Phong Lai đang hoành hành. Chàng đã một mình đánh tan bọn cướp, cứu Kiều Nguyệt Nga. Cảm ân đức ấy, Nguyệt Nga tự nguyện gắn bó suốt đời với Vân Tiên, tự tay vẽ một bức hình chàng và luôn giữ bên mình. Trên đường tiếp tục cuộc hành trình, Vân Tiên gặp, kết bạn với hai sĩ tử là Hớn Minh và Vương Tử Trực. Đến kinh đô, Vân Tiên gặp Trịnh Hâm, Bùi Kiệm. Lúc sắp vào trường thi, Vân Tiên được tin mẹ mất nên chàng đã bỏ thi trở về quê chịu tang.
Dọc đường về, Vân Tiên đau mắt nặng rồi bị mù, lại bị Trịnh Hâm và cha con Võ Công hãm hại. Cuối cùng, chàng được cứu sống, được tiên cho thuốc nên mắt sáng lại. Về phần Nguyệt Nga, nghe tin Lục Vân Tiên chết, nàng thề không lấy ai khác. Thái sư đương triều hỏi cưới nàng cho con trai không được nên thù oán, tâu vua bắt Nguyệt Nga đi cống giặc Ô Qua. Thuyền đi tới biên giới, nàng mang theo bức hình Vân Tiên nhảy xuống sông. Phật Bà Quan Âm đưa nàng dạt vào vườn hoa nhà họ Bùi. Bùi Công nhận nàng làm con nuôi, nhưng Bùi Kiệm lại đòi lấy nàng làm vợ, Nguyệt Nga phải trốn khỏi nhà họ Bùi, vào rừng nương tựa một bà lão dệt vải. Lục Vân Tiên thi đỗ Trạng nguyên và được nhà vua cử đi dẹp giặc Ô Qua. Đánh tan giặc, Vân Tiên lạc trong rừng, đến nhà bà lão hỏi thăm đường và gặp lại Nguyệt Nga.
Chàng về triều tâu lại sự tình, nhờ đó, kẻ gian ác đã bị trừng trị, người nhân nghĩa đã được đền đáp, Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga được sum vầy, hạnh phúc.
Sắp xếp các ý sau để hoàn thành nội dung phần đầu của tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.
- Trên đường đi thi, Vân Tiên kết bạn với Hớn Minh và Vương Tử Trực, sau đó là chàng gặp Trịnh Hâm, Bùi Kiệm.
- Lục Vân Tiên một mình đánh tan bọn cướp cứu Kiều Nguyệt Nga khiến nàng cảm ân đức và nguyện gắn cả đời với Vân Tiên.
- Lúc sắp vào trường thi, Vân Tiên hay tin mẹ mất nên về quê chịu tang, trên đường về thì bị mù cả hai mắt, bị Trịnh Hâm và cha con Võ Công hãm hại.
Lục Vân Tiên là chàng trai khôi ngô tuấn tú, văn võ song toàn. Trên đường về nhà thăm cha mẹ trước khi đi thi, Vân Tiên gặp bọn cướp Phong Lai đang hoành hành. Chàng đã một mình đánh tan bọn cướp, cứu Kiều Nguyệt Nga. Cảm ân đức ấy, Nguyệt Nga tự nguyện gắn bó suốt đời với Vân Tiên, tự tay vẽ một bức hình chàng và luôn giữ bên mình. Trên đường tiếp tục cuộc hành trình, Vân Tiên gặp, kết bạn với hai sĩ tử là Hớn Minh và Vương Tử Trực. Đến kinh đô, Vân Tiên gặp Trịnh Hâm, Bùi Kiệm. Lúc sắp vào trường thi, Vân Tiên được tin mẹ mất nên chàng đã bỏ thi trở về quê chịu tang.
Dọc đường về, Vân Tiên đau mắt nặng rồi bị mù, lại bị Trịnh Hâm và cha con Võ Công hãm hại. Cuối cùng, chàng được cứu sống, được tiên cho thuốc nên mắt sáng lại. Về phần Nguyệt Nga, nghe tin Lục Vân Tiên chết, nàng thề không lấy ai khác. Thái sư đương triều hỏi cưới nàng cho con trai không được nên thù oán, tâu vua bắt Nguyệt Nga đi cống giặc Ô Qua. Thuyền đi tới biên giới, nàng mang theo bức hình Vân Tiên nhảy xuống sông. Phật Bà Quan Âm đưa nàng dạt vào vườn hoa nhà họ Bùi. Bùi Công nhận nàng làm con nuôi, nhưng Bùi Kiệm lại đòi lấy nàng làm vợ, Nguyệt Nga phải trốn khỏi nhà họ Bùi, vào rừng nương tựa một bà lão dệt vải. Lục Vân Tiên thi đỗ Trạng nguyên và được nhà vua cử đi dẹp giặc Ô Qua. Đánh tan giặc, Vân Tiên lạc trong rừng, đến nhà bà lão hỏi thăm đường và gặp lại Nguyệt Nga.
Chàng về triều tâu lại sự tình, nhờ đó, kẻ gian ác đã bị trừng trị, người nhân nghĩa đã được đền đáp, Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga được sum vầy, hạnh phúc.
Sắp xếp các ý sau để hoàn thành nội dung phần sau của tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.
- Nàng nhảy sông tự tử, được Phật Bà Quan Âm cứu sống, đưa đến nhà họ Bùi nhưng sau đó phải bỏ trốn vì con trai nhà họ Bùi muốn lấy nàng làm vợ.
- Vân Tiên sau khi thoát nạn, thi đỗ Trạng nguyên, được cử đi dẹp giặc Ô Qua và gặp lại Nguyệt Nga.
- Vân Tiên về triều tâu lại hết sự tình, kẻ gian ác bị trừng trị còn chàng và Nguyệt Nga sống viên mãn, hạnh phúc.
- Nguyệt Nga nghe tin Vân Tiên chết, đau buồn tột cùng, không chịu cưới con trai Thái sư nên bị ép đi cống giặc Ô Qua.
Dòng nào nói đúng về thể loại truyện thơ Nôm?
LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA
Nguyễn Đình Chiểu
[…]
Vân Tiên ghé lại bên đàng,
Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô.
Kêu rằng: “Bớ lũ hung đồ,
Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân.”
Phong Lai mặt đỏ phừng phừng:
“Thằng nào lại dám lẫy lừng vào đây?
Trước gây việc dữ tại mầy,
Truyền quân bốn phía phủ vây bịt bùng.”
Vân Tiên tả đột hữu xung,
Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dương.
Lâu la bốn phía vỡ tan,
Đều quăng gươm giáo tìm đàng chạy ngay.
Phong Lai trở chẳng kịp tay,
Bị Tiên một gậy thác rày thân vong.
Dẹp rồi lũ kiến chòm ong,
Hỏi: “Ai than khóc ở trong xe này?”
Thưa rằng: “Tôi thiệt người ngay,
Sa cơ nên mới lầm tay hung đồ.
Trong xe chật hẹp khôn phô,
Cúi đầu trăm lạy, cứu cô tôi cùng.”
Vân Tiên nghe nói động lòng,
Đáp rằng: “Ta đã trừ dòng lâu la.
Khoan khoan ngồi đó chớ ra,
Nàng là phận gái ta là phận trai.
Tiểu thơ con gái nhà ai,
Đi đâu nên nỗi mang tai bất kì?
Chẳng hay tên họ là chi
Khuê môn phận gái việc gì đến đây?
Trước sau chưa hãn dạ nầy,
Hai nàng ai tớ, ai thầy nói ra”.
Thưa rằng: “Tôi Kiều Nguyệt Nga,
Con này tì tất tên là Kim Liên.
Quê nhà ở quận Tây Xuyên,
Cha làm Tri phủ ở miền Hà Khê,
Sai quân đem bức thư về,
Rước tôi qua đó định bề nghi gia.
Làm con đâu dám cãi cha,
Ví dầu ngàn dặm đường xa cũng đành.
Chẳng qua là sự bất bình,
Hay vầy cũng chẳng đăng trình làm chi.
Lâm nguy chẳng gặp giải nguy,
Tiết trăm năm cũng bỏ đi một hồi.
Trước xe quân tử tạm ngồi,
Xin cho tiện thiếp lạy rồi sẽ thưa.
Chút tôi liễu yếu đào thơ,
Giữa đường lâm phải bụi dơ đã phần.
Hà Khê qua đó cũng gần,
Xin theo cùng thiếp đền ân cho chàng.
Gặp đây đương lúc giữa đàng,
Của tiền chẳng có, bạc vàng cũng không.
Gẫm câu báo đức thù công,
Lấy chi cho phỉ tấm lòng cùng ngươi.”
Vân Tiên nghe nói liền cười:
“Làm ơn há dễ trông người trả ơn.
Nay đà rõ đặng nguồn cơn,
Nào ai tính thiệt so hơn làm gì.
Nhớ câu kiến ngãi bất vi,
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng.”
(In trong Tổng tập Văn học Việt Nam, tập 16, Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia, NXB Khoa học xã hội, 2000)
Đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga có mấy sự việc được kể?
LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA
Nguyễn Đình Chiểu
[…]
Vân Tiên ghé lại bên đàng,
Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô.
Kêu rằng: “Bớ lũ hung đồ,
Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân.”
Phong Lai mặt đỏ phừng phừng:
“Thằng nào lại dám lẫy lừng vào đây?
Trước gây việc dữ tại mầy,
Truyền quân bốn phía phủ vây bịt bùng.”
Vân Tiên tả đột hữu xung,
Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dương.
Lâu la bốn phía vỡ tan,
Đều quăng gươm giáo tìm đàng chạy ngay.
Phong Lai trở chẳng kịp tay,
Bị Tiên một gậy thác rày thân vong.
Dẹp rồi lũ kiến chòm ong,
Hỏi: “Ai than khóc ở trong xe này?”
Thưa rằng: “Tôi thiệt người ngay,
Sa cơ nên mới lầm tay hung đồ.
Trong xe chật hẹp khôn phô,
Cúi đầu trăm lạy, cứu cô tôi cùng.”
Vân Tiên nghe nói động lòng,
Đáp rằng: “Ta đã trừ dòng lâu la.
Khoan khoan ngồi đó chớ ra,
Nàng là phận gái ta là phận trai.
Tiểu thơ con gái nhà ai,
Đi đâu nên nỗi mang tai bất kì?
Chẳng hay tên họ là chi
Khuê môn phận gái việc gì đến đây?
Trước sau chưa hãn dạ nầy,
Hai nàng ai tớ, ai thầy nói ra”.
Thưa rằng: “Tôi Kiều Nguyệt Nga,
Con này tì tất tên là Kim Liên.
Quê nhà ở quận Tây Xuyên,
Cha làm Tri phủ ở miền Hà Khê,
Sai quân đem bức thư về,
Rước tôi qua đó định bề nghi gia.
Làm con đâu dám cãi cha,
Ví dầu ngàn dặm đường xa cũng đành.
Chẳng qua là sự bất bình,
Hay vầy cũng chẳng đăng trình làm chi.
Lâm nguy chẳng gặp giải nguy,
Tiết trăm năm cũng bỏ đi một hồi.
Trước xe quân tử tạm ngồi,
Xin cho tiện thiếp lạy rồi sẽ thưa.
Chút tôi liễu yếu đào thơ,
Giữa đường lâm phải bụi dơ đã phần.
Hà Khê qua đó cũng gần,
Xin theo cùng thiếp đền ân cho chàng.
Gặp đây đương lúc giữa đàng,
Của tiền chẳng có, bạc vàng cũng không.
Gẫm câu báo đức thù công,
Lấy chi cho phỉ tấm lòng cùng ngươi.”
Vân Tiên nghe nói liền cười:
“Làm ơn há dễ trông người trả ơn.
Nay đà rõ đặng nguồn cơn,
Nào ai tính thiệt so hơn làm gì.
Nhớ câu kiến ngãi bất vi,
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng.”
(In trong Tổng tập Văn học Việt Nam, tập 16, Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia, NXB Khoa học xã hội, 2000)
Những sự việc nào được kể trong đoạn trích?
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây