Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Lực từ. Cảm ứng từ SVIP
1. PHƯƠNG VÀ CHIỀU CỦA LỰC TỪ TÁC DỤNG LÊN DÒNG ĐIỆN
Khi có dòng điện có cường độ $I$ chạy qua đoạn dây dẫn đặt trong từ trường thì xuất hiện lực từ \(\overrightarrow{F}\) tác dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện.
Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường đều có:
- Điểm đặt là tại trung điểm của đoạn dây.
- Phương: vuông góc với đoạn dây dẫn và vuông góc với đường sức từ.
- Chiều: tuân theo quy tắc bàn tay trái: Đặt bàn tay trái sao cho vectơ cảm ứng từ \(\overrightarrow{B}\) hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến các ngón tay là chiều dòng điện, thì ngón tay cái choãi ra 90o chỉ chiều của lực từ \(\overrightarrow{F}\) tác dụng lên dây dẫn mang dòng điện.
Hình vẽ mô tả quy tắc bàn tay trái
Câu hỏi:
@202864872395@
2. ĐỘ LỚN CẢM ỨNG TỪ
Đoạn dây dẫn mang dòng điện hợp với vectơ cảm ứng từ \(\overrightarrow{B}\) một góc \(\alpha\)
Độ lớn lực từ được xác định theo công thức của định luật Ampere:
\(F=BILsin\alpha\)
Trong đó:
- $B$ là cảm ứng từ;
- $I$ là cường độ dòng điện;
- $L$ là chiều dài đoạn dây mang dòng điện đặt trong từ trường
- \(\alpha\) là góc hợp bởi đoạn dây mang dòng điện và vectơ cảm ứng từ \(\overrightarrow{B}\).
Trong hệ SI, đơn vị cảm ứng từ là tesla (T).
$F$ đo bằng niutơn (N), $I$ đo bằng ampe (A) và $L$ đo bằng mét (m): 1 T = 1 N/(1 m. 1 A).
Vì 1 N = 1 kg.m.s-2 nên 1 T = 1 N/A.m = 1 kg/A.s2 = 1 kg.A-1.s-2.
Câu hỏi:
@202864877244@
➤ Độ lớn cảm ứng từ của một số dòng điện có dạng đặc biệt đặt trong không khí
- Độ lớn cảm ứng từ tại một điểm cách dòng điện thẳng dài vô hạn một đoạn $r$:
\(B=2.10^{-7}\dfrac{I}{r}\)
- Độ lớn cảm ứng từ tại tâm dòng điện tròn có $N$ vòng dây và có bán kính $R$:
\(B=2\pi.10^{-7}\dfrac{NI}{R}\)
- Độ lớn cảm ứng từ bên trong ống dây có chiều dài $L$ và $N$ vòng dây (chiều dài ống dây rất lớn so với bán kính vòng dây):
\(B=4\pi.10^{-7}\dfrac{NI}{L}\)
với $I$ là cường độ dòng điện trong dây dẫn.
Nguyên lí chồng chất từ trường
Cảm ứng từ do mỗi dòng điện gây ra tại điểm M trong không gian là \(\overrightarrow{B}_1,\overrightarrow{B}_2,...,\overrightarrow{B}_n\). Cảm ứng từ tổng hợp tại điểm M là:
\(\overrightarrow{B}_M=\overrightarrow{B}_1+\overrightarrow{B}_2+...+\overrightarrow{B}_n\)
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây