Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lực ma sát SVIP
I. Lực ma sát nghỉ
Lực ma sát nghỉ là lực ma sát xuất hiện ở mặt tiếp xúc khi vật chịu tác dụng của một ngoại lực có xu hướng làm vật chuyển động. Lực ma sát nghỉ triệt tiêu ngoại lực này làm vật vẫn đứng yên.
Đặc điểm của lực ma sát nghỉ:
- Điểm đặt: trên vật, tại vị trí tiếp xúc của hai bề mặt.
- Phương tiếp tuyến và ngược chiều với xu hướng chuyển động tương đối của hai bề mặt tiếp xúc.
- Độ lớn: bằng độ lớn của lực tác dụng gây ra xu hướng chuyển động.
II. Lực ma sát trượt
Lực ma sát trượt xuất hiện ở mặt tiếp xúc khi vật trượt trên một bề mặt.
Đặc điểm của lực ma sát trượt:
- Điểm đặt: trên vật, tại vị trí tiếp xúc của hai bề mặt.
- Phương tiếp tuyến và ngược chiều với chuyển động của vật.
- Độ lớn của lực ma sát trượt: tỉ lệ với độ lớn của áp lực giữa hai bề mặt tiếp xúc.
\(F_{ms}=\mu.N\)
µ là hệ số ma sát trượt, phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của hai bề mặt tiếp xúc. Đây là đại lượng không có đơn vị.
Cặp vật liệu tiếp xúc nhau | µ |
Gỗ trên gỗ (khô) | 0,20 |
Thép trên thép (khô) | 0,57 |
Thép trên thép (trơn) | 0,07 |
Cao su trên bê tông (khô) | 0,70 |
Cao su trên bê tông (ướt) | 0,50 |
Cao su trên băng | 0,10 |
III. Lực ma sát trong đời sống
Người có thể đi lại trên mặt đất nhờ vào lực ma sát nghỉ.
Nhờ ma sát nghỉ ta có thể cầm, nắm các vật, đinh có thể được giữ trên tường.
1. Lực ma sát nghỉ và lực ma sát trượt đều là những lực tiếp xúc.
2. Lực ma sát nghỉ có giá trị cực đại \(F_0\). Khi lực đẩy (hay kéo) vật \(F>F_0\) thì vật bắt đầu trượt.
3. Công thức tính lực ma sát trượt: \(F_{ms}=\mu.N\)
Trong đó \(\mu\) là hệ số ma sát trượt, không có đơn vị; \(N\) là áp lực lên bề mặt vật trượt.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây