Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lựa chọn câu đơn hoặc câu ghép SVIP
I. Mục đích của việc lựa chọn câu đơn hoặc câu ghép
Do cấu trúc khác nhau nên câu đơn và câu ghép có sự khác biệt trong việc biểu đạt nghĩa, nhằm đến những mục đích giao tiếp khác nhau.
Ví dụ:
Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị.
(Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn Độc lập)
Câu văn trên là một câu ghép đẳng lập có ba vế, liệt kê ba sự kiện. Để biểu đạt ý liệt kê này, chúng ta có thể dùng ba câu đơn: Pháp chạy. Nhật hàng. Vua Bảo Đại thoái vị. Tuy nhiên, việc thể hiện ba sự kiện bằng ba câu đơn riêng biệt như vậy sẽ không biểu đạt được hiệu quả ý nhấn mạnh sự nối tiếp và mối quan hệ chặt chẽ giữa ba sự kiện.
II. Thực hành
1. Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong những câu ghép dưới đây. Có thể tách mỗi vế của câu ghép thành một câu đơn được không? Vì sao?
a.
=> Với quan hệ gắn bó chặt chẽ như trên, chúng ta không thể tách mỗi vế câu ghép thành câu đơn.
b.
=> Với quan hệ gắn bó chặt chẽ giữa các vế câu, chúng ta không thể tách mỗi vế câu ghép thành một câu đơn.
2. Hãy chuyển đổi các câu đơn trong mỗi trường hợp sau thành câu ghép và nhận xét sự khác biệt về ý nghĩa giữa các câu đơn ban đầu và câu ghép có được sau khi chuyển đổi.
a. Rõ ràng Phạm Xuân Ẩn có cuộc đời của nhân vật tiểu thuyết. Nhưng các nhà báo Việt Nam cũng như nhà báo nước ngoài mới chỉ có được “vài chớp đèn flash” nắm bắt những nét thoảng qua nào đó của cuộc đời ông theo một số sự kiện lịch sử lớn lao.
(Nguyễn Thị Ngọc Hải, Phạm Xuân Ẩn - tên người như cuộc đời)
- Chuyển đổi câu: Rõ ràng Phạm Xuân Ẩn có cuộc đời của nhân vật tiểu thuyết nhưng các nhà báo Việt Nam cũng như nhà báo nước ngoài mới chỉ có được “vài chớp đèn flash” nắm bắt những nét thoảng qua nào đó của cuộc đời ông theo một số sự kiện lịch sử lớn lao.
=> Nhận xét: So với việc diễn đạt lại bằng một câu ghép, diễn đạt bằng các câu đơn có tác dụng nhấn mạnh hơn thông tin: Các nhà báo nước ngoài mới chỉ nắm bắt được vài nét ít ỏi về Phạm Xuân Ẩn, trong khi cuộc đời ông phong phú, hấp dẫn như một nhân vật tiểu thuyết.
b. Thầy dạy rất ân cần, tỉ mỉ, chỉ bảo cho chúng tôi từng li từng tí: cách tô màu, đánh bóng, cả cách gọt bút chì thế nào cho đẹp và dễ vẽ. Nhưng thú vị hơn cả là những câu chuyện của thầy.
(Xuân Quỳnh, Thầy giáo dạy vẽ của tôi)
c. Chắc cô giáo rất vui trước món quà của em, giữa bao món quà của các bạn. Và em sẽ không để tên mình - tên người mang cánh buồm tặng cô.
(Lâm Thị Mỹ Dạ, Cánh buồm ngũ sắc)
- Chuyển đổi câu: Chắc cô giáo rất vui trước mòn quà của em, giữa bao món quà của các bạn và em sẽ không để tên mình - tên người mang cánh buồm tặng cô.
=> Nhận xét:
3. Các đoạn trích sau vừa có câu đơn vừa có câu ghép. Hãy chỉ ra sự phù hợp giữa kiểu cấu trúc câu và ý nghĩa cần biểu đạt của mỗi câu.
a. Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa!
Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.
(Hồ Chí Minh, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến)
- Câu 1:
+ Kiểu cấu trúc câu: Câu ghép gồm hai vế.
+ Ý nghĩa cần biểu đạt: Diễn tả mong muốn (chúng ta muốn hòa bình) và thái độ của nhân dân Việt Nam đối với thực dân Pháp (chúng ta phải nhân nhượng).
- Câu 2:
+ Kiểu cấu trúc câu:
+ Ý nghĩa cần biểu đạt: Vế 1 nêu thực tế xảy ra (chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp ngày càng lấn tới), vế 2 giải thích nguyên nhân (vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa). Vế 1 tuy là một bộ phận của câu, nhưng có cấu trúc như một câu ghép gồm hai vế có quan hệ tăng cấp.
- Câu 3:
+ Kiểu cấu trúc câu: Câu đặc biệt.
+ Ý nghĩa cần biểu đạt: Thể hiện sự phủ định dã tâm của kẻ thù cướp nước; đồng thời nhấn mạnh khí thế cho câu 4.
- Câu 4:
+ Kiểu cấu trúc câu: Câu đơn.
+ Ý nghĩa cần biểu đạt: Thể hiện tin thần quyết tâm đứng lên cứu nước của nhân dân ta.
b. Vì sao sau khi đất nước giải phóng, cả nước và thế giới biết rõ ông là tình báo, vậy mà người Mỹ trong giới báo chí hoạt động cùng thời với ông nay trở lại Việt Nam vẫn đem lòng tin tưởng và kính trọng ông? Đó là một nhân cách, một tài năng. Đời ông là một câu trả lời lớn cho nhiều câu hỏi vẫn làm đau đầu nhiều người bạn Mỹ của ông.
(Nguyễn Thị Ngọc Hải, Phạm Xuân Ẩn - tên người như cuộc đời)
4. Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) trình bày cảm nghĩ của em về nhà tình báo Phạm Xuân Ẩn sau khi đọc văn bản Phạm Xuân Ẩn - tên người như cuộc đời, trong đoạn văn có ít nhất một câu ghép.
Gợi ý:
* Về hình thức:
- Đảm bảo hình thức và kết cấu của đoạn văn.
- Dung lượng: 5 - 7 câu.
- Tiếng Việt: Sử dụng ít nhất 1 câu ghép trong đoạn văn - cần gạch chân và chú thích rõ ràng.
*Về nội dung:
- Trình bày được cảm nghĩ của bản thân về nhà tình báo Phạm Xuân Ẩn.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây