Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Làm quen với bộ dụng cụ, thiết bị thực hành KHTN 8 SVIP
I. Một số dụng cụ và hoá chất trong môn khoa học tự nhiên 8
1. Một số dụng cụ thí nghiệm
a) Dụng cụ đo thể tích
- Có nhiều dụng cụ đo thể tích chất lỏng như: ống đong, cốc chia vạch,...
- Công dụng: Dùng để đo thể tích của chất lỏng.
- Cách sử dụng ống đong: Rót chất lỏng vào ống đong cho đến gần vạch thể tích cần lấy, sau đó dùng ống hút nhỏ giọt nhỏ thêm dần chất lỏng cho đến vạch cần đong.
- Lưu ý: Đặt dụng cụ đo thẳng đứng.
- Đặt tầm mắt ngang bằng với phần đáy lõm dung dịch, dóng đến vạch chỉ thị và đọc chỉ số.
Hình 1: Vị trí đặt mắt khi đọc chỉ số thể tích chất lỏng
b) Dụng cụ đựng hoá chất
- Công dụng: Để đựng hoá chất (dạng lỏng, rắn).
- Cách sử dụng: Cho hoá chất vào lọ và đậy nút lại (có thể dùng nút nhám. nút cao su hoặc nút bấc cho phù hợp với từng loại hoá chất).
- Lưu ý: Sau khi lấy hoá chất xong cần phải đậy nút lọ lại ngay.
Hình 2: Một số dụng cụ đựng hoá chất
c) Dụng cụ đun nóng
Hình 3: Một số dụng cụ đun nóng
- Đèn cồn: dùng để đun nóng. Khi dùng, bỏ nắp đèn rồi châm lửa, sau khi dùng xong, đậy nắp lại để tắt đèn (lưu ý: không được thổi để tắt đèn cồn).
- Bát sứ: dùng để đựng khi trộn cá hoá chất rắn với nhau, nung các chất ở nhiệt độ cao,... Có thể đun bát sứ trên ngọn lửa hoặc đốt cháy các chất trong bát sứ.
- Lưới thép: Dùng để lót dưới đáy cốc khi đun nóng dung dịch dưới ngọn lửa đén cồn, giúp nhiệt toả đều và không làm nứt cốc khi lửa tụ nhiệt tại một điểm.
- Kiềng đun: dùng để đặt cố định dụng cụ đun có chứa hoá chất cần đun nóng. Đặt lưới thép lên kiềng đun, đặt dụng cụ lên trên lưới thép, sau đó châm lửa đèn cồn rồi đặt vào giữa các chân kiềng.
d) Dụng cụ lấy hoá chất, khuấy và trộn hoá chất
- Thìa thuỷ tinh: dùng để lấy từng lượng nhỏ hoá chất rắn cho vào dụng cụ thí nghiệm.
- Đũa thuỷ tinh: dùng để khuấy khi hoà tan chất rắn hoặc pha trộn các dung dịch với nhau.
- Cách sử dụng: Khuấy nhẹ theo chiều kim đồng hồ, tránh va mạnh làm vỡ hoặc thủng ống nghiệm.
d) Dụng cụ giữ cố định và để ống nghiệm
- Bộ giá thí nghiệm: dùng để cố định các loại ống nghiệm. Khi kẹp ống nghiệm, cần kẹp ở vị trí 1/3 ống nghiệm, tính từ miệng ống nghiệm xuống.
Hình 4: Bộ giá thí nghiệm
- Giá để ống nghiệm: dùng để đặt các ống nghiệm.
Hình 5: Giá để ống nghiệm
2. Một số hoá chất thí nghiệm
a) Một số hoá chất thường dùng
- Hoá chất rắn:
+ Kim loại: Zinc (Zn), copper (Cu),...
+ Phi kim: Sulfur (S), carbon (C),...
+ Muối: Calcium carbonate (CaCO3), sodium chloride (NaCl),...
- Hoá chất lỏng: dung dịch muối ăn (NaCl), nước oxi già (H2O2), dung dịch barium chloride (BaCl2),...
- Hoá chất nguy hiểm: hydrochloric acid (HCl), sulfuric acid (H2SO4),...
- Hoá chất dễ cháy, nổ: cồn (C2H5OH), hydrogen (H2),...
b) Thao tác lấy hoá chất
- Chất rắn dạng bột: Dùng thìa xúc hoá chất để lấy hoá chất dạng bột.
- Chất rắn dạng miếng: Dùng kẹp gắp hoá chất cho trượt nhẹ nhàng theo thành ống nghiệm.
- Khi cho hoá chất lỏng vào ống nghiệm: Dùng ống hút nhỏ giọt.
- Khi đun hoá chất cần phải hơ nóng đều ống nghiệm, sau đó mới đun trực tiếp tại nơi có hoá chất.
II. Quy tắc sử dụng hoá chất an toàn
Những việc cần làm | Những việc không được làm |
1. Đọc kĩ nhãn mác, không sử dụng hoá chất nếu như không có nhãn mác, hoặc nhãn mác bị mờ. 2. Tuân thủ theo đúng quy định và hướng dẫn của thầy, cô giáo khi sử dụng hoá chất để tiến hành thí nghiệm. 3. Cần lưu ý khi sử dụng hoá chất nguy hiểm như sulfuric acid đặc,... và hoá chất dễ cháy như cồn,... 4. Sau khi lấy hoá chất xong cần phải đậy kín các lọ đựng hoá chất. 5. Trong khi làm thí nghiệm, cần thông báo ngay cho thầy, cô giáo nếu như gặp sự cố cháy, nổ, đổ hoá chất, vỡ dụng cụ thí nghiệm,... |
1. Ngửi, nếm các hoá chất. 2. Tự tiện sử dụng hoá chất. 3. Tự ý mang hoá chất ra khỏi vị trí làm thí nghiệm. 4. Ăn uống trong phòng thực hành. 5. Chạy, nhảy, làm mất trật tự. 6. Nghiêng hai đèn cồn vào nhau để lấy lửa. 7. Đổ hoá chất trực tiếp vào cống thoát nước hoặc đổ ra môi trường. 8. Sử dụng tay tiếp xúc trực tiếp với hoá chất. |
III. Thiết bị điện
1. Một số thiết bị điện cơ bản
a) Thiết bị cung cấp điện
- Các thí nghiệm về điện ở môn Khoa học tự nhiên thường dùng nguồn điện là pin 1,5 V. Để có bộ nguồn 3 V thì dùng 2 pin, để có bộ nguồn 6 V thì dùng bốn pin.
b) Biến áp nguồn
- Biến áp nguồn là thiết bị có chức năng chuyển đổi điện áp xoay chiều có giá trị 220 V thành điện áp xoay chiều (AC) hoặc điện áp một chiều (DC) có giá trị nhỏ, để đảm bảo an toàn khi tiến hành thí nghiệm.
- Điện áp đầu ra có các giá trị 3 V, 6V, 9V, 12 V, 18 V, 24 V.
Hình 6: Biến áp nguồn
c) Thiết bị đo điện
- Thiết bị đo điện gồm ampe kế và vôn kế.
- Ampe kế để đo cường độ dòng điện.
- Vôn kế đo hiệu điện thế.
- Khi dùng ampe kế và vôn kế cần chú ý các chốt âm và chốt dương ứng với các thang đo của chúng.
- Để ampe kế và vôn kế không bị hỏng, khi đo dòng điện và hiệu điện thế thì phải ước lượng dòng điện và hiệu điện thế cần đo để chọn thang đo hợp lí, đảm bảo không vượt quá giá trị tối đa của thang đo.
Hình 7: Ampe kế (trái) và vôn kế (phải)
d) Joulemeter
- Joulemeter là thiết bị có chức năng dùng để đo dòng điện, điện áp, công suất và năng lượng điện cung cấp cho mạch điện. Các giá trị này được hiển thị trên màn hình LED.
- Trên Joulemeter có các nút chức năng sau:
+ Nút Start để khởi động thiết bị.
+ Nút cài đặt để lựa chọn các đại lượng cần đo (gồm: năng lượng; công suất; công suất trung bình; điện áp, dòng điện).
+ Nút Reset để đặt lại thiết bị (khi đó màn hình hiển thị số 0).
- Trong thí nghiệm đo năng lượng nhiệt mà vật nhận được khi bị đun nóng, để đọc giá trị năng lượng điện cần lựa chọn cài đặt đại lượng cần đo là năng lượng và cắm các dây nối vào đúng chốt cắm.
Hình 8: Joulemeter
e) Thiết bị sử dụng điện
Hình 9: Một số thiết bị sử dụng điện
g) Thiết bị điện hỗ trợ
Hình 10: Một số thiết bị điện hỗ trợ
2. Một số lưu ý để sử dụng điện an toàn
- Tìm hiểu và thực hiện đúng các quy định trong nội quy, hướng dẫn an toàn điện tại phòng thí nghiệm hay tại những nơi có sử dụng điện.
- Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng, các quy định trên mỗi linh kiện, thiết bị điện.
- Thực hiện lắp ráp các thiết bị điện theo hướng dẫn khi đã ngắt dòng điện trong mạch.
- Chỉ được tiến hành sau khi giáo viên hoặc người lớn đã kiểm tra và cho phép.
1. Trong học tập môn Khoa học tự nhiên 8, nhiều dụng cụ, hoá chất và thiết bị được sử dụng như:
- Dụng cụ: dụng cụ đo thể tích, khối lượng, nhiệt độ, dụng cụ chứa hoá chất, dụng cụ để đun nóng, lấy hoá chất, khuấy chất rắn trong dung dịch, dụng cụ để giữ cố định ống nghiệm và đặt ống nghiệm.
- Hoá chất: hoá chất dạng rắn, lỏng, khí; hoá chất nguy hiểm; hoá chất dễ cháy, nổ.
- Thiết bị điện tử: pin, điện tử, công tắc.
2. Quy tắc sử dụng hoá chất an toàn:
- Đảm bảo các hoá chất phải có nhãn mác rõ ràng, đầy đủ thông tin: tên, công thức hoá học,...
- Thao tác thí nghiệm đúng và thực hiện nghiêm túc các quy tắc sử dụng hoá chất an toàn.
3. Cách sử dụng điện an toàn:
- Thực hiện đúng các nội quy hay hướng dẫn an toàn điện.
- Đảm bảo các yêu cầu được quy định trên mỗi thiết bị điện.
- Chỉ được tiến hành thí nghiệm khi giáo viên hay người lớn kiểm tra và cho phép.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây