Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Kiến thức ngữ văn SVIP
1. Thơ sáu chữ, bảy chữ
- Thơ sáu chữ là thể thơ mỗi dòng có sáu chữ (sáu tiếng). Các dòng thơ trong bài thường ngắt nhịp 2/2/2, 2/4 hoặc 4/2, có khi ngắt nhịp 3/3.
- Thơ bảy chữ là thể thơ mỗi dòng có bảy chữ (bảy tiếng). Các dòng thơ thường ngắt nhịp 4/3. Cách ngắt nhịp còn phụ thuộc vào nghĩa của các câu thơ, dòng thơ.
- Bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ thường có nhiều vần. Vần thường là vần chân (được gieo ở cuối dòng thơ thứ nhất, thứ hai, thứ tư ở mỗi khổ), có thể gieo vần liền (vần được gieo liên tiếp ở các dòng thơ) hoặc vần cách (vần không được gieo liên tiếp mà thường cách ra một dòng thơ).
2. Bố cục, mạch cảm xúc, cảm hứng chủ đạo trong bài thơ
- Bố cục là sự tổ chức, sắp xếp các dòng thơ, khổ thơ tương ứng với một nội dung nhất định để tạo thành một bài thơ. Các bài thơ Đường luật thường có bố cục cố định, chẳng hạn: thơ thất ngôn bát cú thường có bốn phần: đề, thực, luận, kết (mỗi phần hai câu); thơ tứ tuyệt cũng gồm bốn phần: khởi, thừa, chuyển, hợp (mỗi phần một câu).
- Mạch cảm xúc là diễn biến dòng cảm xúc, tâm trạng của tác giả trong bài thơ. Ví dụ, mạch cảm xúc của bài thơ Nắng mới được thể hiện như sơ đồ dưới đây:
Như vậy, bố cục, mạch cảm xúc của bài thơ Nắng mới được thể hiện theo trình tự thời gian, từ hiện tại ngược về quá khứ, nhằm nhấn mạnh tình cảm yêu thương sâu đậm của tác giả dành cho người mẹ của mình.
3. Sắc thái nghĩa của từ ngữ
Sắc thái nghĩa là nét nghĩa bổ sung cho nghĩa cơ bản của từ ngữ. Các sắc thái nghĩa chủ yếu của từ ngữ gồm:
- Sắc thái miêu tả, ví dụ: các từ ghép như trắng tinh, trắng xoá đều chỉ màu trắng nhưng được phân biệt với nhau nhờ các yếu tố phụ.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây