Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Khám phá văn bản SVIP
MỘT CHUYỆN ĐÙA NHO NHỎ
An-tôn Sê-khốp (Anton Chekhov)
I. THỰC HÀNH ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG
1. Đọc
2. Tìm hiểu chung
a. Tác giả
- Cuộc đời:
+ An-tôn Sê-khốp (1860 - 1904) sinh ra và lớn lên trong một gia đình buôn bán nhỏ tại thị trấn Ta-gan-rốc (Taganrog), miền nam nước Nga. Môi trường tiểu thị dân với những biểu hiện nếp sống, tâm lí đời thường,… trở thành đối tượng miêu tả chủ yếu trong sáng tác của nhà văn.
+ Sê-khốp "theo học ngành y" và đã từng hành nghề bác sĩ. Khi sáng tác văn chương trong "thời buổi đau ốm", nhà văn luôn muốn chẩn đoán "căn bệnh" bắt nguồn từ tâm lí đời thường của những con người bình thường xung quanh mình. Ông hiểu, để chữa được bệnh thì chính người bệnh cũng phải ý thức được căn bệnh của mình và mong muốn khỏi bệnh. Từ đó, trong sáng tác của mình, nhà văn tập trung mô tả sự bức bối của những con người bình thường bị trói buộc bởi tâm lí đời thường và nhen nhóm lên trong lòng nhân vật (và cả người đọc) khát vọng đổi thay cuộc sống.
- Về đặc điểm sáng tác truyện ngắn của Sê-khốp:
+ Văn phong Sê-khốp hàm súc, cô đọng.
+ Phần lớn truyện ngắn của ông là những "truyện không có chuyện", mở đầu thường dẫn người đọc nhập thẳng vào khung cảnh câu chuyện, tâm trạng nhân vật, kết thúc thường gây cảm giác "chưa có chuyện gì xảy ra cả" như trong một sự đợi chờ khắc khoải".
b. Tác phẩm
Truyện ngắn "Một chuyện đùa nho nhỏ" của Sê-khốp in lần đầu tiên trên tạp chí Dế mèn của Nga, số 10, ngày 12/3/1886. Năm 1899, Sê-khốp chỉnh lí, bổ sung một số câu chữ, thay đổi phần kết truyện để đưa vào tuyển tập Truyện ngắn Sê-khốp.
(Ở đây, cần lưu ý thêm: Bản in trên tạp chí năm 1886 có một kết thúc hài hước: sau đoạn gửi lời theo gió lần cuối, chàng trai "đi ra từ phía sau bụi rậm, không để Na-đi-a kịp bỏ tay xuống và há miệng vì ngạc nhiên, chạy tới bên cô..." và sau đó cưới cô làm vợ. Sê-khốp, trong bản chỉnh lí năm 1899, đã thay đổi kết truyện và tăng cường ý thức trăn trở về cuộc sống cho truyện ngắn này.)
c. Đoạn trích
* Bố cục:
- Đoạn 1, từ đầu đến "…không muốn tin rằng gió đã nói những lời ấy!": Lời yêu thương chân thành bột phát của nhân vật "tôi" bất giác trở thành một chuyện đùa, song lại nhen lên lòng Na-đi-a khát vọng hạnh phúc cùng những băn khoăn.
- Đoạn 2, từ "Sáng hôm sau..." đến "...không còn khả năng hiểu nữa...": Na-đi-a say sưa với khát vọng yêu thương, rồi quyết tâm vượt qua nỗi sợ, truy tìm sự thật một mình.
- Đoạn 3, từ "Thế rồi những ngày xuân tháng Ba đã tới..." đến "Còn tôi trở vào nhà thu xếp đồ đạc...": Cảnh chia tay lúc xuân sang – khoảnh khắc giao cảm một lần nữa bừng lên rồi vụt tắt.
- Đoạn 4, từ "Chuyện ấy đã qua lâu rồi" đến hết: Những suy tư, nuối tiếc, trăn trở nhiều năm sau, khi tất cả chỉ còn là kỉ niệm.
II. KHÁM PHÁ VĂN BẢN
1. Người kể chuyện, nhân vật "tôi"
* Ngôi kể:
- Người kể chuyện trong truyện ngắn này là nhân vật tham gia hành động chính - nhân vật "tôi".
* Nhân vật "tôi" và sự dịch chuyển điểm nhìn:
- Ở lần trượt tuyết thứ nhất:
+ Điểm nhìn: Chúng tôi.
+ Chủ thể cảm nhận:
. Na-đi-a: nàng "thật ghê sợ, tưởng như là một vực sâu vô tận"; "sợ hết hồn, không thở được nữa". Huống hồ nếu nàng "liều mạng lao xuống cái vực sâu kia" thì không biết rồi ra sao! Nàng "sẽ chết mất, sẽ phát điên mất".
. Trên bề mặt câu chữ là nhân vật “tôi”, song anh ta trực tiếp thể hiện sự đồng cảm của mình với nàng trong cùng một nỗi sợ trượt tuyết chung cho cả "chúng tôi": "Gió ép mạnh, đến nghẹt thở". Tưởng chừng "như có một con quỷ nào" đang giơ tay nắm lấy chúng tôi và "vừa rú lên vừa kéo xuống địa ngục". Mọi vật chung quanh nhập lại thành một vệt dài "vun vút" lao về phía sau... Chỉ "một giây lát nữa thôi có lẽ chúng tôi sẽ chết!".
-> Những từ ngữ cùng trường nghĩa ở cả hai đoạn văn cho thấy lần trượt tuyết đầu tiên được Na-đi-a và nhân vật "tôi" cùng cảm nhận không chỉ là tình huống nguy hiểm, đáng sợ, mà còn thực sự hệ trọng. Lời yêu thương được nói ra trong cảm nhận chung yêu thương đó xuất phát từ tình cảm chân thành.
- Ở lần trượt tuyết thứ 2 và sau đó:
+ Điểm nhìn:
+ Trong lần trượt tuyết thứ hai, nhân vật bắt đầu tính toán "đúng vào lúc chiếc xe lao nhanh nhất, tiếng gió gào rít ghê gớm nhất, tôi lại nói" và sau đó lại thể hiện giọng thờ ơ, lãnh đạm.
- Lần thứ ba, anh ta cẩn thận "lấy chiếc khăn tay che miệng đi rồi khẽ hắng lên mấy tiếng".
=> Nhân vật "tôi" không đủ dũng khí thú nhận tình yêu đích thực của mình mà biến nó trở thành một trò đùa cợt, khiến hạnh phúc biến mất trong tầm tay.
- Ở lần Na-đi-a trượt tuyết một mình:
+ Điểm nhìn: nhân vật "tôi".
+ "Độ vênh" trong suy nghĩ của nhân vật tôi với hành động của Na-đi-a.
. Người kể chuyện suy đoán rằng một người sợ độ cao và nhát gan như Na-đi-a sẽ không trượt tuyết một mình vì mặt nàng nhìn trắng bệch, chân thì run rẩy khi đứng nhìn đỉnh đồi.
. Hành động của Na-đi-a là nàng run rẩy, sợ hãi nhưng vẫn xăm xăm đi bước lên bậc thang lên đỉnh đồi và quyết định một mình trượt xuống dưới để xem có còn nghe thấy câu nói ấy không.
-> Ở ngôi kể thứ nhất, người kể chuyện không phải là toàn năng, biết tuốt nên góc nhìn đôi khi mang tính chủ quan. Đó cũng chính là hạn chế của ngôi kể thứ nhất.
+ Hành động chứng tỏ nhân vật "tôi" không còn khả năng đồng cảm với Na-đi-a nữa:
. Hành động thờ ơ đứng nhìn Na-đi-a tự leo lên những bậc thang và trượt tuyết một mình trong nỗi sợ hãi.
. Những cử chỉ xa cách, đứng nhìn nàng từ xa và lời nói thì lãnh đạm, không còn sự nồng nhiệt, đắm say như xưa nữa.
- Khi chia tay:
+ Hành động "ghé nhìn qua khe hở" của nhân vật "tôi" đã cho thấy sự tò mò, muốn tìm hiểu Na-đi-a.
- Sau nhiều năm gặp lại:
+ Tâm trạng hoài niệm, đầy phức tạp, có nhiều nuối tiếc.
2. Nhân vật Na-đi-a
- Mặc dù sợ nhưng Na-đi-a vẫn quyết định trượt tuyết cùng nhân vật "tôi" có thể là vì Na-đi-a tôn trọng nhân vật "tôi", có thể Na-đi-a không muốn "tôi" buồn, có thể Na-đi-a có tình cảm với nhân vật "tôi" nên đã vượt qua nỗi sợ.
- Câu nói "Na-đi-a, anh yêu em!" với Na-đi-a là một câu nói hệ trọng, và là một câu nói đem lại cho Na-đi-a hạnh phúc cũng như sự đau khổ.
- Bất chấp nỗi sợ, cô quyết định ngồi vào xe trượt xuống "một mình" để "thử xem có còn nghe thấy những lời ngọt ngào say đắm ấy nữa không" vì cô muốn xác nhận lời nói đó có phải là của nhân vật "tôi" hay không.
- Phải biết tôn trọng sự thật và dũng cảm để tìm hiểu sự thật.
III. TỔNG KẾT
1. Nội dung
2. Nghệ thuật
- Ngôi kể thứ nhất.
- Ngôn ngữ giản dị, gần gũi.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây