Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Khám phá văn bản SVIP
THƯ LẠI DỤ VƯƠNG THÔNG (TÁI DỤ VƯƠNG THÔNG THƯ)
(Trích Quân trung từ mệnh tập)
Nguyễn Trãi
I. THỰC HÀNH ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG
1. Đọc
2. Tìm hiểu chung
a. Hoàn cảnh sáng tác
- Từ tháng 9 năm 1426 nghĩa quâm Lam Sơn tiến quân ra Bắc.
- Nhà Minh phái Thành Sơn Hầu Vương Thông đem năm vạn quân sang cứu viện. Phương Chính, Lí An giao thành Nghệ An cho Thái Phúc dẫn quân ra giữ Đông Quan.
- Vương Thông mở đợt phản công quân ta nhưng bị thất bại, nên cũng kéo quân về cố thủ ở Đông Quan, số quân ở đây lên tới mười vạn. Thành Đông Quan lúc này bị quân ta vây chặt.
- Bộ chỉ huy quân ta đóng ở Tây Phù Liệt (Thanh Trì), nay thuộc ngoại thành Hà Nội.
- Vương Thông cùng Sơn Thọ viết thư cho Lê Lợi xin giảng hòa nhưng mục đích là chờ quân tiếp viện.
- Trước đó, Nguyễn Trãi đã có thư chiêu dụ Vương Thông nhưng y vẫn ngoan cố. Đây là thư dụ hàng thứ mười ba gửi cho Vương Thông.
- Tiếp theo, Nguyễn Trãi còn gửi bốn thư nữa cho đến khi viện binh Liễu Thăng bị đánh bại thì việc mới thành.
b. Thể loại
- Thư lại dụ Vương Thông được rút ra từ tập Quân trung từ mệnh tập.
c. Mục đích của tác phẩm
Thư lại dụ Vương Thông là bức thư thứ mười ba Nguyễn Trãi gửi cho Vương Thông kêu gọi y đầu hàng để không phải chứng kiến cảnh can qua, máu xương hao tổn không cần thiết mà thất bại vẫn hoàn thất bại. Sau đó, ông còn gửi tiếp bốn bức thư nữa trước khi Vương Thông chính thức đầu hàng.
Tất cả lời lẽ dẫn chứng tình lý đều nhằm thực hiện mục đích ấy.
d. Bố cục của tác phẩm
II. KHÁM PHÁ VĂN BẢN
1. Tư tưởng dùng binh và tầm quan trọng của thời - thế
- Mở đầu bức thư, tác giả nêu ra tư tưởng dùng binh. Một trong những tư tưởng quan trọng của binh pháp chính là hiểu biết "thời" và "thế".
- Luận điểm chính:
-> Răn giặc biết rõ thời thế mà tiến hay lùi mới được xem là người dùng binh giỏi.
- Lí lẽ chặt chẽ: Được thời có thế thì mất biến thành còn, nhỏ hoá ra lớn; mất thời thất thế, thì mạnh hoá ra yếu, yên lại chuyển nguy. Sự thay đổi ấy chỉ trong khoảnh khắc trở bàn tay mà thôi.
Điều đó thấy:
+ Khi có thời thế hay hành động hợp thời thế -> dù gian khó cũng sẽ đi đến thành công.
+ Khi không có thời thế lại hành động không hợp thời thế -> dù đang hùng mạnh cũng sẽ đi đến thất bại.
- Bằng chứng xác thực: Nay các ông không hiểu rõ thời thế, lại trang sức bằng lời dối trá, thế chẳng phải là bọn thất phu hèn kém ư? Sao đáng để cùng bàn việc binh được?
-> Tướng giặc không hiểu biết thời thế, lại dùng lời lẽ ngụy biện để tự dối mình, dối người, đây là bằng chứng cho thấy sự kém cỏi, không đáng mặt cầm quân và khó có thể thành công.
* Tác dụng của việc sử dụng hình thức thư trong bài văn nghị luận:
- Bài nghị luận yêu cầu luận điểm rõ ràng, lí lẽ, lập luận chặt chẽ, đanh thép, dẫn chứng phải có cơ cơ sở để thuyết phục đối tượng về mặt lí trí.
- Bức thư lời lẽ cần mềm dẻo tinh tế, sự bày giải cần tận tình, tha thiết, chỉ rõ thiệt hơn để thuyết phục đối tượng về mặt tâm lí, tình cảm.
-> Kết hợp hai hình thức này, tác giả vừa đánh vào tâm lí vừa đánh vào lí trí đối phương nên càng tăng hiệu quả cho bức thư dụ hàng tướng giặc.
2. Tình hình hiện tại và nguyên nhân thất bại của giặc Minh
- Tình thế trước đây và hiện tại của giặc Minh
Trước đây | Hiện tại |
Xưa kia, Tần thôn tính sáu nước, chế ngự bốn phương, mà đức chính không sửa, nên thân mất nước tan. |
- Nay Ngô mạnh không bằng Tần, mà hà khắc lại quá, không đầy mấy năm nối nhau mà chết, ấy là mệnh trời, không phải sức người vậy. - Huống hồ con cháu vua Trần, mệnh trời đã cho, lòng người đã theo, thì Ngô làm sao có thể cướp được! |
-> Tác giả đã đưa ra những lí lẽ xác đáng, bằng chứng từ thực tế lịch sử như một lời cảnh tỉnh cho giặc rằng chúng tất sẽ thất bại.
- Tác dụng của việc sử dụng từ "mệnh trời":
+ Triều đình phương Bắc luôn cho mình là "thiên triều", tướng giặc phụng mệnh "thiên tử" thi hành "thiên mệnh" đem quân sang nước ta để giúp "phù Trần diệt Hồ".
+ Bọn giặc làm gì cũng nhân danh "mệnh trời" nhưng thực ra đó là ngôn ngữ xảo trá, lừa bịp để cướp nước ta.
-> Tác giả đã dùng cách "gậy ông đập lưng ông" để vạch rõ chính sách và sự giả danh kèm theo chứng cứ thực tế khiến đối phương không thể biện bạch được.
- Sáu nguyên nhân thất bại của quân giặc:
+ Lũ lụt làm giặc hư hại về cơ sở vật chất, tổn thất quân lương.
+ Đường sá, cửa ải đều bị quân Đại Việt đóng giữ, không viện binh nào của giặc tới cứu được.
+ Quân mạnh, ngựa khỏe của nhà Minh phải dành để đối phó quân Nguyên phía Bắc nên phía Nam không lo được.
+ Phát động chiến tranh liên tiếp nhiều năm làm dân nhà Minh khổ sở, bất mãn.
+ Triều đình nhà Minh thì bạo chúa, gian thần nắm quyền, nội bộ xâu xé nhau.
+ Nghĩa quân Đại Việt đồng lòng quyết chiến, hăng hái tinh nhuệ, lương thực đầy đủ; quân giặc bị vây trong thành thì mệt mỏi, nản lòng.
=> Tác giả phân tích rõ ràng, xác đáng, kèm theo những dẫn chứng từ thực tế trước mắt không thể phủ nhận. Các nguyên nhân cũng được sắp xếp theo trình tự hợp lí, đi từ thực tế khó khăn đến thiên thời, địa lợi, nhân hòa.
Cách diễn đạt: nêu nguyên nhân bằng những lí lẽ phân tích và dẫn chứng -> kết lại bằng một câu rắn rỏi: Đó là điều phải thua thứ sáu.
-> Câu văn như lời phán quyết đanh thép, chắc nịch, quyết đoán không ai có thể phủ định.
3. Tinh thần nhân đạo, đại nghĩa của Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn cùng dân tộc
* Nguyễn Trãi cho Vương Thông hai lựa chọn:
- Chấp nhận đầu hàng, nộp tướng giặc đã gây nhiều tội ác là Phương Chính, Mã Kỳ thì sẽ tránh được thương vong cho quân giặc và tất cả sẽ được an toàn về nước.
- Không đầu hàng thì phải tiếp tục giao chiến (sẽ nhận lấy thất bại) chứ không thể trốn tránh một cách hèn nhát, nhục nhã.
-> Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn luôn thể hiện lập trường "chí nhân" và "đại nghĩa", lòng yêu chuộng hòa bình và luôn biết tận dụng sức mạnh của ngòi bút văn chương chính luận để thực hiện "tâm công" tránh đổ xương máu cho cả hai bên.
III. TỔNG KẾT
1. Nội dung
- Tác phẩm kêu gọi Vương Thông đầu hàng để tránh xương máu đổ xuống cho cả hai bên.
- Thể hiện tinh thần chính nghĩa, nhân đạo của Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn cùng dân tộc Việt.
2. Nghệ thuật
- Bố cục chặt chẽ.
- Lí lẽ, dẫn chứng xác thực và chi tiết, cụ thể.
- Ngôn ngữ linh hoạt, lúc mềm dẻo, khi đanh thép.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây