Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Khám phá văn bản SVIP
DỤC THÚY SƠN
(Núi Dục Thúy)
I. THỰC HÀNH ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG
1. Đọc văn bản
- So sánh dịch nghĩa và dịch thơ:
Lưu ý một số điểm khác biệt như sau:
+ Bản dịch thơ đảo hai câu 3 và 4, trật tự và logic ý thay đổi.
+ Từ "cảnh" trong nguyên văn và bản dịch nghĩa là "cõi", "bờ cõi" (như biên cảnh, xuất nhập cảnh). Do cấu trúc câu theo trật tự ngữ pháp tiếng Việt, từ "cảnh tiên" trong bản dịch thơ dễ bị hiểu nhầm là phong cảnh, cảnh sắc.
+ "Bóng" là hình ảnh phản chiếu của sự vật, có thể do ánh sáng (bóng nắng, bóng râm), có thể do tính chất phản chiếu của gương, của mặt nước,… Bản dịch nghĩa, theo logic của nguyên văn, xác định rõ "bóng tháp" hiện lên trên mặt nước. Do hạn định về số chữ, bản dịch thơ chỉ nói chung là "bóng tháp", rất có thể dẫn đến cảm nhận sai.
+ Bản dịch nghĩa (và nguyên văn) là "trâm ngọc xanh" (trâm thanh ngọc), đặc tả màu sắc của "trâm", bản dịch thơ chỉ dịch chung là "trâm ngọc", chưa gợi rõ màu sắc.
+ "Thuý hoàn" trong nguyên văn là "mái tóc xanh" (bản dịch nghĩa), chuyển thành "tóc huyền" trong bản dịch thơ, "huyền" là màu đen.
2. Hoàn cảnh ra đời
- Dục Thúy sơn có thể được sáng tác vài thời điểm sau cuộc kháng chiến chống giặc Minh và trước khi Nguyễn Trãi lui về ở ẩn tại Côn Sơn.
- Bài thơ được sưu tầm và xếp vào Ức Trai thi tập.
3. Thể thơ và bố cục
- Thể thơ: Ngũ ngôn luật thi (ngũ luật) - một thể của thơ Đường luật.
- Bố cục:
II. KHÁM PHÁ VĂN BẢN
1. 6 câu thơ đầu: Bức tranh về vẻ đẹp của núi Dục Thúy
a. Hai câu đầu: Giới thiệu chung về cảnh vật trong "mối quan hệ" với tác giả.
b. Bốn câu sau: Bức tranh sơn thủy hữu tình
- Bức tranh toàn cảnh núi Dục Thuý được thể hiện rõ nét trong hai câu 3 - 4.
- Núi Dục Thuý được tác giả ví như đoá sen nổi trên mặt nước, hình ảnh và bút pháp mới lạ, độc đáo. Trong nguyên văn, tác giả không sử dụng từ ngữ biểu thị sự so sánh mà đồng nhất trực tiếp núi Dục Thuý với đoá sen. Hình ảnh đoá sen có ý nghĩa biểu tượng, gợi ý niệm thoát tục, như là cõi tiên rơi xuống trần gian.
- Ngôn từ được sử dụng chính xác, tạo ấn tượng: Trong nguyên văn, từ "phù" có nghĩa là "nổi", nhưng lay động tại chỗ (khác với "phiếm" cũng là nổi nhưng "trôi dạt"); từ "truỵ" có nghĩa là "rơi, rớt từ trên cao xuống", thể hiện sự sống động trong miêu tả.
- Dấu ấn riêng của tâm hồn Nguyễn Trãi thể hiện rõ nhất qua những liên tưởng xuất hiện ở cái nhìn cận cảnh (hai câu 5 - 6).
- Trâm ngọc xanh và mái tóc biếc gợi hình ảnh trẻ trung, trong sáng, trữ tình, nên thơ, giúp liên tưởng đến hình ảnh người con gái. Vẻ đẹp của thiên nhiên được so sánh với vẻ đẹp của con người; lấy nét đẹp của người con gái để hình dung bóng núi trên sóng biếc. Sự liên tưởng này rất hiện đại, đặc biệt, hiếm thấy trong thơ cổ. Thơ cổ thường lấy chuẩn mực vẻ đẹp tự nhiên để so sánh với con người. Sự liên tưởng và bút pháp mới lạ này cho thấy tâm hồn trong sáng, nhạy cảm, tinh tế của nhà thơ.
2. Hai câu cuối: Tâm sự hoài niệm của nhà thơ
- Hai câu kết bài thơ này, cũng giống như các bài thơ khác cùng chủ đề của Nguyễn Trãi, lại thường là sự bộc lộ những suy tư về con người, về lịch sử, về dân tộc. Ý thơ thể hiện rõ sự hoài niệm, nhớ tiếc. Điều này cho thấy tâm hồn hướng nội, sâu sắc của Nguyễn Trãi.
- "Dục Thúy Sơn ” là bài thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc. Bài thơ ngũ ngôn bát cú bằng chữ Hán. Hình tượng thơ mĩ lệ, cảnh sắc đượm vẻ thần tiên. Trong phần luận, 4 hình ảnh ẩn dụ sóng nhau, đối nhau, hình ảnh này làm đẹp thêm hình ảnh kia, thể hiện cách cảm, cách tả của nhà thơ mang tâm hồn thơ mộng, tài hoa. Ức Trai, trong cảm nhận cái đẹp của thiên nhiên, sông núi, ngòi bút tài hoa của ông rất tinh tế và nhạy cảm trong gợi tả và biểu cảm.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây