Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Khám phá văn bản SVIP
BẢO KÍNH CẢNH GIỚI
(Gương báu răn mình)
Bài 43
I. THỰC HÀNH ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG
1. Đọc
2. Tìm hiểu chung
a. Tập thơ Quốc âm thi tập
- Tập thơ gồm 254 bài, là tập thơ chữ Nôm đầu tiên.
- Giá trị:
+ Nội dung: Phản ánh tư tưởng tình cảm, vẻ đẹp toàn diện của Nguyễn Trãi. Đó là tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước thương dân, giữ gìn nhân cách, hoà cảm với thiên nhiên.
+ Nghệ thuật: Sáng tạo trong thể thơ Nôm Đường luật, có xen câu lục ngôn với câu thất ngôn.
- Bố cục của tập thơ: 4 phần: Vô đề, Môn thì lệnh (thời tiết), Môn hoa mộc (cây cỏ), Môn cầm thú (thú vật).
b. Bài thơ
Nằm trong mục Bảo kính cảnh giới, vị trí số 43 trên tổng số 62 bài.
II. KHÁM PHÁ VĂN BẢN
1. Bức tranh thiên nhiên, cuộc sống
a. Hoàn cảnh của tác giả:
-> Nhịp ngắt chậm rãi, thể hiện hình ảnh con người thảnh thơi, nhàn nhã đang dạo bước thưởng ngoạn cảnh. Đó là những khoảnh khắc hiếm thấy trong cuộc đời nhà thơ.
b. Bức tranh thiên nhiên, cuộc sống
- Hình ảnh:
+ Cây hòe: "đùn đùn tán rợp giương" -> dùng từ láy lại là động từ mạnh gợi tả sức sống của cây như từ bên trong hối hả trào ra bên ngoài khiến tán cây vươn ra mạnh mẽ, che rợp cả không gian.
+ Hoa lựu: "phun thức đỏ" -> động từ "phun" khiến màu đỏ như tạo thành dòng tuôn chảy, tô đậm sắc đỏ của hoa.
+ Sen hồng: toả ngát mùi hương.
=> Tất cả đều là cảnh thiên nhiên quen thuộc, gần gũi với làng quê Việt Nam.
- Âm thanh:
+ Tiếng của làng nghề chài lưới lao xao vọng lại.
+ Tiếng ve lúc mặt trời sắp lặn như tiếng đàn.
-> Tính từ, từ láy "lao xao", "dắng dỏi" được đưa lên đầu câu nhằm nhấn mạnh không khí rộn rã, tươi vui trong đời sống người lao động.
c. Nhận xét
- Bức tranh thiên nhiên mùa hè được miêu tả từ gần tới xa, có sự kết hợp hài hòa giữa đường nét, màu sắc với âm thanh, giữa con người và cảnh vật. Tất cả đều gần gũi, bình dị, tĩnh ở bên ngoài mà tràn đầy, ứa căng sức sống ở bên trong.
=> Qua đó, thể hiện tình cảm yêu thiên nhiên, tư thế ung dung, thảnh thơi và khả năng bao quát, nắm bắt lấy cái hồn cảnh vật của nhà thơ.
2. Khát vọng của nhà thơ
- Niềm mong ước: có cây đàn của vua Thuấn.
- Mục đích của niềm mong ước: Mỗi khi cây đàn ấy gảy khúc Nam phong thì mưa thuận gió hòa, nhân dân làm ăn sung sướng no đủ. Tác giả dùng câu 6 chữ để kết bài nhằm cô đặc, nhấn mạnh niềm mong ước của mình. Ông không hề nghĩ đến mình mà toàn tâm, toàn ý hướng về dân, lo cho dân.
=> Nhận xét: Ở phần đầu bài thơ, tưởng tác giả say đắm với thiên nhiên, cảnh vật nhưng đến đây ông lại bộc lộ niềm thương và nỗi lo đau đáu cho dân. Đó là biểu hiện của một trái tim lớn, một nhân cách cao cả, thân nhàn mà tâm không nhàn.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây