Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Khám phá văn bản SVIP
ĐÀN GHI-TA PHÍM LÕM TRONG DÀN NHẠC CẢI LƯƠNG
A. TÌM HIỂU VĂN BẢN THEO ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI
I. THỰC HÀNH ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG
1. Đọc
Chú ý các từ ngữ:
- Nhạc tài tử (hay đờn ca tài tử): một loại hình ảnh âm nhạc dân gian của người bình dân khu vực Nam Bộ, xuất hiện từ cuối thế kỉ XIX.
- Cải lương: một loại hình sân khấu kịch hát đặc trưng của miền Nam, hình thành từ khoảng đầu thế kì XX trên cơ sở đổi mới nghệ thuật hát bội truyền thống, kết hợp với nghệ thuật đờn ca tài tử và dân ca Nam Bộ. Càng về sau, cải lương càng đối mới theo hướng tiếp nhận kiểu cấu trúc của kịch nói phương Tây.
- Song loan (còn gọi là song lan hoặc song lang): một nhạc cụ gõ có kích thước nhỏ trong dàn nhạc cải lương, dùng để giữ nhịp. Giữ song loan: giữ nhịp cho cả dàn nhạc.
- Bao sân (từ địa phương miền Nam): thực hiện hết những phần việc dành cho người khác.
- Hò, sự, xang, xê, cống: 5 nốt nhạc trong hệ thống âm nhạc của người Việt, còn gọi là ngũ cung.
- Điệu, hơi: thuật ngữ chỉ các sắc thái nhạc đặc trưng trong đờn ca tài tử. Một số điệu và hơi thường gặp: điệu Bắc, điệu Hạ, điệu Nam, điệu Oán; hơi Xuân, hơi Ai, hơi Đão, hơi Ngự,...
- Đại ban: ban nhạc lớn.
- Danh cầm: nghệ sĩ chơi đàn nổi tiếng.
2. Tìm hiểu chung
- Thể loại: văn bản thông tin.
- Xuất xứ: in trong Sân khấu cải lương ở Thành phố Hồ Chí Minh.
- Hệ thống ý chính của văn bản:
+ Thông tin cơ bản:
+ Thông tin chi tiết:
. Giới thiệu chung về đàn ghi-ta phím lõm trong dàn nhạc cải lương.
. Nguồn gốc đàn ghi-ta phím lõm và sáng tạo của các nghệ sĩ Việt Nam.
. Ưu thế của đàn ghi-ta phím lõm: âm độ rộng, âm sắc phong phú, kĩ thuật nhấn nhá đa dạng.
. Một số nghệ sĩ nổi tiếng với cây đàn ghi-ta phím lõm.
. Thực tế cho thấy đàn ghi-ta phím lõm ngày càng khẳng định được vai trò quan trọng của mình trong dàn nhạc cải lương.
II. KHÁM PHÁ VĂN BẢN
1. Vai trò của đàn ghi-ta phím lõm trong dàn nhạc cải lương
- Nguồn gốc của đàn ghi-ta phím lõm:
- Ưu thế của đàn ghi-ta phím lõm trong dàn nhạc cải lương: Đảm bảo được âm độ rộng, từ thấp, trung đến cao, âm sắc phong phú, phím cung sâu nhấn nhá rất đa dạng.
- Vai trò của đàn ghi-ta phím lõm trong dàn nhạc cải lương: "từ ngày được Việt Nam hoá đến nay, cây ghi-ta phím lõm vẫn luôn luôn đóng vai trò chủ chốt. Suốt một thế kỉ tồn tại, cây ghi-ta phím lõm từ chỗ là nhạc cụ bổ sung ban đầu nay đã trở thành nhạc cụ trụ cột không thể thay thế của dàn nhạc tài tử và cải lương."
2. Các phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản
- Hình 1:
-> Nhận biết và phân biệt được đàn ghi-ta thông thường với đàn ghi-ta phím lõm.
- Hình 2:
-> Nhận biết và hình dung được các nhạc cụ phổ biến trong dàn nhạc cải lương.
- Hình 3:
-> Nhận biết được ý nghĩa của đàn ghi-ta phím lõm trên sân khấu cải lương.
=> Các phương tiện phi ngôn ngữ trực quan, sinh động, hấp dẫn; giúp người đọc dễ hình dung vấn đề; tác động mạnh vào tình cảm của người đọc.
=> Phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng kết hợp với ngôn ngữ để biểu đạt nội dung văn bản một cách sinh động, hiệu quả; giúp người đọc dễ hình dung vấn đề; tác động mạnh vào tình cảm của người đọc.
3. Cách đọc văn bản thông tin có sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ
B. SOẠN BÀI
Câu 1: Vẽ sơ đồ các ý chính của văn bản trên. Mỗi khía cạnh của thông tin cơ bản trong bài gắn với những hình ảnh minh họa nào?
Câu 2: Nêu tác dụng của sơ đồ nhánh đính kèm (Hình 2) trong bài.
Tác dụng: Trực quan và phân loại hệ thống hoá (từ tổng thể đến chi tiết).
Chẳng hạn, sơ đồ trên vừa cho thấy tổng thể các bộ nhạc cụ vừa cho thấy các nhạc cụ chính trong dàn nhạc cải lương, cách phân loại, gọi tên bộ nhạc cụ/ nhạc cụ theo thứ bậc hợp lí. Bậc thứ nhất "Dàn nhạc cải lương"; bậc thứ hai gồm 4 nhánh tương ứng với 4 bộ nhạc cụ: "Bộ gõ", "Bộ gảy", "Bộ kéo", "Bộ thổi" (tên các bộ được đặt theo cách thức tạo ra âm thanh); mỗi bộ là một tập hợp các nhạc cụ có chức năng, đặc điểm gần gũi; mức độ phong phú của nhạc cụ trong các bộ có thể khác nhau.
Ví dụ: "Bộ gảy" có đến 3 loại nhạc cụ, các bộ khác có thể chỉ gồm 1 nhạc cụ.
Câu 3: Ngoài cải lương, em còn biết nghệ thuật truyền thống nào có tiếp nhận những yếu tố hiện đại từ nước ngoài hay không? Em đánh giá như thế nào về sự tiếp nhận này?
Học sinh trả lời từ hiểu biết của mình, có thể nói đến: nghệ thuật cải lương "tân cổ giao duyên", chèo cách tân, múa rối cách tân,...
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây