Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Khám phá văn bản SVIP
ĐĂM SĂN ĐI BẮT NỮ THẦN MẶT TRỜI
I. ĐỌC VĂN BẢN VÀ TÌM HIỂU CHUNG
1. Đọc
- Học sinh đọc theo vai, phân biệt giọng của người trần thuật và giọng của các nhân vật, chú ý các hộp chỉ dẫn.
2. Tìm hiểu chung
a. Sử thi Đăm Săn
- Tên đầy đủ Bài ca về chàng Đăm Săn, của người Ê-đê, Tây Nguyên.
- Dung lượng: 2.077 câu.
- Tác phẩm thường được diễn xướng theo lối kể khan, trong đó già làng vừa kể, vừa hát, vừa biểu lộ nét mặt, điệu bộ để diễn tả câu chuyện bên bếp lửa nhiều đêm liền, trong các nhà dài, trên chòi rẫy, vào dịp lễ hội hay lúc nông nhàn.
b. Đoạn trích
- Bố cục:
+ Phần 1: Đăm Săn đến nhà của Đăm Par Kvây để nói về ý định đi tìm Nữ Thần Mặt Trời của mình.
+ Phần 2: Hành trình tìm đường đến nhà Nữ Thần Mặt Trời của Đăm Săn.
+ Phần 3: Cảnh Đăm Săn trở về và phá gánh chịu hậu quả là hình phạt của Thần Trời và Thần Đất.
- Tóm tắt:
II. KHÁM PHÁ VĂN BẢN
1. Các sự kiện chính
=> Những sự kiện thể hiện khát vọng mãnh liệt, lòng quyết tâm chinh phục Nữ thần Mặt Trời, sự mạnh mẽ, dũng cảm của Đăm Săn.
2. Nhân vật sử thi
a. Nhân vật Đăm Săn
- Ngoại hình:
+ Chàng giắt chà gạc lên, rồi ngồi xuống, trông nghênh nghênh như con rắn trong hang, ngang như con cọp trong đầm, như con tê giác trong thung.
+ Chàng oai như một vị thần...
+ ... mặc một áo lụa đẹp, khoác ngoài một ái chiến cũng thật là đẹp. Lông chân như chãi, lông đùi như chuốt, tiếng nghe như chong chóng gõ mõ.
- Hành động
+ Chồm lên hai lần, chàng leo hết cầu thang. Chàng dậm chân trên sàn sân, hai lần sàn sân làm như vỗ cánh, bảy hàng cột nhà chao qua chao lại từ đông sang tây.
+ Chàng nói nói cười cười, tiếng oang oang như sấm gầm sét dậy.
+ Chàng đi hết rừng rậm núi xanh, cỏ tranh xé tay, gai mây đâm chân, không màng ăn uống. Chàng đi, đi mãi,...
=> Hành động dứt khoát, dũng cảm, kiên quyết.
- Lời nói:
+ Tôi đi đây chẳng vì công này, cũng không vì việc nọ. Tôi đến rủ diêng, muốn cùng diêng giáp mặt bàn xem chúng ta đi bắt Nữ Thần Mặt Trời có được hay không?
+ Người dũng tướng chắc chết mười mười vẫn không lùi bước há cũng không vào đó được sao... Diêng không cho tôi đi tôi cũng mặc...
+ Tôi không về. Với cây chà gạc phát rẫy này, tôi đã rạch rừng tôi đi. Tôi đã giết tê giác trong thung, giết cọp beo trên núi, giết kên kên quạ dữ trên ngọn cây, chém ma thiêng ác quỷ trên đường đi. Tôi thương nàng da diết, lòng dạ tôi khôn nguôi, vì vậy tôi đã đến đây với nàng, muốn cùng nàng nên nghĩa vợ chồng, có lấy được nàng tôi mới về.
- Vẻ đẹp tính cách: dũng cảm phi thường, có khát vọng và lí tưởng lớn lao; sự kiên trò và quyết tâm thực hiện hành động; mang ý chí tự do.
=> Ý nghĩa của hình tượng nhân vật: Đăm Săn là nhân vật đại diện cho cộng đồng, là hiện thân cho vẻ đẹp và sức mạnh hình thể, phẩm chất dũng cảm, khát vọng lớn lao chinh phục tự nhiên, mở mang lãnh thổ, ý chí tự do của cộng đồng Ê-đê.
- Bàn về cái chết của Đăm Săn
+ Nhân vật sử thi là nhân vật hành xử theo nguyên tắc danh dự. Đây là đặc điểm thống nhất của nhiều mẫu hình anh hùng sử thi ở nhiều dân tộc trên thế giới. Thế nên hành động quyết tâm đi bắt Nữ Thần Mặt Trời hay quyết tâm trở về sau khi ý nguyện không thành của Đăm Săn cũng thể hiện nguyên tắc danh dự của người anh hùng Ê-đê.
+ Nhân vật sử thi là nhân vật của cộng đồng. Họ là một phần của xóm làng. Dù có chinh phục miền đất mới, phiêu lưu tới những xứ sở xa xôi, thì nơi chốn thực sự của họ bao giờ cũng là quê hương, cộng đồng của mình. Sứ mệnh của Đăm Săn là phục vụ cho cộng đồng của mình. Hành động của Đăm Săn là đại diện cho ý nguyện của cộng đồng. Vì thế, khi chí nguyện không thành, Đăm Săn phải quay trở lại với cộng đồng của mình, dù hành trình đó đầy những thử thách và nguy hiểm: Người anh hùng sử thi cũng đại diện cho ý chí tự do của con người, thậm chí vì ý chí tự do này mà nhân vật có thể chống lại định mệnh. Hành động Đăm Săn bất chấp cảnh báo của Nữ Thần Mặt Trời cũng có thể biểu hiện những nỗ lực chống lại định mệnh để khẳng định ý chí tự do của con người.
b. Nhân vật Nữ Thần Mặt Trời
- Không gian nhà của Nữ Thần:
+ Cầu thang trông như cái cầu vồng. Cối giã gạo bằng vàng, chày cũng bằng vàng. Chày của tù trường giày có này giã gạo trông cứ lấp la lấp lánh.
+ Tòa nhà dài dằng dặc, voi vây chặt sàn sâm, như vò vẽ di chuyển hoa, các xà ngang xà dọc đều thếp vàng. Khắp các nhà giàu có, không thấy đâu có một ngôi nhà như vậy cả.
=> Nữ Thần Mặt Trời là biểu tượng của những vùng đất mới.
- Ngoại hình:
+ Nàng mặc một váy ánh như sét, loáng như chớp. Mái tóc vàng vén bên tai trông thật là đẹp.
+ Trước mặt Đăm Săn là một cô gái có thân hình như cái nụ tai, cổ như cổ công, nàng rõ ràng là con của Thần Đất và Thần Trời.
- Hành động:
+ Nàng đi trông như diều bay ó liệng, như nước lững lờ trôi cũng không bằng.
+ Lỡ chân bước hụt chăng, nàng liền tần ngần đứng lại hay ngồi xuống không một ai giống nàng cả.
=> Nữ Thần Mặt Trời biểu trưng của chế độ mẫu hệ với vẻ đẹp quyền lực và nữ tính.
- Lời nói:
+ Tiếng nàng lanh lảnh, người chưa tới mà tiếng đã vẳng lại.
+ Nếu ta đi thì lợn dưới gà trên, cọp tê giác trâu ngựa sẽ chết hết. Chết cả người Kur, người Lào vì hết đất làm nương. Chết cả người Ê-đê Ê-ga vì không còn nước uống. Chết cả gầm ghì cu xanh vì không còn trái ăn. Nếu ta đi, cây trong rừng sẽ tuyệt diệt, cây trên rú sẽ chết khô, lau lách sẽ ngừng đâm chồi, cỏ cây sẽ tàn lụi, đất đai sẽ nứt nẻ, sông suối sẽ cạn khô.
+ Ta là con của Thần Trời...
=> Nữ Thần Mặt Trời là biểu trưng cho sức mạnh của tự nhiên.
=> Ý nghĩa của hình tượng nhân vật: Nữ Thần Mặt Trời là nhân vật biểu tượng cho chế độ mẫu hệ trong văn hóa của đồng bào Ê-đê; biểu tượng cho những khát vọng, ước mơ chinh phục thiên nhiên của con người.
3. Lời người kể chuyện và lời nhân vật
- Có sự phối hợp khéo léo và hài hoà giữa kể, tả, bình luận, lôi cuốn người đọc bằng lối miêu tả tỉ mỉ, vần điệu nhịp nhàng, giúp người đọc hình dung được một cách cụ thể về nhân vật, bối cảnh.
+ Họ đi suốt tháng, suốt năm, lúc nghe sông nước rì rào, lúc nghe biển cả gào thét, người cưỡi ngựa đực, người cưỡi ngựa cái, ngựa thở hổn ha hổn hển.
+ Ai đi lấy nước cứ đi lấy nước. Ai đánh chiêng cứ đánh chiêng, ai cắm cần cứ cắm cần.
- Thủ pháp khoa trường cường điệu, phép so sánh được sử dụng thường xuyên, giúp hình dung sống động về nhân vật, thể hiện thái độ ngưỡng mộ.
+ Chồm lên hai lần, chàng leo hết cầu thang. Chàng giậm chân trên sàn sân, hai lần sàn sân làm như vỗ cánh, bảy hàng cột nhà chao qua chao lại từ đông sang tây…như sấm gầm sét dậy.
+ Chàng nói nói cười cười, tiếng oang oang như sấm gầm sét dậy…
+ Nàng đi trông như diều bay ó liêng, như nước lững lờ trôi cũng không bằng.
+ Thân hình như cái nụ tai, cổ như cổ công.
- Lời đối thoại thể hiện rõ giọng điệu, cá tính của từng nhân vật, tiêu biểu cho lời kể sử thi và sắc thái riêng của lối kể khan.
- Cách kể chuyện chậm rãi, dừng lại đoạn cao trào, tạo điểm nhấn và sự hồi hộp nơi người đọc.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây