Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Hướng dẫn viết bài văn nghị luận xã hội (Phần 1) SVIP
HƯỚNG DẪN VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
I. Cách viết mở bài
1. Mở bài trực tiếp
– Người viết đi thẳng vào vấn đề nghị luận.
– Ưu điểm: Nhanh gọn, đúng hướng, dễ tiếp nhận.
– Hạn chế: Ít tạo nên dấu ấn riêng, khó đem lại trải nghiệm mới mẻ cho người đọc.
– Ví dụ: Để vượt qua những khó khăn, thử thách của cuộc sống, chúng ta cần phải có sự tự tin.
2. Mở bài gián tiếp
* Cách 1: Sử dụng trích dẫn.
– Có thể dùng câu danh ngôn, lời bài hát.
– Cần ghi nhớ và ghi lại chính xác, áp dụng trích dẫn phù hợp ngữ cảnh.
– Ví dụ: Bàn về sự nỗ lực.
Robin Sharma từng quả quyết: "Đừng sống cùng một năm đến 75 lần và gọi đó là cuộc đời". Thật vậy, sự nỗ lực không ngừng là điều thiết yếu tạo nên giá trị của một con người.
* Cách 2: Đưa ra những liên tưởng, tưởng tượng.
– Sử dụng hình ảnh mang ý nghĩa gần gũi, tương đồng với vấn đề.
– Ví dụ: Bàn về sự thích nghi.
Tắc kè hoa là loài vật có sự biến đổi linh hoạt bậc nhất hành tinh. Chúng có khả năng đảo mắt 360 độ, quan sát bằng 2 hướng độc lập và thay đổi màu cơ thể đến 7 lần tuỳ thuộc vào môi trường hoạt cảnh để lẩn trốn và săn mồi. Loài người chúng ta đã làm gì trước những biến chuyển khôn lường của vũ trụ? Chắc hẳn, một trong những điều cần có đó là sự thích nghi.
* Cách 3: Sử dụng tư duy phản biện.
– Nêu những quan điểm trái ngược, cách nghĩ đa chiều, mới mẻ về vấn đề.
– Ví dụ: Bàn về ý nghĩa của lòng biết ơn.
Trong thế giới cổ tích, để có được kết thúc có hậu, nhân vật thường chờ đợi phép màu từ ông Bụt, bà Tiên. Còn trong thế giới này, phép màu của chúng ta đến từ chính mình, và lòng biết ơn là phép màu kì diệu như thế.
* Cách 4: Sử dụng hình ảnh so sánh, ẩn dụ.
– Ví dụ: Bàn về sự nỗ lực không ngừng.
Chúng ta đều biết hoa hướng dương luôn hướng về phía mặt trời. Con người cũng vậy. Bất kì ai cũng cần nỗ lực không ngừng để vươn lên phía trước.
* Cách 5: Sử dụng số liệu.
– Sử dụng những số liệu mang tính thuyết phục cao.
– Ví dụ: Bàn về sự thay đổi/ thích nghi.
Cứ mỗi giây lại có 3,8 triệu tế bào trong cơ thể con người chết đi để tạo nên một vòng tuần hoàn mới. Mọi vật trong vũ trụ đều liên tục vận hành biến đổi khôn cùng. Để có thể tồn tại và phát triển trong thế giới này, chúng ta chắc chắn cần phải có sự thay đổi không ngừng.
* Cách 6: Sử dụng lập luận.
– Sử dụng lí lẽ, lập luận thuyết phục của chính người viết.
– Ví dụ: Bàn về sự thất bại.
Vạn vật đều có vết nứt, nơi đó ánh sáng rọi chiếu vào. Đôi khi những thất bại lại là cơ hội tuyệt vời để ta đón nhận những giá trị đẹp đẽ, mới mẻ cho mình.
* Cách 7: Sử dụng thuật ngữ.
– Sử dụng các thuật ngữ có sức thuyết phục, độ xác thực cao, mang lại sự tin cậy, độ chuyên nghiệp.
– Ví dụ: Bàn về sự cần thiết của việc nhìn nhận những điều không hoàn hảo.
Các nhà phân tâm học đã đưa ra một hội chứng có tên Quasimodo, đó là sự ám ảnh tột độ về những khiếm khuyết trên cơ thể. Thực chất, mỗi con người chúng ta không ai là hoàn hảo cả, vạn vật bất toàn, ai cũng có những "vết nứt" của riêng mình. Quan trọng là chúng ta nhìn nhận như thế nào với nó. Bạn sẽ mắc kẹt trong thế giới mặc cảm hay sẽ toả sáng để lấp đầy "vết nứt" kia?
* Cách 8: Sử dụng câu chuyện
– Đưa câu chuyện vào mở bài một cách khéo léo để phần dẫn dắt tự nhiên, lôi cuốn.
– Ví dụ: Bàn về sự cần thiết của việc nhìn nhận những điều không hoàn hảo.
Có một câu chuyện kể về hành trình của 3/4 hình tròn, vì nó khiếm khuyết nên đôi khi nó va vào đá, kẹt trong hố nhưng trên hành trình ấy, nó được dừng lại hít hà cỏ cây, được làm đầy lên bằng cuộc sống muôn màu. Vạn vật bất toàn, con người chúng ta chẳng ai hoàn hảo cả nhưng đó mới là giá trị của cõi nhân sinh.
* Lưu ý: Dù sử dụng cách mở bài nào, người viết cũng cần nêu được vấn đề nghị luận.
II. Cách viết thân bài
1. Phần giải thích
– Một số cách giải thích dễ áp dụng:
+ Sử dụng từ đồng nghĩa, gần nghĩa với vấn đề nghị luận. Ví dụ: Trân trọng cuộc sống là yêu mến, nâng niu những gì mình đang có.
+ Sử dụng từ trái nghĩa với vấn đề nghị luận. Ví dụ: Sống tự lập là khi bạn không phụ thuộc hay dựa dẫm vào người khác.
+ Liệt kê các biểu hiện của vấn đề nghị luận. Ví dụ: Hạnh phúc là cảm giác vui vẻ, mãn nguyện khi ta được thỏa mãn một nhu cầu nào đó.
* Lưu ý: Chỉ giải thích những từ/ cụm từ chưa rõ nghĩa, những vấn đề chưa xác định.
2. Phần phân tích, bình luận
– Xác định đúng dạng câu hỏi để có hướng làm bài phù hợp.
– Tìm luận điểm, lí lẽ, bằng chứng xác đáng.
a. Dạng 1: Giải pháp
– Với cá nhân:
+ Về thể chất: Vận động, luyện tập thể dục thể thao để cải thiện sức khỏe, vóc dáng, tạo ra nguồn năng lượng tích cực....
+ Về tâm lí: Hiểu được việc đối mặt với khó khăn hay thử thách là điều đương nhiên; giữ cho mình tâm lí bình tĩnh, tự tin, kiên định, lạc quan,...
+ Về kiến thức: Không ngừng học hỏi, trau dồi thêm kiến thức để trang bị cho mình hành trang sống, có đủ sức mạnh để đương đầu khó khăn, thử thách,...
+ Về kĩ năng: Luyện tập thường xuyên để vận dụng nhuần nhuyễn, thành thạo hơn, dám bước ra khỏi vùng an toàn của chính mình, dám dấn thân và trải nghiệm để trở nên cứng cáp, bản lĩnh hơn,...
+ Về mối quan hệ xã hội: Thân thiện, cởi mở hơn, kết nối nhiều hơn,...
+ Về hành động: Có hành động cụ thể như viết nhật kí, lập bảng kế hoạch,...
– Với cộng đồng và xã hội:
+ Tuyên truyền, phổ biến thông tin cần thiết, hữu ích để nâng cao nhận thức, hiểu biết của mỗi cá nhân.
+ Vận động, khích lệ những điều tốt, đẩy lùi, bài trừ cái xấu.
+ Cần đưa ra những biện pháp xử lí mạnh, nghiêm minh đối với những trường hợp vi phạm.
b. Dạng 2: Ý nghĩa
– Với cá nhân:
+ Về tâm lí: Mang đến sự nhẹ nhõm, vui tươi, hạnh phúc,...
+ Về sức khỏe: Có năng lượng và sức mạnh vượt qua khó khăn thử thách; cải thiện, nâng cao sức khỏe,...
+ Về mối quan hệ xã hội: Được người khác yêu quý, kính trọng; giúp gắn kết mối quan hệ xã hội,...
+ Về công việc: Giúp công việc suôn sẻ, thuận lợi, thành công,...
+ Về đời sống: Làm cho cuộc sống ý nghĩa hơn,...
+ Về kiến thức: Thêm những bài học sâu sắc, ý nghĩa; nâng cao hiểu biết cũng như giá trị bản thân,...
+ Về phẩm chất: Hoàn thiện nhân cách, giúp chúng ta trở nên mạnh mẽ, bản lĩnh, kiên cường, tự tin,...
– Với cộng đồng và xã hội:
+ Lan tỏa những giá trị và năng lượng tích cực.
+ Thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
+ Làm cho xã hội trở nên văn minh, nhân ái.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây