Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 0 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Hình bình hành SVIP
Nội dung này do giáo viên tự biên soạn.
I. NHẬN BIẾT HÌNH BÌNH HÀNH
Hình bình hành ABCD có:
- Hai cạnh đối AB và CD, BC và AD song song với nhau;
- Hai cạnh đối bằng nhau: \(AB=CD\); \(BC=AD\);
- Hai góc ở các đỉnh A và C bằng nhau; hai góc ở các đỉnh B và D bằng nhau.
II. VẼ HÌNH BÌNH HÀNH
Cho trước hai đoạn thẳng AB, AD như hình vẽ. Vẽ hình bình hành ABCD nhận hai đoạn thẳng AB, AD làm cạnh.
Ta có thể vẽ hình bình hành ABCD bằng thước và compa như sau:
Bước 1. Lấy B làm tâm, dùng compa vẽ một phần đường tòn có bán kính AD. Lấy D làm tâm, dùng compa vẽ một phần đường tròn có bán kính AB. Gọi C là giao điểm của hai phần đường tròn này
Bước 2. Dùng thước vẽ các đoạn thẳng BC và CD.
III. CHU VI VÀ DIỆN TÍCH CỦA HÌNH BÌNH HÀNH
Với hình bình hành có độ dài hai cạnh là \(a\) và \(b\), độ dài đường cao ứng với cạnh \(a\) là \(h\), ta có:
- Chu vi của hình bình hành là \(C=2\left(a+b\right)\);
- Diện tích của hình bình hành là \(S=a.h\).
Ví dụ: Hình bình hành ABCD có chu vi là 20 cm, biết độ dài cạnh AB là 4 cm. Hãy tìm độ dài cạnh BC của hình bình hành đó.
Giải
Tổng độ dài hai cạnh AB và BC là: \(20:2=10\) (cm).
Độ dài cạnh BC là: \(10-4=6\) (cm).
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây