Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Hệ hô hấp ở người SVIP
I. Cấu tạo và chức năng của hệ hô hấp
Hệ hô hấp gồm đường dẫn khí và phổi. Các cơ quan trong hệ hô hấp hoạt động phối hợp nhịp nhàng với nhau thực hiện chức năng trao đổi khí.
Quá trình hít vào đưa không khí giàu O2 đi qua đường dẫn khí vào phổi, thực hiện trao đổi khí tại phế nang: O2 từ phế nang đi vào mao mạch phổi và CO2 từ mao mạch phổi đi ra phế nang.
Hệ tuần hoàn giúp vận chuyển O2 từ phế nang đến tế bào và CO2 từ tế bào ra phế nang. Quá trình thở ra đưa không khí giàu CO2 từ phổi qua đường dẫn khí ra ngoài môi trường.
II. Bảo vệ hệ hô hấp
Một số bệnh về hô hấp thường gặp là viêm đường hô hấp (viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản), viêm phổi, hen suyễn, cúm, hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng (SARS, MERS, COVID - 19,...).
Các biện pháp phòng bệnh hô hấp:
|
|
|
|
|
|
Ô nhiễm không khí gây ra các bệnh về phổi và đường hô hấp do bụi mịn và các hóa chất gây kích ứng hệ hô hấp, làm tê liệt lớp lông rung trong đường dẫn khí, cản trở hồng cầu vận chuyển O2, từ đó gây tổn thương hệ hô hấp, suy giảm chức năng phổi. Do đó, để bảo vệ hệ hô hấp, chúng ta cần vệ sinh nơi ở sạch sẽ, xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp.
Khói thuốc lá chứa hàng ngàn hóa chất độc hại, chất gây nghiện (nicotine), chất gây ung thư, khí CO và các loại khí độc khác làm giảm khả năng vận chuyển O2 của máu nên dẫn đến phá hủy hệ hô hấp, gây hen suyễn, ung thư phổi, ung thư thanh quản, phổi tắc nghẽn mạn tính,... Khói thuốc lá gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe không chỉ của người hút thuốc lá mà còn của người không hút thuốc nhưng tiếp xúc với khói thuốc. Cần tăng cường cảnh báo về tác hại của thuốc lá và có những chính sách kinh tế, pháp luật phù hợp về việc sản xuất và kinh doanh thuốc lá.
III. Thực hành hô hấp nhân tạo
1. Cơ sở lí thuyết
Hô hấp nhân tạo được sử dụng để cấp cứu người bị đuối nước, ngạt, điện giật,... dẫn đến ngừng thở, ngừng tim. Hô hấp nhân tạo giúp lưu thông không khí và lưu thông máu.
2. Các bước tiến hành
Cần loại bỏ nguyên nhân gây gián đoạn hô hấp, gọi ngay cấp cứu (số máy 115) và tiến hành hô hấp nhân tạo cho nạn nhân càng nhanh càng tốt theo các bước sau:
- Bước 1: Đặt nạn nhân nằm ngửa trên nền phẳng, cứng; lau đờm rãi, lấy hết dị vật trong mũi, miệng; nới rộng quần áo.
- Bước 2: Tiến hành ép tim và thổi ngạt trong 2 phút theo chu kì 30 lần ép tim thì thổi ngạt 2 lần liên tiếp. Các thao tác cần liên tục, dứt khoát, nhịp nhàng.
- Kĩ thuật ép tim: Hai bàn tay người cấp cứu chồng lên nhau, đặt ở vị trí 1/2 phía dưới của xương ức, khuỷu tay để thẳng, vuông góc với ngực nạn nhân. Ấn mạnh cho lồng ngực lún xuống 3 - 5 cm, thực hiện với tốc độ 100 - 120 lần/phút.
- Kĩ thuật thổi ngạt:
- Một tay giữ trán, một tay nâng cằm nạn nhân cho đầu ngửa tối đa.
- Bóp mũi nạn nhân và đẩy hàm để miệng nạn nhân mở ra. Hít một hơi dài, áp khít miệng vào miệng nạn nhân, thổi mạnh đến khi ngực phồng lên với tốc độ 15 - 18 lần/phút.
- Bước 3: Đánh giá xem nạn nhân có thở lại được không bằng cách quan sát màu sắc môi, kiểm tra mạch tại cổ,... trong thời gian không quá 10 giây. Nếu chưa thấy dấu hiệu thở lại, tiếp tục thực hiện bước 2. Nếu nạn nhân có thể thở được, đặt nạn nhân nằm nghiêng, giữ ấm và đưa đến cơ sở y tế gần nhất.
3. Đánh giá kết quả và câu hỏi
- Nhận xét việc thực hiện các thao tác của em trong mỗi bước thực hành hô hấp nhân tạo.
- Tại sao cần thực hiện hô hấp nhân tạo cho bệnh nhân càng sớm càng tốt (thường trong 1 - 4 phút đầu tiên từ khi nạn nhân bị đuối nước)?
- Tại sao vị trí đặt tay khi ép tim là 1/2 phía dưới của xương ức?
- Tại sao khi thổi ngạt cần nâng cằm và bóp mũi của nạn nhân?
1. Hệ hô hấp thực hiện quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường.
2. Hệ hô hấp gồm đường dẫn khí và phổi. Các cơ quan trong hệ hô hấp hoạt động phối hợp nhịp nhàng với nhau thực hiện chức năng trao đổi khí.
3. Virus, vi khuẩn, ô nhiễm không khí, khói thuốc lá có thể gây ra một số bệnh về phổi và đường hô hấp.
4. Giảm tiếp xúc với tác nhân gây bệnh, thực hiện các biện pháp phòng tránh lây lan bệnh hô hấp truyền nhiễm, tiêm vaccine phòng bệnh, giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh nơi ở sạch sẽ, giữ gìn môi trường sống trong lành, chế độ dinh dưỡng khoa học, nghỉ ngơi điều độ, tập thể dục, thể thao thường xuyên giúp phòng các bệnh về phổi và đường hô hấp.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây