Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Hàm số mũ - Hàm số lôgarit SVIP
1, Hàm số mũ $y=a^x$
⚡️Tập xác định: $D = \mathbb{R}$.
⚡️Tập giá trị: $T=(0; + \infty)$.
⚡️Sự biến thiên:
Nếu $a>1$ thì hàm số $y=a^x$ đồng biến thì $a^{f(x)} > a^{g(x)} \Leftrightarrow f(x) > g(x)$.
Nếu $0<a<1$ thì hàm số $y=a^x$ nghịch biến thì $a^{f(x)} >a^{g(x)} \Leftrightarrow f(x) < g(x)$.
⚡️Đồ thị hàm số
|
|
Nhận xét:
Đồ thị đi qua điểm $(0;1)$.
Đồ thị luôn nằm ở phía trên trục hoành.
2, Hàm số lôgarit $y= \log_a x$
⚡️Tập xác định: $D =(0; + \infty)$.
⚡️Tập giá trị: $T=\mathbb{R}$.
⚡️Sự biến thiên:
Nếu $a>1$ thì hàm số $y= \log_a x$ đồng biến trên $D$ thì $ \log_a {f(x)} > \log_a {g(x)} \Leftrightarrow f(x) > g(x)$.
Nếu $0<a<1$ thì hàm số $y= \log_a x$ nghịch biến trên $D$ thì $ \log_a {f(x)} > \log_a {g(x)} \Leftrightarrow f(x) > g(x)$.
⚡️Đồ thị hàm số:
|
|
Nhận xét:
Đồ thị đi qua điểm $(1;0)$.
Đồ thị liên tục trên $(0; +\infty)$.
Đồ thị luôn nằm ở bên phải trục tung.
Chú ý: Đồ thị hàm số $y=a^x$ đối xứng $y = \log_a x$ qua $y=x$ (đường phân giác góc phần tư thứ nhất).
Dạng 1. Tập xác định của hàm số
Phương pháp
Xét $a \ge 1$:
⚡️Hàm số $y=a^{f(x)}$ xác định $ \Leftrightarrow f(x)$ xác định.
⚡️Hàm số $y= \log_a {f(x)}$ xác định $ \Leftrightarrow f(x) > 0$.
Chú ý:
⚡️Dấu của tam thức bậc hai $f(x)=ax^2+bx+c (a \ne 0)$:
Nếu $\Delta < 0$ thì $f(x)$ cùng dấu với hệ số $a$ với mọi $x \in \mathbb{R}$.
Nếu $\Delta=0$ thì $f(x)$ cùng dấu với hệ số $a$ với mọi $x \ne \dfrac{-b}{2a}$ và $f \Big( \dfrac{-b}{2a} \Big) = 0$.
Nếu $\Delta>0$ thì $f(x)$ có hai nghiệm phân biệt $x_1$ và $x_2$ $(x_1 < x_2)$. Khi đó $f(x)$ cùng dấu với hệ số $a$ với mọi $x \in (-\infty; x_1) \cup (x_2; +\infty)$; $f(x)$ trái dấu với hệ số $a$ với mọi $x \in (x_1; x_2)$.
Ví dụ 1. Tìm tập xác định của hàm số $y= \log_2 {(2x-3)}$.
Lời giải
Điều kiện: $2x-3 >0 \Leftrightarrow x > \dfrac{3}{2}$.
Vậy tập xác định là $D=\Big( \dfrac{3}{2}; +\infty \Big)$.
Ví dụ 2. Tìm tập xác định của hàm số $y= \log_2 {(x^2-9)}$.
Lời giải
Điều kiện: $x^2-9 >0 \Leftrightarrow$ $\left[ \begin{aligned} & x>3 \\ & x<-3 \\ \end{aligned}\right.$
Vậy tập xác định là $D=(-\infty;-3) \cup (3; +\infty)$.
Ví dụ 3. Tìm tập xác định của hàm số $y=7^{ \sqrt{x-3}}$.
Lời giải
Điều kiện: $x-3 \ge 0 \Leftrightarrow x \ge 3$.
Vậy tập xác định là $D=[3; +\infty)$.
Dạng 2. Sự biến thiên của hàm số
Phương pháp
Xét $0 < a \ne 1$ Hàm số mũ $y=a^x$
Hàm số $y = \log_ax$
Sự biến thiên ⚡️ $a>1 \to$ hàm số đồng biến.
⚡️ $0<a<1 \to$ hàm số nghịch biến.
⚡️ $a>1 \to$ hàm số đồng biến.
⚡️ $0<a<1 \to$ hàm số nghịch biến.
Ví dụ 4. Xét sự biến thiên của các hàm số sau:
a) $y= \log_{4- \sqrt{3}} x$.
b) $y= \log_{1- \sqrt{\frac{2 \, 018}{2 \, 019}}} x$.
Lời giải
a) TXĐ: $D=(0; +\infty)$
$4- \sqrt{3} > 1 \to$ hàm số $y= \log_{4- \sqrt{3}} x$ đồng biến trên $(0; +\infty)$.
b) TXĐ: $D=(0; +\infty)$
$0< 1- \sqrt{\dfrac{2 \, 018}{2 \, 019}} < 1 \to$ hàm số $y= \log_{1- \sqrt{\frac{2 \, 018}{2 \, 019}}} x$ nghịch biến trên $(0; +\infty)$.
Ví dụ 5. Xét sự biến thiên của các hàm số sau:
a) $y= \Big( \dfrac{1}{2} \Big)^x$.
b) $y=( \pi - \sqrt{2})^x$.
Lời giải
a) TXĐ: $D= \mathbb{R}$
$0 < \dfrac{1}{2} < 1 \to$ hàm số $y= \Big( \dfrac{1}{2} \Big)^x$ nghịch biến trên $\mathbb{R}$.
b) TXĐ: $D= \mathbb{R}$
$\pi - \sqrt{2} > 1 \to$ hàm số $y=( \pi - \sqrt{2})^x$ đồng biến trên $\mathbb{R}$.
Dạng 3. Đồ thị hàm số
Phương pháp
Xét $0 < a \ne 1$ Hàm số mũ $y=a^x$
Hàm số $y = \log_ax$
Đồ thị
Nhận xét Nằm bên trên $Ox$.
Luôn đi qua điểm $(0;1)$.
Nằm bên phải $Oy$.
Luôn đi qua điểm $(1;0)$.
Đồ thị hàm số $y=a^x$ đối xứng $y = \log_a x$ qua $y=x$ (đường phân giác góc phần tư thứ nhất).
Ví dụ 6. Cho các hàm số $y=a^x, y=b^x, y=c^x$ lần lượt có đồ thị như hình vẽ bên dưới. Hãy so sánh $a,b,c$.
Lời giải
Ta thấy $y=b^x$ là hàm số mũ nghịch biến nên $0<b<1 (1)$.
Tương tự, ta có: $y=a^x,y=c^x$ là hàm số mũ đồng biến nên $a,c>1$.
Kẻ đường thẳng $x=1$ cắt đồ thị hàm số $y=a^x,y=c^x$ tại hai điểm $(1;a)$ và $(1;c)$.
Từ đồ thị, ta thấy $c>a>1 (2) $
Từ $(1)$ và $(2)$ suy ra $c>a>b$.
Ví dụ 7. Cho ba số thực dương $a, \, b, \, c$ khác $1$. Đồ thị các hàm số $y= \log_a x, \, y= \log_b x, \, y= \log_c x$ được cho trong hình vẽ dưới đây. So sánh các số $a, \, b, \, c$.
Lời giải
Dựa vào đồ thị, ta thấy hàm số $y= \log_b x$ nghịch biến trên $(0; +\infty) \Rightarrow 0<b<1. (1)$
Mặt khác, hàm số $y= \log_a x, \, y= \log_c x$ đồng biến trên $(0; +\infty) \Rightarrow a,c>1$.
Kẻ đường thẳng $y=1$ cắt đồ thị hàm số $y=a^x,y=c^x$ tại hai điểm $(a;1)$ và $(c;1)$.
Từ đồ thị, ta thấy $a>c>1. (2) $
Từ $(1)$ và $(2)$ suy ra $a>c>b$.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây